8 Lưu ý quan trọng gia chủ cần biết khi thiết kế hầm rượu tại nhà

Bạn là tín đồ yêu thích rượu và có thú vui sưu tầm rượu, nhưng lại không biết cách trưng bày và bảo quản rượu như thế nào hợp lý thì xây dựng hầm rượu là cách tuyệt vời giúp bạn thỏa mãn đam mê. Không nhất thiết phải có diện tích lớn mà với diện tích nhỏ bạn cũng có thể thiết kế và thi công hầm rượu vang trong nhà cho riêng mình. Nếu bạn đang muốn xây dựng một hầm rượu riêng tại nhà thì đừng nên bỏ qua bài viết này. KPM sẽ cùng bạn khám phá những tiêu chuẩn quan trọng nhất để tạo nên một hầm rượu đạt chuẩn.

1. Hầm rượu là gì và phân loại

Hầm rượu trong tiếng Anh là Wine Cellar, là một không gian được thiết kế đặc biệt để lưu trữ rượu, thường là trong chai, thùng gỗ hoặc bình thủy tinh lớn. Hầm rượu thường được xây dựng dưới mặt đất nhằm tận dụng nhiệt độ và độ ẩm ổn định của đất, mang đến môi trường lý tưởng để bảo quản rượu.

Mô hình hầm rượu có nguồn gốc từ phương Tây, chủ yếu được xây dựng trong các lâu đài cổ, biệt thự nhà vườn diện tích lớn. Ngày nay, với mức sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ và nâng tầm phong cách cũng lớn hơn. Hầm rượu gia đình trở nên thịnh hành và ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nếu có đủ điều kiện thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu một hầm rượu đạt chất lượng ngay trong nhà mình.

Hầm rượu thường được chia thành hai loại chính là: hầm rượu hoạt động và hầm rượu thụ động.

  • Hầm rượu hoạt động: Sử dụng hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm như thiết bị làm lạnh, hệ thống thông gió, máy hút ẩm,… để duy trì môi trường lý tưởng cho việc lưu trữ và bảo quản rượu.
  • Hầm rượu thụ động: Không sử dụng hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm mà dựa vào điều kiện tự nhiên của đất (nhiệt độ mát mẻ, ổn định) để duy trì môi trường thích hợp. Mô hình hầm rượu thụ động thường được xây dựng tại các khu vực cao ráo, lượng mưa ít, khí hậu mát mẻ.

chi-phi-xay-dung-ham-ruou-la-bao-nhieu

2. Lợi ích khi sử dụng hầm rượu

Hầm rượu gia đình có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh việc lưu trữ và bảo quản rượu lâu dài, thỏa mãn đam mê thưởng thức rượu của gia chủ thì hầm rượu giúp tạo điểm nhấn nghệ thuật và gia tăng giá trị cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, không gian hầm rượu có thể được kết hợp thêm một số công năng như làm phòng hút thuốc Cigar, phòng karaoke, phòng xem phim, phòng tiệc,…

Ngày nay, việc sở hữu một căn hầm rượu đẳng cấp góp phần thể hiện được phong cách cũng như vị thế xã hội của chủ nhà. Hầm rượu vừa là thư giãn và thể hiện thú vui đặc biệt của người sở hữu đồng thời cũng là nơi gia đình, bạn bè quây quần và chiêu đãi các vị khách quý.

3. Xây hầm rượu hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thi công trọn gói hầm rượu hiện nay dao động từ 4.000.000 – 20.000.000 VNĐ/m2 theo các gói từ cơ bản đến gói VIP. Trong đó, chi phí thiết kế hầm rượu trung bình từ 200.000 – 700.000 VNĐ/m2. Làm hầm rượu nhiều hay ít tiền sẽ tùy theo nhu cầu của khách hàng, diện tích hầm, vật liệu sử dụng, báo giá của từng đơn vị thi công,…

Hầm rượu là loại công trình mang tính đặc trưng, đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ và kiến thức chuyên môn khi xây dựng. Kiến trúc sư thiết kế và thợ thi công cần có tay nghề cao và kinh nghiệm thực tế phong phú để có thể thi công chính xác, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Do đó, giá xây hầm rượu sẽ cao hơn so với các công trình dân dụng khác.

