Một số phương pháp thoát nước các loại mái nhà dân dụng
Thoát nước mái nhà/ sân thượng là một hạng mục rất quan trọng của hệ thống thoát nước. Thoát nước mái thường được đặc biệt chú ý trong cả giai đoạn thiết kế và thực hiện thi công. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều công trình nhà ở chưa dành sự quan tâm cho “phần nhỏ” thoát nước mái này.
1. Hệ quả khi thoát nước mái không tốt
Mái nhà thường là phần tiếp giáp với các công trình bên cạnh (Nhà liền kề, đường đi….). Nếu không thoát nước mái kịp thì nước có thể chảy tùy tiện sang các công trình bên cạnh, hoặc tệ hơn là tràn vào trong nhà qua lối cầu thang, thông hơi….
Đọng nước tại các vị trí cục bộ trên mái có thể gây ra ẩm mốc, làm cho vật liệu kết cấu mái bị giảm độ bền vững, giảm tuổi thọ nhanh chóng.
Thoát nước mái không kịp, rác cùng với nước mưa sẽ cùng bị ứ đọng, lâu ngày sinh ra mất vệ sinh và tạo điều kiện cho dịch bệnh sinh sôi, phát triển…Tệ hơn là khi cầu chắn rác không ngăn được hết rác, lá cây… gây tắc đường ống thoát nước. Chi phí thay thế sửa chữa cao ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Nước mưa đọng trên sân thượng gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà. Hiện nay sân thượng thường được thiết kế thành vườn cây, góc giải trí, góc làm việc, sân phơi…Nếu như hệ thống thoát nước mưa không tốt sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của gia đình.
2. Thoát nước cho mái bằng
Phương cách tạo độ dốc
Kết cấu chịu lực được làm bằng: ở độ dốc được điều chỉnh bởi lớp đệm bằng vật liệu nhẹ như vữa xỉ than
Ưu điểm: tăng khả năng cách nhiệt cho mái, mặt trần bằng phẳng nằm ngang, các căn phòng ở tầng trên cùng không bị ảnh hưởng.
Nhược điểm: Khi nhà lớn, diện tích mái rộng thì lớp tạo dốc sẽ rất dày, tốn nhiều vật liệu, tải trọng trên mái tăng lớp chống thấm có thể bị nứt do tác động của hiện tượng phong hoá của vật liệu làm lớp đệm (xỉ than).
Kết cấu chịu lực được làm dốc: kết cấu được cấu tạo đặt nghiêng theo chiều dốc của mái nhà. Tiết diện của dầm mái thay đổi theo theo chiều nước chảy hoặc xây tường thu hồi nếu là kết cấu tường chịu lực
Ưu điểm: tiết kiệm vật liệu, trọng lượng bản thân mái nhẹ.
Nhược điểm: mặt trần bị nghiêng, cho nên khi có yêu cầu thì phải làm trần treo nằm ngang.
Tổ chức thoát nước
Đối với những công trình <5 m ở vùng mưa nhiều và < 8m ở vùng mưa ít: thoát nước tự do không cần máng. Giải pháp này đơn giản, giá thánh hạ.
Đối với những công trình > 8 m hoặc mái đua hẹp: Thu nước mưa trên mái vào máng nước, theo đường ống dẫn và cống rãnh mà thoát nước ra khỏi công trình. Tuỳ theo vị trí của đường ống dẫn xuống được đặt ở ngoài nhà hay trong nhà mà cấu tạo đặt máng nước theo 2 cách:
- Thoát nước ngoài nhà: máng nước đặt nhô ra khỏi mặt tường ngoài của nhà, đường ống thoát nước dẫn xuống tựa vào mặt ngoài của tường. Giải pháp này việc thoát nước thuận tiện, chống dột dễ dàng.
- Thoát nước trong nhà: Máng nước đặt ở mặt trong tường ngoài, đường ống dẫn xuống được đặt ở bên trong nhà. Giải pháp này bảo đảm mỹ quan cho tường ngoài nhà nhưng cấu tạo phức tạp khi sinh ra dột khó sửa chữa.
Sê nô
Kích thước của sê nô phụ thuộc vào khẩu độ mái và lượng mưa. Tiết diện thường là hình chữ U. Theo kinh nghiệm với khẩu độ mái nhỏ 6m dùng sê nô rộng hơn 250, với khẩu độ từ 6-15m dùng sê nô rộng hơn 300, với khẩu độ mái lớn hơn 15m dùng máng nước, sê nô rộng hơn 450, Sê nô cần phải đặt dốc đều về miệng thu nước của ống thoát nước, độ dốc thông thường từ 0,1-0,2%.
Sê nô được làm bằng bê tông cốt thép, có thể cấu tạo liền với dầm hoặc giằng, cần chú ý chống lật cho sê nô. Khi đổ bê tông sê nô xong cần ngâm nước xi măng chống thấm. Sê nô có thể bố trí trong hoặc ngoài mặt bằng công trình.
