Các kích thước thông thủy Tốt – Xấu phải biết trong xây dựng nhà ở?

Thông thủy là gì? câu hỏi thường gặp khi gia chủ bắt đầu xây cất nhà cửa. Theo kinh nghiệm ngàn đời, các số đo xây dựng phải lựa chọn theo kích thước thông thủy đẹp, với mong muốn đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

1. Kích thước thông thủy là gì?

Thông thủy là một thuật ngữ sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Nó còn được gọi bằng cái tên khác như “lọt gió” hay “lọt sáng”. Theo phiên âm Hán Việt, thông thủy dịch ra nghĩa là dòng nước có thể chảy qua mà không bị vướng bởi bất kỳ vật nào. Kích thước thông thủy được tính bằng khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện của không gian công trình.

Ví dụ thực tế, chiều cao thông thủy của một căn phòng được tính là khoảng cách giữa mặt sàn với trần nhà. Trường hợp nếu nhìn thấy dầm nhà thì chiều cao thông thủy chỉ được tính từ khoảng cách giữa mặt sàn đến dầm. Tương tự, chiều rộng thông thủy của một căn phòng là khoản cách giữa 2 bờ tường đối diện. Nếu có cột thì phải tính từ cột đến tường hoặc cột đối diện.

2. Nguồn gốc và cơ sở khoa học của kích thước thông thủy là gì?

Nguồn gốc chính xác của khái niệm thông thủy là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng kích thước thông thủy được xây dựng dựa trên Ngũ Hành, Bát Quái. Điểm trùng hợp là các kích thước thông thủy thường là những con số vàng về chiều rộng, chiều cao và tỉ lệ rộng x cao. Ngạc nhiên hơn là kích thước thông thủy còn xuất hiện ở cả những lâu đài cổ châu Âu.

3. Thước Lỗ Ban đo kích thước thông thủy

Kích thước xây dựng chia làm 3 loại: Dương Trạch, Âm Trạch và Thông thủy. Trong đó, Dương Trạch là giường ngủ, bậc thang, bếp …, Âm Trạch là bàn thờ, mồ mả tổ tiên. Còn Thông thủy là kích thước lọt sáng của cửa đi, cửa sổ, căn phòng.

Theo quan niệm người Việt, gia chủ muốn đón may mắn, tài lộc thì số đo Dương Trạch, Âm Trạch và Thông thủy phải nằm trong cung Tốt. Ngược lại, gia chủ nên tránh các số đo nằm trong cung Xấu. Để đo kích thước thông thủy ta phải dùng một loại thước đặc biệt, được gọi là thước Lỗ Ban. Trên thước Lỗ Ban có các cung Tốt – cung Xấu để gia chủ đối chiếu.

Thước Lỗ Ban được đặt theo tên một kiến trúc sư vĩ đại thời Xuân Thu của Trung Hoa. Ông được coi là ông tổ của nghề mộc khi phát minh ra các dụng cụ nội thất như đục, cửa … và tiêu biểu là thước Lỗ Ban để đo kích thước thông thủy. Di sản của ông để lại là rất nhiều các công trình, lăng tẩm ở các nước Á Đông có chung kích thước thông thủy tiêu chuẩn.

Có mấy loại thước Lỗ Ban.

Không chỉ dùng để đo kích thước thông thủy cửa đi, chiều cao thông thủy căn hộ … Thước Lỗ Ban còn có 2 loại khác riêng biệt để đo khối xây dựng Dương trạch hay Âm trạch. Cụ thể:

–  Thước Lỗ Ban 52.2 cm để đo Dương Trạch thông thủy: cửa đi, cửa sổ …
–  Thước Lỗ Ban 42.9 cm để đo Dương Trạch khoảng đặc: bậc thang, bệ bếp …
–  Thước Lỗ Ban 38.8 cm để đo Âm Phần như phần mộ, bàn thờ …

kich-thuoc-thong-thuy

Kích thước thông thủy đẹp trên thước Lỗ Ban

Ngoài các số đo như thước thông thường, trên thước Lỗ Ban còn cho biết các cung lớn và cung nhỏ tương ứng trên mỗi số đo. Các cung tốt – cung xấu được ký hiệu bằng 2 màu đối lập là đỏ – đen.

