Nhật ký thi công biệt thự 2 tầng tân cổ 100m2 tại Thái Bình
Thi công biệt thự là một quá trình đòi hỏi nhiều yêu cầu gắt để mang đến một công trình hoàn hảo, đáp ứng tính thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng của chủ nhà. Những ngôi biệt thự sang trọng, chỉn chu mang đến không gian sống ấn tượng cho gia đình bạn. Cùng theo chân KTS và kỹ sư KPM khảo sát công trình biệt thự 2 tầng đẹp bắt đầu ép cọc, thi công móng tại Vũ Thư – Thái Bình nhé!
Thi công ép cọc nhà biệt thự 2 tầng đẹp
Thi công ép cọc bê là hạng mục cần thi công đầu tiên của một dự án. Vì vậy, các nhà thầu và đơn vị thi công cần chuẩn bị thật kỹ để tránh các sai sót gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Bước đầu tiên trong quy trình thi công ép cọc bê tông chính là chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc. Các bước chuẩn bị cơ bản bao gồm:
- Chuẩn bị đường công vụ và mặt bằng bằng phẳng, giúp quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng trước khi tập kết cọc và chuẩn bị máy ép vào mặt bằng thi công
- Bố trí mặt bằng bao gồm bãi tập kết cọc và tạo mặt bằng thuận lợi cho quá trình máy ép cọc di chuyển thuận lợi và thi công ép cọc, lán trại tạm hay vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc.
- Đơn vị thi công tiến hành đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng để có mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông, sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy.
- Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên, đơn vị thi công cần đổ dày lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt bằng.
Thi công ép cọc nhà biệt thự cần tiến hành ép thử tim cọc để biết địa chất thực tế, sau đó trao đổi với kỹ sư KPM rồi đưa ra tổ hợp cọc cho hợp lý, rồi mới tiến hành vận chuyển cọc còn lại đến công trình.
Độ dài cọc bê tông bán sẵn hiện nay thường có chiều dài là: 3, 4, 5, 6m. Mác bê tông cọc M200 và thép chủ 4d14. Do đó, cần tính toán sao cho lượng cọc được tiết kiệm nhất, tránh phải phá đầu cọc nhiều gây lãng phí cọc và tốn nhiều nhân công khi tổ hợp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý độ ngàm cọc vào đài thường là 10cm – 15cm nên đỉnh cọc ép thường dương lên 40cm – 50cm để khi đập đầu cọc có đủ chiều dài thép cọc để ngàm vào đài theo tiêu chuẩn.
Giám sát thi công móng biệt thự tân cổ 2 tầng đẹp
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà, là phần quyết định cho sự kiên cố, bền vững. Chú trọng vào từng chi tiết nhỏ khi làm móng sẽ giúp bảo đảm được chất lượng của công trình.
Vị trí các cọc phải tuân thủ theo bản vẽ để tránh những sai sót không mong muốn. Khoảng cách giữa cọc với móng nhà bên cạnh là 40-50cm.
Tải trọng của mỗi ngôi nhà là khác nhau nên độ sâu của cọc cũng khác nhau. Độ sâu của cọc phải làm giống với bản thiết kế, nếu không có bản vẽ thì lưu ý số liệu trên máy đóng cọc.
Đài móng là bộ phận liên kết các cọc với nhau có tác dụng phân bổ lực đồng đều giúp đảm bảo cân bằng cho móng. Đài móng và đài cọc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Dưới đây là quy trình thi công đài móng:
- Buộc cốt thép thành khung thép theo thiết kế (giữ khoảng cách đúng với thiết kế)
- Đặt cốt thép vào đúng vị trí móng, chú ý phần định tim móng
- Dùng cây chống để cố định thép chờ
- Giám sát và kiểm tra sau khi thực hiện
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế chúng ta có thể xác định được các đường tim ngang, dọc của ngôi nhà. Có thể chọn mốc bằng cách kéo dài các đường tim về phía ngôi nhà. Thông thường mốc thường được làm bằng cọc bê tông hoặc thép.
Cần có sự xác nhận của chủ đầu tư, bên thiết kế, kỹ sư chỉ huy thi công sau khi định vị giác móng.
