Sàn âm là gì? Thi công kết cấu bê tông cốt thép sàn âm thế nào đúng?
Cấu tạo sàn âm và cách tôn nền sàn âm trước đây được nhiều người quan tâm vì nó có ưu điểm là giấu dầm đi không cần đóng trần thạch cao vì thế tiết kiệm được chi phí xây dựng biệt thự đẹp, bên cạnh đó nó phù hợp với những khu vệ sinh, sàn ban công…để nước không chảy vào nền nhà. Vậy khi tôn nền sàn âm cần lưu ý những vấn đề gì chúng ta cũng tìm hiểu về đặc điểm và vật liệu tôn sàn âm nhé!
1. Sàn âm là gì?
Sàn âm thường được “treo” lên để gắn vào những dầm xung quanh. Bạn có thể hiểu sàn âm tức là làm tôn nền lên bằng với mặt dầm.
Việc tôn nền kết cấu thép sàn âm thường được dùng cho ban công, nhà vệ sinh hay sân thượng…. Nó giúp chôn ống, hạ cốt vệ sinh thấp hơn cốt nền nhà. Với mục đích là làm cho sàn nhà vệ sinh thấp hơn nền nhà. Điều này giúp cho nước trong nhà vệ sinh sẽ không thể chảy ra và tràn vào nền nhà được. Ngoài ra sàn âm cũng được làm tại một số vị trí khác để tránh việc đóng trần nhằm che dầm lộ.
2. Khi nào thì người ta nên sử dụng?
Sàn dương hay sàn âm (còn gọi là sàn hạ hay sàn lật) đều giống nhau về mặt kết cấu sơ đồ có nghĩa là sàn có âm hay dương đi chăng nữa thì đều được “treo” để gắn vào dầm xung quanh. Thế những sàn dương thì nhà thầu thi công có thể đặt dầm phía dưới mặt sàn nhưng các cách tôn nền kết cấu thép sàn âm là làm cho mặt dầm nổi trên phía trên mặt sàn, mặt sàn phải thấp hơn mặt trên của đà.
Vì thế:
+ Sàn dương thì không cần phải tôn lên nền giá hạ.
+ Sàn âm có nghĩa là phải tôn nền lên bằng mặt dầm vì thế phải tăng tải trọng sàn lên, thép cùng với chiều dày của sàn phải lớn hơn.
+ Việc thực hiện các cách để tôn nền kết cấu thép sàn âm thì người ta thường dành cho những khu vệ sinh, ban công hoặc sân thượng, … để chôn ống và để có thể hạ cos vệ sinh thấp hơn so với cos nền nhà, làm cho sàn vệ sinh có sàn thấp hơn so với nền nhà để cho nước không bị chảy ra ngoài rồi nước sẽ tràn vào nền nhà.
+ Bên cạnh đó, tại một số vị trí nhằm tránh làm lộ dầm cho trần phòng ở phía dưới sẽ làm mất đi tính thẩm mĩ ở khu vực trần nhà đó, chủ đầu thư cũng sẽ thực hiện làm sàn âm để tránh khỏi phải đóng trần nhằm che dầm lộ. Ngày nay các hộ gia đình có điều kiện thì họ không cần thi công kết cấu thép sàn âm nữa mà họ trực tiếp sử dụng luôn trần thạch cao để có thể giấu được dầm đi nhằm nâng cao được tính thẩm mĩ cho các mẫu nhà thiết kế đẹp.
Áp dụng những cách tôn nền kết cấu thép sàn âm cho các khu vực như ban công, logia, nhà vệ sinh, …
3. Cách thi công kết cấu thép sàn âm và đan sắt sàn
Để có thể thi công kết cấu thép sàn âm và có thể đan sắt sàn làm sao cho chuẩn chúng ta hãu cùng đón xem những hướng dẫn của bài viết dưới đây nhé.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thép sàn có 2 loại chính được gọi là là: Thép momen âm và thép momen dương. Các bạn có thể phân biệt 2 loại thép này như sau:
* Cốt thép chịu momen âm được bố trí phía trên của bản. (Giải thích: Vì theo một số quan niệm, Momen âm có thể gây ra lực kéo cho thớ phía trên của tiết diện do đó cần phải bố trí cốt thép ở phía bên trên của tiết diện).
* Cốt thép chịu momen dương được bố trí phía dưới của bản. (có thể hiể ngược lại so với thép momen âm).