4. Cách tự xem kích thước thông thủy tốt – xấu cho người mới.

Tùy vào khối xây dựng là Dương Trạch thông thủy, Dương Trạch đặc hay Âm Phần mà gia chủ lựa chọn loại thước Lỗ Ban 52.2 cm, 42.9 cm hay 38.8 cm. Để đo kích thước thông thủy, gia chủ sử dụng thước Lỗ Ban 52.2 cm. Trên thước Lỗ Ban 52.2 cm có chu kỳ 8 cung lớn dài 52.2 cm, bao gồm: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng. Mỗi cung lớn sẽ bao gồm 5 cung nhỏ bên trong.

Các cung lớn – nhỏ được coi là tốt có ký hiệu màu đỏ và xấu có ký hiệu màu đen. Nếu gia chủ là người mới, chỉ cần lựa chọn số đo nằm trên 4 cung tốt – màu đỏ là Quý Nhân, Thiên Tài, Nhân Lộc, Tể Tướng và tránh 4 cung xấu – màu đen là Hiểm Họa, Thiên Tai, Cô Độc, Thiên Tặc.

5. Diện tích thông thủy là gì và cách tính

Diện tích thông thủy trong xây dựng được hiểu là phần diện tích sử dụng, trong đó, phần diện tích sử dụng sẽ được tính bằng tổng diện tích trên mặt bằng của công trình, sau đó trừ đi bề dày của tường, vách, của cột và trừ đi cả độ dày của lớp trát nhưng không trừ đi bề dày của lớp gạch được sử dụng ốp tường hoặc ốp chân tường.

Trong xây dựng, diện tích thông thủy có cách tính như sau:

cach-tinh-dien-tich-thong-thuy

Đây à khoảng diện tích được sử dụng để tính toán kính thước sử dụng của công trình đó ( thường áp dụng với nhà ở dân dụng, chung cư ) bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong của ngôi nhà và diện tích ban công, lô gia ( nếu có) được gắn liền với ngôi nhà đó. Diện tích thông thủy sẽ không được tính khu vực tường bao ngoài nhà, không tính diện tích sàn có cột, và không tính khu vực hộp kĩ thuật nếu nằm trong ngôi nhà. Khi tính diện tích ban công thì chỉ tính toán toàn bộ diện tích sàn sử dụng của ban công. Nếu ban công có phần diện tích tường chung thì cần tính từ mép trong của tường chung.

Tại sao cần xác định diện tích thông thủy trong xây dựng?

Diện tích thông thủy được sử dụng là một trong những khái niệm rất phổ biến trong thiết kế và thi công các công trình hiện nay. Người ta xác định diện tích thông thủy như một cách để chắc chắn rằng diện tích sử dụng thực tế của công trình là bao nhiêu so với diện tích tổng của toàn bộ ngôi nhà, hay căn hộ chung cư đó. Diện tích thông thủy và diện tích bao ngoài của toàn bộ ngôi nhà càng sát nhau thì người dùng sẽ tận dụng được tối đa không gian sử dụng hơn cả. Đương nhiên, tùy thuộc vào thiết kế, cũng như kiến trúc, thi công, kết cấu của mỗi công trình khác nhau mà diện tích thông thủy cũng sẽ khác nhau. Người ta sử dụng diện tích thông thủy như một cách để hiểu về diện tích sử dụng của tổng thể công trình. Giúp hình dung được rõ ràng về diện tích, độ lớn, rộng, hẹp của công trình đó.

6. Chiều cao thông thủy là gì?

Chiều cao thông thủy của nhà ở dân dụng được hiểu là chiều cao, kích thước tính từ mặt dưới của trần hay kết cấu chịu lực (dầm) xuống mặt sàn của công trình đó. Thông thường, chiều cao thông thủy cho phép trong các thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự từ khoảng 3- 3.6m ( Đối với phương án trần là trần bê tông). Còn đối với những phương án nhà mà trần bê tông có dầm ngang đi qua thì chiều cao thông thủy sẽ được tính thấp hơn bởi vị trí của dầm ngang được hạ xuống ở những vị trí tại những góc giao giữa khu vực tường và trần nhà.

7. Kích thước thông thủy cửa

Kích thước thông thủy cửa không quyết định kết cấu chung của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tài, may mắn cũng như sức khỏe của gia chủ. Vậy cửa nhà nên rộng bao nhiêu? Kích thước cửa chính, cửa phụ ra sao? Bảng kích thước phong thủy dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu lời chuẩn xác:

kich-thuoc-thong-thuy

Kiến Phú Mỹ hy vọng sau khi tham khảo nội dung trên, gia chủ có thể hiểu được thông thủy là gì và cách lựa chọn kích thước thông thủy đẹp cho công trình nhà mình.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-bep-anhien-dai
cau-thang-nha-ong-4m2
tuong-chiu-luc