Bước lấy góc rất quan trọng nên chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dẫn đến hậu quả lớn làm ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc ngôi nhà. Đây là hạng mục được quan tâm hơn cả trong xây dựng. Để tránh những hệ quả đi theo ngôi nhà trong suốt những năm tháng tiếp theo, bạn nên thực hiện bước này thật cẩn thận, chính xác.
Dầm móng hay giằng móng là một phần quan trọng cấu tạo nên móng nhà, có nhiệm vụ liên kết giữa các đài móng theo chiều ngang hoặc chiều dọc của ngôi nhà. Một số vai trò của dầm móng đối với ngôi nhà như sau:
- Tăng độ cứng, giảm lực tác động từ bên ngoài lên nền móng
- Giúp phân bố tải trọng đều
- Chống xoay hoặc lệch các điểm nút chân cột
- Liên kết với nền móng để tạo thành một khung thống nhất, đảm bảo độ vững chắc cho ngôi nhà
Để đảm bảo cho chất lượng tuyệt đối của ngôi nhà, việc bố trí thép cột cần được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Lực cắt trong cột nhà thường nhỏ hơn khả năng chịu cắt của bê tông, cột nhà cần được bố trí hợp lý, khả năng chịu lực xoắn cần phải cao. Chính vì vậy, phần momen xoắn phải tương thích.
- Phần cột chịu nén sẽ lệch đi tâm xiên nên cần chú ý đến những nguy hiểm theo momen lớn nhất.
- Lực dọc trong cột nhà có sự thay đổi không lớn, trong khi momen lại uống lớn nên dễ xảy ra biến động ở 2 cột đầu. Chính vì vậy cần phải có sự tính toán chính xác ở cả 2 phần tiết diện để đảm bảo an toàn.
- Đối với nhà cao tầng hoặc những công trình có quy mô lớn cần chú ý tới 2 đầu mỗi đoạn cột, bố trí đai dày để tăng khả năng chịu lực, tính đàn hồi cho cột chống lại được những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như mưa bão, động đất.
- Chiều dài của thép cột nên được bố trí bằng giá trị cao nhất giữa chiều cao của tiết diện cột và bằng 1/6 lần chiều cao của cột nhà.
Đan sắt thép sàn tầng biệt thự 2 tầng mái thái đẹp
Trong công trình xây dựng việc bố trí thép sàn như thế nào là rất quan trọng bởi vì trong kết cấu xây dựng nhà ở thì sàn thép chính là kết cấu chịu tải trọng trực tiếp trong quá trình sử dụng. Trong đó, sàn sẽ được hệ thống dầm đỡ, bên cạnh đó dầm sẽ liên quan đến cột và móng. Vì vậy, cách thi công thép sàn cũng như cách bố trí thép sàn như thế nào là rất quan trọng.
Đầu tiên chúng ta cần bô thép ở dưới trước và bô theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc dải thép, thì bạn cần phải đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu mực, dấu bút xóa để dễ dàng định vị vị trí.
Sau khi xong ta sẽ bắt đầu bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định
Khi đã bô thép gối xong thì bạn cần phải có thép cấu tạo để giữ khung. Thường sử dụng Ø8 A200 hoặc A300 đều được. Cần sử dụng các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1 2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm
Ở vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có, không được bỏ). Ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.
Đối với các thép mũ nên sử dụng Ø10 trở lên, không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì khi đổ bê tông vật liệu và người dẫm lên sẽ làm mất chiều cao làm việc của thép gối (sẽ bị lún xuống).
Hoàn thiện xây tường tầng 2 biệt thự đẹp
Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng tường gạch phổ biến và thông dụng sẽ được áp dụng theo kích thước sau:
+ Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch, yêu cầu độ dày 105mm gồm cả lớp vữa trát 2 bên là 130 – 140mm. Tường hay còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.
+ Tường 2 gạch có độ dày khoảng 220mm, bao gồm cả vữa trát là 25cm. Tường này còn có tên gọi khác là tường 22 hay tường đôi.
+ Tường 3 gạch có độ dày tầm 335mm bao gồm cả vữa trát là 37cm. Tường này còn gọi là tường 33, thường dùng để xây nhà cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.
