Các công tác thi công vách tầng hầm đảm bảo kỹ thuật, an toàn bền vững

Xây tầng hầm cho biệt thự không còn quá xa lạ với các chủ đầu tư khi xây nhà cho mình. Do có nhiều công dụng nên nếu có thể xây được thì hầu hết các chủ đầu tư đều muốn xây tầng hầm cho công trình của mình. Khi xây nhà thì xây tầng hầm là một giai đoạn rất quan trọng khi xây nhà. Bên cạnh độ cao, độ dốc, chống thấm, kỹ thuật,… cần được quan tâm thì vách tầng hầm cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm vì rất quan trọng. Về vấn đề này, hôm nay KPM xin chia sẻ cho các chủ đầu tư một số thông tin cơ bản để các chủ đầu tư có thể hiểu được các công tác khi xây dựng vách tầng hầm nhé!

1. Vách tầng hầm là gì?

Là phần bê tông cốt thép thay thế cho tường gạch, nằm ở các đường biên (đường ngoài cùng) của ngôi nhà và chiều cao giới hạn trong phạm vi tầng hầm.

Khác với vách nhà được xây bằng gạch thì vách tầng hầm được xây dựng bằng bê tông cốt thép vì vách tầng hầm ở phía dưới lòng đất nên chịu rất nhiều lực vì vậy cần phải được xây dựng bằng bê tông cốt thép cho chắn chắn.

2. Các lực tác động lên vách tầng hầm

Vách tầng hầm chịu rất nhiều áp lực từ áp lực đất và tải trọng từ các công trình xung quanh, các lực tác động này không giống như trọng lực mà tác động theo đường chéo.
Có thể chia lực tác động này thành 2 phần theo phương ngang và phương đứng (phương pháp véc tơ). Phần lực theo phương ngang sẽ ảnh hưởng tới vách, còn phần lực theo phương đứng sẽ truyền xuống nền đất phía dưới. Lực tác động tỷ lệ thuận với chiều sâu công trình, phần chân vách sẽ chịu tác động lớn nhất
Ngoài ra, vách tầng hầm còn chịu tải trọng từ hệ dầm, sàn của tầng liền phía trên truyền xuống.

thi-cong-tho-biet-thu-dep2

3. Các phương án bố trí vách tầng hầm

Vách bê tông cốt thép

  • Ưu điểm: Vách bê tông cốt thép có khả năng chịu lực và chống thấm rất tốt, đảm bảo độ bền vững cao trong suốt vòng đời của công trình. Chất liệu này chống lại hiệu quả các áp lực từ đất, nước ngầm và tải trọng của tầng trên.
  • Nhược điểm: Chi phí xây dựng cao và thời gian thi công kéo dài do các quy trình phức tạp như đổ bê tông và lắp đặt cốt thép.

Vách tường chắn đất

  • Sử dụng: Được dùng trong quá trình thi công để tạm thời giữ đất, tránh sụt lún. Sau khi hoàn thành tầng hầm, vách tạm này sẽ được thay thế bằng vách kiên cố.
  • Phương pháp: Các phương pháp thường dùng bao gồm tường cừ (sheet pile), cọc xi măng đất, hoặc cọc nhồi.
  • Ưu điểm: Thi công nhanh chóng, giúp ổn định nền móng và giảm chi phí ban đầu.
  • Nhược điểm: Là giải pháp tạm thời, không đảm bảo chống thấm hay chịu lực lâu dài, do đó cần phải thay thế bằng vật liệu kiên cố sau khi hoàn tất thi công.

thi-cong-do-san-tang-2-dep

Vách composite (vật liệu kết hợp)

  • Sử dụng: Vật liệu nhẹ như bê tông cốt sợi hoặc composite được kết hợp để làm vách, giúp giảm tải trọng lên móng và nền móng của công trình.
  • Ưu điểm: Giảm áp lực tải trọng, dễ thi công, và có khả năng chống thấm tốt nhờ tính năng của vật liệu tổng hợp.

Vách cọc ván thép (sheet pile)

  • Sử dụng: Phương án này thường được áp dụng cho các tầng hầm xây dựng tạm thời hoặc các công trình có mức nước ngầm cao, nơi cần giải pháp chống thấm nhanh và tạm thời.
  • Nhược điểm: Khả năng chịu lực của cọc ván thép không cao bằng bê tông cốt thép, do đó không thích hợp cho các công trình yêu cầu độ bền vững và chịu tải lớn.