- Sê nô ngoài: Được đúc liền với giằng tường hoặc dầm, sau khi đổ bê tông hoặc gác pa nen mái, có thể cấu tạo liền với với bê tông chống thấm. Sê nô bằng bê tông cốt thép có chiều dày bản không nhỏ hơn 40, thành bên ngoài của sê nô thấp hơn phía trong 20-40 để chống tràn vào trong, trường hợp thành ngoài cao hơn thành trong 30 thì ta phải bố trí ống chống tràn.
- Sê nô trong: Khi yêu cầu mặt nhà phẳng thì cần phải bố trí sê nô phía trong tường vượt mái, thường là tấm pa nen chữ U đặt ngữa, sau đó đổ lớp bê tông chống thấm lên trên liền với lớp bê tông chống thấm của mái hoặc có thể cấu tạo bằng bê tông cốt thép toàn khối.
Cấu tạo ống xuống
Máng nước và ống xuống thường được chế tạo bằng các loại vật liệu như gang, tôn, kẽm, bê tông cốt thép….Tiết diện của ống xuống có thể vuông hay tròn.
Miệng thoát nước ở phái dưới của ống xuống nên làm cong để giảm bớt lực của dòng nước đổ xuống.
Nước mưa từ ống xuống có thể cho thoát tự do trên mặt hoặc cho thoát vào mương hoặc ống cống xây ngầm ( chú ý ống cống có xây hố lắng để lấy rác).
Tiết diện của ống có thể là hình vuông hoặc tròn. Phụ thuộc vào diện tích mái nhà và lượng mưa hằng năm ở khu vực xây dựng công trình. Sơ bộ có thể chọn tiết diện ống thoát nước là 0,01m2 diện tích tiết diện ống thoát nước có khả năng thoát nước cho 1-2,5m2 nước mưa thu được trên mái nhà, thường được chọn kích thước ống tròn là 100, ống vuông là 150, khoảng cách giữa các ống xuống thường chọn từ 15-24m.
Ống được liên kết vào tường bằng thép chôn sâu vào tường với khoảng cách 1000 có một cái, ống cần được đặt cách tường hơn 20.
2. Thoát nước cho mái dốc
Thoát nước cho mái dốc: có hai cách
Thoát tự do: khi chiều cao từ đường giọt nước của mái đến mặt đất không cao quá 5m. Cần cấu tạo mái đưa rộng để đưa đường giọt nước ra xa nhằm phòng ẩm chống thấm chân tường.
Thoát nước mưa trên mái dốc được thu gom về các máng nước, máng xối cấu tạo bằng tôn tráng kẽm để chảy xuống các ống thu đứng .
Cấu tạo máng nước, sê nô
Máng nước thường được chế tạo bằng các loại vật liệu như gang, tôn, kẽm, bê tông cốt thép. Máng nước có hình thức bán nguyệt chữ U , V. Để nước chảy dễ dàng, máng nước cần được đặt dốc đều về phía miệng thu nước 1-2% .Ở tại vị trí tiếp giáp giữa máng và ống xuống có bố trí ống nối tiếp và thùng nước tràn. Tại vị trí miệng thu nước của máng ở nơi đặt ống xuống cần đặt lưới chặn rác. thành bên ngoài của máng nước, sê nô cần phải thấp hơn thành bên trong từ 20-30 đẻ tránh nước tràn vào.
Máng nước được làm bằng tôn tráng kẽm, dày 2mm. Được liên kết với cầu phong bằng đinh vít và móc thép đối với mái ngói, bằng điinh ốc và móc thép vào tấm lợp đối với mái Fibrô Xi măng hay tôn. Sê nô được làm bằng bê tông cốt thép, có thể cấu tạo liền với dầm hoặc giằng, cần chú ý chống lật cho sê nô, và yêu cầu chống thấm cao.
Cấu tạo ống xuống: tương tự mái bằng
Cấu tạo mái đua
Công dụng: Mái đua là phần vươn ra khỏi tường nhằm bảo vệ tường không bị ẩm ướt, che các lỗ thông gió, các lỗ cửa, đồng thời tạo không gian đệm giữa trong và ngoài nhà, che mưa chắn nắng và kết hợp tổ chức tốt việc thoát nước cho mái nhà.
Cấu tạo:
Diềm mái: để bảo vệ các đầu xà gồ hoặc cầu phong cần đòng diềm mái bằng tấm tôn kim loại, hoặc ván gỗ dày 2,5-3 cm
Trần mái đua: thường làm bằng trần vôi sơn cấu tạo giống như trần nhà Khoảng nhô ra của mái đua thường là 60 cm, nếu hơn cần phải bố trí con son để chịu đỡ xà gồ, đồng thời tổ chức thoái nước tốt cho mái.
Bờ chắn mái
Tường ngoài được xây cao để che mái dọc theo tường biên dầu hồi của mái. Để tổ chức thoát nước tốt, có thể đặt máng nước nằm dọc ở phía bên trong tường chẵn mái, với máng được chế tạo bằng tôn kẽm hoặc đúc bằng bê tông cốt thép, mặt trong tường chẵn mái và màng nước càn trát xi măng cát 1/3 và đánh màu.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