+ Tường 4 gạch có độ dày 45mm bao gồm cả vữa là 48cm.
+ Chiều cao của tường phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng và tải trọng ngang để công trình có thể chịu lực và không bị đổ, không bị nứt hay biến dạng trong quá trình sử dụng.
+ Với mác vữa 75, 50 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 20
+ Với mác 25 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 13
Trong quá trình xây tường gạch, lưu ý chiều dài của tường tốt nhất nên bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm để giảm được số lượng chặt gạch và đảm bảo phát huy được tối ưu và giúp cho công trình của bạn kiên cố và vững chãi hơn.
Đầu tiên sẽ liên quan đến gạch dùng để xây tường. Tiêu chuẩn tường gạch sẽ là gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây, phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.
Thứ hai đó là xây khôngđược trùng mạch do đó các mạch vữa đúng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch xây nhà cả về phương ngang cũng như phương dọc.
Thứ ba đó là mạch vữa xây dựng phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau. Bạn không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang hay hình tam giác ở góc khối xây.
Thứ tư: Xây tường gạch phải được thực hiện sau hệ khung bê tông cốt thép đã được hình thành hay toàn bộ cốt pha sàn, dầm, hệ giằng chống đã được tháo dỡ. Khi đó mới bắt đầu công việc xây ở tầng dưới và lên các tầng trên.
Thứ năm: Đội ngũ công nhân phải lành nghề, chia thành tổ và phân công theo từng giai đoạn thi công. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thợ chính và thợ phụ, đảm bảo công việc được thực hiện liên tục và không bị ngắt quãng.
Thứ sáu: Chú ý về mặt vữa dao động từ 8 tới 12 mm, mạch vữa nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc và bảo đảm mạch no vữa và được xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây. Việc này sẽ giúp điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
Thứ bảy: Ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên hoặc xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ thật kỹ để tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.
Đan sắt thép sàn tầng 2 áp mái
Đối với bất kể một công trình xây dựng nào thì bộ phận mái luôn là bộ phận rất quan trọng. Đan sắt đổ mái 2 lớp cũng là một trong những quy trình vô cùng quan trọng không thể không biết trong việc đổ mái.
Bản vẽ bố trí sắt thép sàn hiểu đơn giản là bản vẽ biểu thị sự sắp xếp của lớp sàn thép của 1 công trình xây dựng. Mỗi bản vẽ sẽ hiển thị: diện tích sàn, mật độ thép trên 1m2, độ dày của sàn thép, số lớp thép,… phù hợp với từng công trình cụ thể sao cho đảm bảo được độ bền và an toàn của công trình thi công.
Để tiết kiệm chi phí và để công trình có độ bền dài hạn thì khâu chọn thép không thể thiếu vì chất lượng của từng thanh thép, lớp thép ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nền nhà.
Trong trường hợp bạn là người có điều kiện thì nên đầu tư những loại sắt thép tốt nhất, nhưng ngược lại thì chúng ta có thể xem xét lại và đưa ra một mức chuẩn về sắt thép cho phù hợp.
Mọi công trình muốn có kết quả như mong đợi phải đều gắt gao từ các bước đầu trước khi thực cho đến trong quá trình thực hiện. Chính vì thế kiểm soát không thể thiếu trong thực thi công trình, việc kiểm soát từ chất lượng thép, quá trình thực hiện của công nhân phải được tiến hành xuyên suốt.
Phương án thi công bố trí sắt thép sàn phải được sự tư vấn của các kỹ sư chuyên ngành. Hơn nữa, tùy vào tính chất của từng công trình mà sẽ chọn cách đặt sắt thép sàn phù hợp nhất. Bởi vì với mục đích sử dụng, tải trọng của từng công trình khác nhau, việc bố trí sắt thép sàn 2 lớp sẽ dựa vào các chỉ số ở bảng giá trị nội lực của từng công trình.
Cách đặt sắt sàn hai lớp: cần lưu ý rằng lớp thép trên thì thép mũ sàn chịu mô men âm cắt tại cạnh ngắn. Nếu thép đặt vuông góc với thép mũ thì sẽ nằm dưới thép mũ và khi buộc xong cần tiến hành kê con kê để 2 lớp thép không dính vào nhau.