Thay vì tìm đơn vị thiết kế hầm rượu trước rồi mới tìm đơn vị thi công để nhận báo giá thì hiện nay, nhiều gia chủ đã lựa chọn hình thức thiết kế, thi công trọn gói hầm rượu vang tại gia đình. Đơn vị thi công trọn gói sẽ báo giá chi tiết cho gia chủ từ khâu thiết kế, thi công tới hoàn thiện hầm rượu. Gia chủ chỉ cần duyệt thiết kế, xác định mức đầu tư và nhận bàn giao công trình. Từ đó tiết kiệm thời gian, đồng thời công trình đạt được độ chính xác cao, thống nhất giữa thiết kế và thi công.

Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, muốn xây dựng một hầm rượu dưới lòng đất luôn tốn một khoản chi phí không nhỏ để giúp hầm chống thấm và không bị ngập úng trong những ngày mưa nhiều. Để tối ưu chi phí và tối đa công năng thì gia chủ có thể lựa chọn thiết kế tầng hầm lửng với 1/3 hầm rượu nhô lên khỏi mặt đất. Thiết kế này phù hợp cho gia đình cư trú tại khu vực có nền đất trũng, khó thoát nước, đảm bảo an toàn cho hầm rượu trước nguy cơ bị ngập nước.

chi-phi-xay-dung-ham-ruou-la-bao-nhieu

4. Quy định khi xây hầm rượu tại nhà

Để xây hầm rượu tại nhà đạt tiêu chuẩn không hề đơn giản. Bởi không giống các căn phòng khác, hầm rượu gia đình đòi hỏi đáp ứng các quy định, quy chuẩn trong thiết kế và thi công tầng hầm nói chung và hầm chứa rượu nói riêng. Bạn muốn xây hầm chứa rượu tại gia thì không thể bỏ qua các quy định sau:

  • Chiều cao hầm rượu tối thiểu 2,2m. Độ sâu từ 1,5m trở lên.
  • Kích thước hầm rượu dưới lòng đất thường là 4 x 4m. Chiều ngang hầm có thể thay đổi 3m, 5m hoặc hơn tùy theo diện tích tầng hầm và chiều dài thay đổi tùy vào nhu cầu của gia chủ.
  • Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15%. Vị trí đường dốc xuống tầng hầm phải cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
  • Nền và vách hầm phải được đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm.
  • Đảm bảo chống thấm, chống ngập tốt.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy.

ham-ruou-can-dam-bao-kha-nang

5. Thiết kế hầm rượu

Trước khi bắt tay vào thiết kế hầm rượu, gia chủ cần xác định được mục đích làm hầm rượu là gì? Xây hầm rượu chỉ để bảo quản rượu, trưng bày rượu hay có cả không gian tiếp khách và thư giãn. Sau đó, tùy vào sở thích và nhu cầu mà gia chủ lựa chọn phong cách thiết kế cổ điển hay hiện đại, đơn giản hay sang trọng để tăng thêm tính mỹ quan cho hầm rượu. Để làm được điều này, thiết kế hầm rượu cần lưu ý các yếu tố sau:

Vị trí

Hầm rượu thường được xây dưới mặt đất, ở các vị trí khô ráo và không bị ngập nước như: hầm rượu trong bếp, trong sân vườn, hầm rượu dưới tầng hầm, thiết kế hầm rượu dưới sàn phòng khách, gầm cầu thang,… Tùy theo diện tích xây dựng và kiến trúc mà gia chủ lựa chọn vị trí xây hầm rượu phù hợp.

Diện tích

Kích thước hầm rượu sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Chẳng hạn, hầm rượu thông thường để bảo quản và trưng bày rượu thì chiều rộng hầm tối thiểu 45cm là đủ. Nhưng đối với hầm có cả không gian để thử rượu và thư giãn, giải trí, tiếp đón khách thì diện tích hầm tối thiểu phải là 15m2.