4. Chống thấm vách tầng hầm

Chống thấm vách tầng hầm cũng là một trong những công tác quan trọng khi thi công tầng hầm. Có 2 phương pháp chống thấm tầng hầm: chống thấm thuận và chống thấm ngược.

–  Chống thấm vách tầng hầm thuận là chống thấm từ bên ngoài vào trong, thuận theo hướng nguồn gây thấm. Công đoạn chống thấm này được tiến hành từ ngoài vào, từ trên xuống dưới theo kết cấu của công trình. Việc chống thấm cho tầng hầm thuận cần được tiến hành sớm. Nghĩa là từ khi hoàn thành xong móng và bắt đầu lên tường tầng hầm. Với những công trình đã hoàn thiện, cần thi công chống thấm thuận. Khách hàng có thể ưu tiên sử dụng phương pháp đào mở. Để sử dụng phương pháp này, yêu cầu bên ngoài tường còn vị trí để thợ có thể thi công chống thấm.

–  Trong những trường hợp không thể áp dụng phương pháp chống thấm thuận thì chống thấm ngược sẽ là biện pháp tối ưu. Cụ thể:
Khi không gian 2 nhà liền kề nhau, khoảng cách giữa khe tường quá hẹp để sử dụng phương pháp chống thấm thuận thì phải sử dụng chống thấm ngược.

  • Trường hợp 2 nhà chung tường nhưng không thể thực hiện chống thấm thuận từ nhà bên kia thì sẽ phải sử dụng chống thấm ngược cho tường bên mình.
  • Các công trình như tầng hầm, bể chứa nước nên được sử dụng phương pháp chống thấm ngược ngay từ đầu vì đây là nơi thường bị nguồn thấm xâm nhập vào kết cấu.
  • Hoặc trường hợp ngay từ đầu đã không sử dụng phương pháp chống thấm thuận gây ra tình trạng vỡ kết cấu, ảnh hưởng đến chất lượng công trình thì cần phải khắc phục bằng phương pháp chống thấm ngược.

thiet-ke-biet-thu-1-tang-mat-tien-7m-dep

5. Các lưu ý khi thiết kế và thi công vách tầng hầm

Chọn vật liệu xây dựng:

Việc lựa chọn vật liệu thi công vách tầng hầm cần được cân nhắc kỹ lưỡng để phù hợp với điều kiện địa chất của khu vực xây dựng, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu chịu lực theo thiết kế.

Kiểm tra chất lượng vật liệu: Đặc biệt chú trọng đến các giải pháp chống thấm, vì vách tầng hầm phải chống lại sự xâm nhập của nước ngầm. Kiểm tra chất lượng vật liệu chống thấm như màng chống thấm, sơn chống thấm trước khi thi công để đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu thiết kế.

Thi công đảm bảo an toàn:

Đảm bảo an toàn để tránh sụt lún: Trong quá trình đào đất và lắp đặt vách tầng hầm, cần áp dụng các biện pháp an toàn chặt chẽ nhằm ngăn chặn hiện tượng sụt lún hoặc nứt vỡ các công trình lân cận. Điều này đòi hỏi việc gia cố đất đúng cách, sử dụng hệ thống chống đỡ tạm thời hiệu quả và giám sát kỹ thuật cẩn thận xuyên suốt toàn bộ quá trình thi công.

Kiểm tra và bảo trì:

Kiểm tra thường xuyên: Sau khi hoàn thiện vách tầng hầm, việc giám sát định kỳ là rất cần thiết, đặc biệt để đánh giá khả năng chống thấm và ảnh hưởng của các yếu tố địa chất tác động lên vách. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vết nứt, thấm nước và có biện pháp sửa chữa kịp thời.

Bảo trì vách tầng hầm: Việc bảo trì thường xuyên giúp duy trì tính bền vững của vách và đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình trong suốt quá trình sử dụng.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng nhà ở và xây dựng văn phòng, KPM rất chú tâm và không ngừng hoàn thiện để giúp các chủ đầu tư có được một công trình hoàn thiện thông thoáng, đầy ánh sáng tự nhiên và tận dụng tối đa diện tích sàn sử dụng.

Hy vọng, những chia sẽ về các công tác khi xây dựng vách tầng hầm cho nhà phố của chúng tôi sẽ giúp cho các chủ đầu tư có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng cho mình một công trình như ý.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

do-be-tong-mai-tang-1
thi-cong-dan-san-mai-1-biet-thu-dep
do-giay-san-khong-dam