Cần xác định rõ nội lực của sàn để bố trí kết cấu sắt thép sàn 2 lớp đạt chuẩn. Và để các chỉ số nội lực của sàn 2 lớp sắt thép chính xác nhất, các chủ đầu tư có thể tham khảo việc áp dụng các phần mềm mới để phân tích nội lực, tránh việc làm ảnh hưởng tới cả quy trình thi công.
Thi công phần thô biệt thự 2 tầng tân cổ đẹp
Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn của KPM gồm có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (điện – nước). Những mô tả về ngoại thất công trình, thiết kế nội thất và dự toán cũng được đề cập. Từ đó gia chủ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về công trình trong tương lai.
Thiết kế mang đậm dấu ấn cá nhân sẽ được hiện thực hóa rõ nét trong thiết kế kiến trúc. Các bài toán liên quan đến phong cách, bố trí công năng, phong thủy, ngân sách tài chính sẽ được đội ngũ kiến trúc sư đưa ra giải pháp ở bước này. Sao cho phù hợp với lối sống, thói quen cũng như tính cách của gia chủ.
Thiết kế kết cấu nhà được ví như xương sống của công trình. Nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ. Thì bản vẽ kết cấu lại mang đến những tính toán chuẩn xác nhằm đảm bảo chắc chắn, an toàn cho cả ngôi nhà.
Hệ thống kỹ thuật cơ bản gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, internet, điện lạnh… Các thiết kế này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý, tiết kiệm.
Không chỉ khoác lên như một chiếc áo, ngoại thất này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Do đó, chúng cần được tính toán thật chuẩn xác. Ban công, cổng, hàng rào, đèn trang trí… bày biện thế nào cho thẩm mỹ. Nên chọn sơn ngoại thất, chất liệu phần mái… ra sao. Tất cả sẽ được giải quyết ở ngay công đoạn thực hiện bộ hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở.
Xây nhà phần thô được hiểu là thi công kết cấu bê tông cốt thép (Móng, dầm, sàn, cột), tường gạch, cầu thang, mái, ngăn chia phòng ốc, ống nước âm tường, đế âm điện, tủ điện, dây điện đi âm tường âm sàn. Hình thành bộ khung cho ngôi nhà giống như trong Hồ sơ thiết kế thi công.
Phần thô là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục thi công sau này, vì thế nó cần được tính toán một cách kĩ lưỡng.. Phần thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình.
Thi công phần thô tốt sau một thời gian sử chữa hoặc xây dựng thêm trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ngoài yếu tố chất lượng thì việc xây dựng phần theo đúng bản vẽ thiết kế sẽ làm cho không gian kiến trúc nhà đẹp, sang trọng hơn rất nhiều.
Thông thường khi ký kết hợp đồng thi công phần thô trong hợp đồng phải cam kết nội dung công việc thực hiện bao gồm cung cấp toàn bộ vật tư thô cho công trình và cung cấp nhân công hoàn thiện cho phần hoàn thiện công trình.
Vật tư xây dựng phần thô doKPM cung cấp bao gồm: sắt thép, xi măng, cát đá, gạch xây, bê tông, đất cát san lấp, dây điện âm, ống nước nóng và lạnh, mái tôn, mái ngói, chất chống thấm, cốt pha (tất cả được ghi rõ chủng loại xuất xứ và được sự thống nhất của chủ đầu tư).
Phần nhân công bao gồm: toàn bộ nhân công xây dựng phần thô từ móng lên và nhân công hoàn thiện căn nhà (vật tư hoàn thiện do chủ đầu tư cung cấp như gạch ốp lát, cửa, tủ…).
Hạng mục thi công phần thô gồm những gì
- Tổ chức, sắp xếp công trường, làm lán trại cho công nhân (nếu điều kiện mặt bằng cho phép).
- Tiến hành vệ sinh mặt bằng thi công, định vị tim, móng cụ thể.
- Đào đất móng, đá kiềng, hầm phân, bể nước và vận chuyển đất đã đào đi đổ.
- Đập, cắt đầu cọc BTCT (đối với các công trình phải sử dụng cọc – cừ gia cố móng).