Đối với các bản sàn (ví dụ như sàn dày 100) thì đường kính lớn nhất của thép trong sàn đó là 1 phần 10 của bản sàn. Như vậy là đối với các loại sàn dày đến 150 thì phải có đường kính lớn nhất cho phép đó là 15 thì các bạn nên sử dụng các cây thép loại 12 là đã đạt được yêu cầu chống nứt.
4. Cách để tôn nền kết cấu thép sàn âm?
Nếu bạn đang muốn bô kết cấu thép sàn âm thì hãy thực hiện theo những bước sau đây nhé:
Bước 1: Đầu tiên bạn nên bô thép hình ở phía dưới trước và bô theo những cạnh ngắn trước. Sau đó các bạn mới có thể bô thép lớp dưới theo các chiều cạnh dài. Chiều dài nên neo được tính từ mép dầm và các thép móc xuống. Trước lúc các bạn dải thép, thì bạn lưu ý cần phải đánh dấu ở phía trên những thanh thép chủ dầm bằng một dấu mực hay dấu bút xóa để có thể dễ dàng định vị vị trí.
Bước 2: Sau khi đã hoàn thành các bạn sẽ bắt đầu bô thép gối (thép này có thể chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu được tính từ mép dầm cho tới hết chiều dài của thép cần phải đủ kích thước quy định (Ví dụ là Khoảng 35D).
Bước 3: Khi các bạn đã bô thép gối xong thì bạn cần lưu ý phải có thép cấu tạo để giữ lại khung thép chịu lực. Thường thì các bạn sẽ sử dụng Ø8 A200 hay A300 đều được.
Bước 4: Cần phải sử dụng những cục kê để có thể tạo ra lớp bảo vệ bê tông sàn. Các cục kê này có thể là các loại đá hoa cương hay loại đá 1 2 có độ dày khoảng từ 2,5cm – 3 cm
Bước 5: Tại vị trí chả 2 thép gối chồng nhau thì vẫn phải đi đủ (có nghĩa là bắt buộc phải có, không được phép bỏ). Trong giai đoạn này, những thép ở phương ngắn sẽ phải nằm ở trên.
Bước 6: Đối với các loại thép mũ thì nên sử dụng Ø10 trở lên, các bạn không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì khi chúng ta đổ bê tông vật liệu và có người dẫm lên thì sẽ làm cho mất đi chiều cao làm việc của thép gối.
5. Một số lưu ý khi thực hiện tôn sàn âm
– Chống thấm sàn âm: Quá trình tôn nền sàn âm là tôn phần hạ cos nên quy trình của nó phải chống thấm và chống nóng trước ngay từ khi xây dựng luôn: Để chống thấm tốt bạn phải làm từ phần thô, tốt nhất là làm sàn wc thành 2 lớp thép. Sau khi đổ bê tông khoảng 10 tiếng thì bạn nên bơm nước đầy vào ô sàn âm wc, rồi hòa nước xi măng và đổ xuống đó. Cứ thế ngâm đến khi hoàn thiện công trình. Đối với nhà dân thì cách tôn nền sàn âm như thế khá là ổn, nếu bạn muốn chắc ăn nữa thì trước khi lát nền bạn bôi thêm 1 lớp nhựa đường là được.
– Xử lý sàn âm bằng với mặt nền: Bạn có thể đổ đầy cát hoặc xà bần đến độ cao nền cần nâng, tưới nước và đầm thật chặt là được, hiện nay thường sử dụng bê tông nhẹ nhưng dù là loại vật liệu gì cũng phải bảo đảm là đầm thật chặt. Nếu là nhà vệ sinh bạn không cần trọng tải nặng vì ô sàn nhà wc thường rất bé, cùng lắm chỉ khoảng từ 5-6m2, hơn nữa khi tính toán trong thiết kế nhà các kiến trúc sư đã tính toán điều này. Lời khuyên nên dùng bê tông nhẹ.
– Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền
– Lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm
– Lát gạch hoàn thiện
Cách tôn nền sàn âm cũng không khác nhiều so với cách tôn nền nhà thông thường, tuy nhiên đối với sàn âm là tôn phần hạ cos nên phải xử lý nên quy trình của nó có một số khác biệt nhỏ như là phải xử lý chống thấm, chống nóng trước. Với những gợi ý và vấn đề cần lưu ý ở trên hi vọng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản về tôn nền sàn âm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với đội ngũ KTS Kiến Phú Mỹ để được tư vấn nhé!
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