Kiểm soát nhiệt độ

Kiểm soát nhiệt độ là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thiết kế hầm rượu. Nhiệt độ được coi là lý tưởng cho việc bảo quản rượu vang là từ 12 – 18 độ C. Trong đó, vang trắng từ 12 – 15 độ C, vang đỏ 15 – 18 độ C. Đặc biệt, nhiệt độ phải được giữ ổn định trong thời gian dài và phù hợp với từng loại rượu. Bởi rượu vang là một thứ đồ uống rất tinh tế, chỉ chênh lệch một chút về nhiệt độ hay độ ẩm có thể làm hư hỏng chai rượu quý của bạn.

Nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học ảnh hưởng đến hương vị cũng như chất lượng rượu. Nhiệt độ quá thấp sẽ làm tuổi rượu bị chậm hơn. Nếu không kiểm soát tốt, nhiệt độ trong phòng biến đổi thất thường có thể làm mất đi vị ngon của rượu. Do đó, khi làm hầm chứa rượu vang gia chủ không nên xây hầm rượu bên cạnh hoặc tiếp xúc với nguồn nhiệt trực tiếp như bếp lò, lò sưởi. Đồng thời lắp đặt hệ thống làm lạnh để kiểm soát nhiệt độ ổn định trong hầm rượu.

kiem-soat-nhiet-do-ham-ruou

Độ ẩm trong hầm rượu vang

Độ ẩm thích hợp trong hầm rượu ở mức 57 – 70%. Nếu hơi ẩm cao sẽ khiến nút chai không bị khô, dễ gây nấm mốc và làm hỏng các nhãn trên chai rượu. Còn trong điều kiện độ ẩm thấp hơn mức trên sẽ làm các nút bấc bị teo, thùng gỗ bị hở dẫn đến hỏng rượu.

Để kiểm soát độ ẩm, gia chủ nên treo nhiệt kế trong hầm rượu, lắp đặt máy tạo độ ẩm và lót một lớp cát mỏng cùng đá dăm ở sàn hầm rượu khi thi công để chống ẩm mốc. Bên cạnh đó, các chai rượu được khuyến nghị nên đặt cố định và nằm ngang, nhãn ngửa lên để tránh rung lắc và đảm bảo rượu luôn được tiếp xúc với nút chai để nút chai không bị khô.

Ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm trong thiết kế hầm rượu. Trên thực tế, ánh sáng tự nhiên sẽ đẩy nhanh quá trình oxi hóa, làm hỏng hương vị và màu sắc của rượu. Vì vậy, ánh sáng trong hầm rượu nên vừa đủ để nhìn rõ rượu và không quá sáng để ảnh hưởng tới chất lượng rượu. Đó là vì sao hầm rượu thường được bố trí âm dưới đất, trong phòng kín và hạn chế sử dụng kính.

Không nên sử dụng bóng đèn sợi đốt trong hầm rượu vì loại bóng này tỏa quá nhiều nhiệt, gây ảnh hưởng tới hương vị của rượu. Bạn có thể lắp đèn LED dưới các kệ rượu hoặc đèn chùm sẫm màu trên cao để chiếu sáng cho toàn bộ không gian hầm rượu.

Thông gió

Hầm rượu ở trong không gian kín tuy nhiên cần bố trí hệ thống thông gió để lưu thông không khí, tránh ẩm mốc, vi khuẩn. Bên cạnh đó cũng cần xử lý cách âm để giảm tiếng ồn, bố trí hệ thống cấp thoát nước hợp lý để vừa xử lý nước thải xuất phát từ hầm rượu lại vừa đảo bảo hầm không bị ẩm mốc.

Vật liệu làm hầm rượu

Tường và trấn của hầm rượu vang nên sử dụng các vật liệu có khả năng chịu lực, chống thấm và chống ẩm tốt, giữ nhiệt ổn định như gạch, gỗ, bê tông, đá, kim loại, thạch cao,… Mỗi loại vật tư làm hầm rượu sẽ có giá cả khác nhau tương ứng với mức đầu tư khác nhau của từng gia chủ. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu thư giãn, tiếp khách trong hầm rượu thì gia chủ có thể bố trí thêm bàn ghế, sofa, quầy bar,… để làm nơi thưởng thức, nhâm nhi ly rượu vang hảo hạng.