- Đổ bê tông đá 4×6 Mac100 dày 100mm đáy móng dầm móng, đà kiềng với chất liệu chất lượng như bảng báo giá xây dựng phần thô.
Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông móng, dầm móng, đá kiềng.
Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông đáy, nắp hầm phân, hố ga. (Hầm phân sẽ thi công treo cố định vào hệ thống dầm, đà kiềng… Tránh hiện tượng sụt lún sau này).
Sản xuất lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông vách hầm – đối với công trình có tầng hầm (Vách hầm chỉ cao hơn code vỉa hè 300mm).
Sản xuất, lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông cột, dầm, sàn các tầng lầu, sân thượng, mái.
Sản xuất, lắp dựng cốt thép, cofa và đổ bê tông cầu thang và xây mặt bậc bằng gạch thẻ (Không tô mặt bậc cầu thang).
Xây dựng toàn bộ tường bao, tường ngăn chia phòng toàn bộ công trình.
Tô các vách (Không tô trần và các vị trí ốp đá granit…)
Xây tô hoàn thiện mặt tiền
Cán nền các tầng lầu, sân thượng, mái, ban công, nhà vệ sinh
- Chống thấm sàn sân thượng, sàn vệ sinh, sàn mái và sàn ban công
- Lắp đặt hệ thống dây điện âm, ống nước lạnh âm, ống nước nóng nếu có (không cung cấp ống nước, ống nước nóng), cáp mạng, cáp truyền hình, dây điện thoại âm, khoan cắt lỗ bê tông ống nước bằng máy khoan lõi chuyên dụng. (không bao gồm mạng LAN cho văn phòng, hệ thống chống sét, hệ thống ống cho máy lạnh, hệ thống điện 3 pha, điện thang máy) đúng chất lượng như bảng báo giá xây dựng phần thô.
- Thi công lớp ngói mái, Tole mái (nếu có)
- Dọn dẹp vệ sinh công trình sạch sẽ hằng ngày.
Thi công hoàn thiện ngoại thất biệt thự 2 tầng tân cổ đẹp
Suốt quá trình thi công và hoàn thiện ngôi biệt thự đẹp, KTS chủ trì luôn sát sao cùng công trình, đảm bảo tiến trình thi công diễn ra suôn sẻ, không có bất cứ sai sót gì ảnh hưởng làm phát sinh chi phí không đáng có cho gia đình.
Bộ hồ sơ bàn giao khách đảm bảo chất lượng chuẩn ISO Bộ Xây Dựng. Từng chi tiết kỹ thuật đều được bộ phận chuyên môn xử lý và được rà soát, kiểm lại kỹ lưỡng từ KTS chủ trì.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công bao gồm đầy đủ các thông số kỹ thuật, các vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo của các hạng mục công trình phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng các công trình.
Phương pháp trát tường phẳng đòi hỏi kỹ thuật cũng như kinh nghiệm. Chưa kể, khâu chuẩn bị và nghiệm thu sau thi công cần được đảm bảo chi tiết, rõ ràng. Nếu không tường sẽ không phẳng, không đảm bảo tính thẩm mỹ, nguy hiểm hơn còn bị nứt, bong tróc.
Chỉ tiến hành trát tường phẳng sau khi hoàn thiện xong việc lắp đặt các loại dây, ống ngầm trong tường.
Mặt trát sạch và nhám như vậy mới đảm bảo lớp vữa bám chắc.
Trước khi trát bề mặt cần trát phải được làm sạch, cọ rửa hết các bụi bẩn, dầu mỡ và được tưới nước lên đó.
Đối với trần bê tông trước khi trát cần xử lý để tạo độ nhám
Để đảm bảo cho phương pháp trát tường phẳng diễn ra nhanh chóng, cần phun nước ở bề mặt trát để tăng độ bám dính của vữa và tránh lỗi nứt chân chim sau khi trát.
Trước khi trát tường phẳng, đắp mốc là công tác cần được chú trọng. Mốc phải đặt chính xác, nằm trên một mặt phẳng.
Phương pháp trát tường cần chú ý mặt tường trát, ở vị trí 2 gốc xác định 2 điểm cách mặt tường bên và trần khoảng cách tầm 15 – 20cm, rồi đóng đinh ở 2 vị trí xác định. Đừng quên đóng vừa phải để mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày của lớp trát.
