Các Loại Móng Nhà Thông Dụng Trong Thiết Kế Nhà Ở

Trong bất kỳ một công trình xây dựng nào, phần móng luôn chiếm vị trí quan trọng nhất, cần đặc biệt quan tâm khi thiết kế và trong quá trình thi công. Móng, nền móng, móng nền hay móng nhà là phần kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng đảm nhiệm chức năng trực tiếp chịu tải trọng của công trình vào nền đất đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và xây dựng, thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng.

I. CÁC LOẠI MÓNG TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Trong xây dựng, tùy theo tính chất của khu đất và độ cao, tải trọng của công trình mà các kĩ sư sẽ quy định loại móng được sử dụng cũng như tải trọng mà phần móng đó có thể chịu được. Móng công trình có một số loại hay được sử dụng là: móng đơn, móng bè, móng băng, móng cọc. Tùy thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình và tính chất của nền đất của công trình mà sử dụng loại móng cho phù hợp.

1. Móng tự nhiên

kết cấu móng nhà tranh

Khi nền đất tự nhiên có độ cứng đủ để có thể chịu được tải trọng của công trình thì có thể không cần gia cố nên móng thêm bằng việc đào bới, tác động vào nền đất. Thường nền móng tự nhiên nằm ở những vị trí có địa chất là nền đá cứng, đất đồi núi có nhiều đá,… và loại móng này thường chỉ sử dụng được cho các công trình đơn sơ như nhà tranh, nhà lá, nhà sàn,..

kết cấu móng đơn giản

2. Móng đơn hay móng cốc

Móng đơn hay còn gọi là móng cốc là loại móng đỡ một cột hoặc một cum cột đứng sát nhau để chịu lực và thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ (nhà 1 tầng, nhà 2 tầng có nền đất cứng,…) hoặc sử dụng nhiều trong việc cải tạo, gia cố công trình. Ngoài ra, để tăng khả năng chịu lực cho những nền đất yếu, chúng ta có thể gia cố nền đất bằng cách đóng cọc tre hoặc đóng cừ tràm.

kết cấu móng đơn

Móng đơn được liên kết với nhau bằng giằng móng

Ưu nhược điểm của các loại móng nhà

Chi tiết cấu tạo móng đơn (móng cốc)

đổ bê tông móng cốc

Thi công móng đơn

Móng đơn được cấu thành bởi bê tông dày làm đế và có 1 trụ cột và được đặt trên một lớp đất nền tốt. Móng đơn thường được đặt sâu 1m so với cốt nền để tránh sự thay đổi giữa vùng giáp ranh của lớp đất tốt và yếu, tránh sự trương nở của loại đất có tính trương nở khi bị bão hòa nước. Vì là loại móng đơn giản nên móng đơn tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình xây dựng. Quý độc giả có thể xem bài viết chi tiết biện pháp thi công móng đơn tại đây.

3. Móng băng và ứng dụng trong thi công xây dựng

Móng băng có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc dưới hàng cột.

móng băng

Cấu tạo móng băng

Trong xây dựng công trình nhà dân dụng, móng băng được sử dụng rộng rãi nhất vì độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Khi xây nhà cần lựa chọn móng băng một cách hợp lí, chiều rộng <1,5m, nếu cấu tạo sai lệch có thể dẫn tới lún nhiều hơn móng đơn. Móng băng có ưu điểm là giảm được áp lực xuống đáy móng, đảm bảo tải trọng của công trình truyền đều lên các đài móng. Đối với công trình nhà ở dân dụng cao 2,3 tầng hoàn toàn có thể sử dụng móng băng khi nên đất của công trình tốt. Ngoài ra, móng băng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý. Móng băng có chiều sâu chôn móng tháp nên tính ổn định, chống trượt, lật của công trình kém. Móng băng không sử dụng được ở nền đất mềm, yếu như ao bùn, ruộng,…

4. Cấu tạo và ưu nhược điểm của móng bè

đan sắt móng bè

Về cơ bản, móng bè là móng bằng phẳng nằm trên nền đất công trình và bao phủ toan bộ nền công trình xây dựng. Móng bè thường được sử dụng ở nền đất yếu vì nó phân bổ trọng lượng của công trình đều lên toàn bộ nền móng. Về ưu điểm, móng bè rất thích hợp với các công trình có tầng hầm hoặc bán hầm để chống ẩm. Thích hợp cho các công trình nhỏ, tiết kiệm được chi phí và thời gian thi công. Ngoài ra, móng bè có thể kết hợp với các kĩ thuật xây dựng khác để sử dụng trong các công trình cao tầng, tải trọng lớn.

Nhược điểm: móng bè chỉ thích hợp sử dụng cho các công trình nằm trên nền đất ổn định, không bị lún, lở.

5. Móng cọc

Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông.

móng ép cọc bê tông

Móng ép cọc bê tông

móng cọc khoan nhồi

Móng sử dụng cọc khoan nhồi lớn

Tùy vào tình hình thực tế để kĩ sư tính toán và vận dụng loại móng vào công trình cho phù hợp. Đối với các công trình cao tầng thường sẽ lựa chọn phương án cọc khoan nhồi để đảm bảo tải trọng cho phần móng, hoặc những công trình có khoảng thi công trật hẹp, sát nhà bên cạnh, hay nhà bên cạnh có nguy cơ sạt lứt, nghiêng đổ thì phương án cọc khoan nhồi sẽ an toàn hơn phương án ép cọc bê tông. Trước khi thi công, đơn vị thi công cần khảo sát kĩ hiện trạng xây dựng để lựa chọn phương pháp thi công hợp lí nhất, tránh những trường hợp đáng tiếc hay lãng phí cho chủ đầu tư.

Kiến Phú Mỹ

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-bep-an-hien-dai-dep
thi-cong-mong-bang-biet-thu-dep