Căn cứ vào mặt mũ đinh ở 2 góc, sử dụng dây cước căng ngang, cứ cách một đoạn 2m lại đóng một đinh và mũ đinh phải chạm với dây dọi.
Dùng đinh, mạch gỗ hoặc cột vữa để đánh dấu mốc. Với các cột vữa có bề rộng 8 – 12cm cách nhau 1,5-2cm, chiều cao cột vữa cần đúng bằng chiều dày lớp vữa hoàn thiện.
Phương pháp trát tường phẳng đơn giản nhưng đòi hỏi người thực hiện phải đủ khéo léo, tỉ mỉ, công nhân có kinh nghiệm nhiều năm, thực hiện nhiều công trình dự án thì phương pháp trát tường phẳng đối với họ rất đơn giản. Còn với “người mới”, cần chú ý nhiều chi tiết hơn để quá trình trát tường phẳng diễn ra nhanh chóng, hoàn thiện nhất.
- Dụng cụ trát tường: bay, bàn xoa, thước…
- Quan sát bề mặt tường, ở các chỗ lồi thì đục bỏ đi, chỗ lõm đắp vào để vữa phẳng. Có thể sử dụng phương pháp vẩy vữa ở mặt trát nhưng đảm bảo lớp vữa bám vào chỉ là một lớp mỏng, không được quá dày.
- Với phương pháp trát tường phẳng nhớ trát từ trên xuống, KHÔNG được trái từ dưới lên. Độ dày của lớp vữa phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng của nền trát, loại kết cấu và loại sữa sử dụng cũng như phương pháp thi công trát tường.
- Chiều dầy lớp trát trần LÝ TƯỞNG nhất là 10 mm đến 12 mm. Trái dày hơn cũng được nhưng cần có biện pháp chống lở bằng cách trái trên lưới thép hoặc trái thành nhiều lớp mỏng
- Khi trái tường, độ dày của phần trát không nên vượt quá 12mm. Tuy nhiên, một số công trình yêu cầu chất lượng cao có thể lên đến 15mm nhưng không cần vượt qua. Công trình chất lượng đặc biệt bao, độ dày của trát tường không quá 20mm.
- Quy trình trát tường phẳng cần trái từng lớp vữa mỏng, khô rồi trát tiếp đến khi nào hoàn thiện. Dùng thước cán phẳng vữa từ dưới lên, chỗ lõm dùng bay, bàn xoa trát bù rồi cán lại.
- Độ dày của mỗi lớp trát không được vượt quá 8mm. Trường hợp sử dụng vữa vôi, vữa tam hợp, độ dày mỗi lớp trát cần nằm trong khoảng 5 mm đến 8 mm.
- Khi trát nhiều lớp, nên kẻ mặt trát thành các ô để tăng độ bám dính của vữa. Ô trám có cạnh khoảng 60mm, vạch sâu tầm 2-3mm. Trước khi trát cần se mặt mới trát rồi trát lớp sau. Mặt trát khô thì nên phu ẩm, làm ẩm bề mặt rồi hãy trát tiếp.
- Vào vữa thì bằng bay, dùng bàn xoa để hoàn thiện lớp trát tường phẳng lì.
- Dùng thước tầm để gạt lớp vữa dư từ dưới lên, tạo độ phẳng nhất định.
- Bù vữa vào các vị trí bị lõm rồi áp dụng 2 cách trên để trát tường phẳng.
- Đợi vữa xe lại thì dùng bàn xoa liên tục tạo độ phẳng ở bề mặt trát
- Không va chạm vào vị trí mới trát.
- Vài ngày sau khi trái, nhớ tưới nước bề mặt trát.
- Che mưa, nắng 2-3 ngày đầu để không ảnh hưởng tính thẩm mỹ của bề mặt trái.
Hình ảnh 3D công trình thiết kế mẫu biệt thự 2 tầng đẹp
xem chi tiết tại đây….
Năng lực thi công của KPM đã được kiểm chứng qua hàng nghìn công trình thực tế bạn có thể tham khảo tại: https://kienphumy.vn/du-an-thi-cong Hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline: 098. 1111. 838 để được tư vấn miễn phí nhé!
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