  • vat-lieu-xay-dung-ham-ruou

Trang trí hầm rượu

Hầm rượu có thể được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau, tùy theo sở thích của chủ sở hữu. Một số phong cách trang trí hầm rượu được ưa chuộng hiện nay có thể kể đến như: phong cách truyền thống với kệ gỗ và tường bằng gạch đá; phong cách cổ điển với vật liệu chủ đạo là gỗ, đất sét và các phù điêu cổ; phong cách hiện đại với các kệ thép không gỉ và tường sơn trắng, phong cách sang trọng với nội thất bọc da,….

Gia chủ nên làm tủ kính để trưng bày được nhiều rượu. Mỗi loại rượu có cách bảo quản khác nhau nên gia chủ cần lưu ý bố trí hệ thống ánh sáng và các tủ, ngăn đựng rượu sao cho phù hợp và thuận tiện sử dụng.

6. Quy trình thi công hầm rượu

Để tạo ra một hầm rượu chất lượng không đơn giản chỉ là xây một căn hầm dưới đất, mà cần đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra nhằm đảm bảo công năng sử dụng của hầm rượu. Sau khi có bản vẽ thiết kế hầm rượu đã được duyệt, đơn vị thi công sẽ tiến hành xây dựng hầm rượu theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn vị trí đặt hầm rượu. Hầm rượu nên được xây dựng tại những vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp giúp quá trình bảo quản sản phẩm được thuận tiện nhất.
Bước 2: Gia cố nền móng bằng các biện pháp như ép cọc, khoan cọc nhồi đối với nền đất yếu,…
Bước 3: Đào đất tầng hầm và vận chuyển ra khỏi công trình để sử dụng lại hoặc tiêu hủy theo đúng quy định trong xây dựng.
Bước 4: Thi công móng, sàn hầm. Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: bê tông lót móng, lót nền, cốp pha móng và cốt thép móng. Trong quá trình lát sàn hầm nên sử dụng các vật liệu ít xốp, dễ thấm nước để bảo quản rượu được tốt nhất. Ngoài ra, có thể sử dụng sứ, đá, lát sàn gỗ, thảm cho hầm rượu vang.
Bước 5: Thi công vách hầm rượu như vách bằng bê tông, tường chắn bằng gạch, đá,… cùng với các giải pháp chống thấm từ dưới lên và từ ngoài vào.
Bước 6: Lắp đặt thêm lớp cách nhiệt và rào cản hơi để ngăn chặn tình trạng rò rỉ nước, hơi ẩm của hầm rượu. Lưu ý cần kiểm tra cẩn thận để không có bất kỳ lỗ hổng, rò rỉ về không khí, ánh sáng hay nước ở trong hầm, vì sẽ làm biến đổi chất lượng của sản phẩm.
Bước 7: Lắp đặt hệ thống làm mát để đảm bảo yếu tố về nhiệt độ, giúp bảo quản rượu không bị hư hỏng. Dựa theo kích thước và cấu trúc hầm để chọn thiết bị làm mát cho phù hợp.
Bước 8: Lắp đặt vách thạch cao, ổ cắm và hệ thống ống dẫn ở trong hầm.
Bước 9: Trang trí tạo điểm nhấn nổi bật, độc đáo cho hầm rượu. Tường và trần là hai yếu tố bạn không nên bỏ qua khi trang trí hầm rượu. Bạn có thể trang trí thêm các giá treo, kệ rượu, lắp đặt những dải gỗ trên mặt tường và trần nhà, chọn loại cửa phù hợp,…

Hy vọng với những thông tin về hầm rượu trong bài viết trên đây đã giúp ích phần nào cho quý bạn đọc trong việc lên ý tưởng thiết kế thi công hầm rượu vang tại nhà. Nếu có nhu cầu thiết kế và thi công hầm rượu nói riêng và xây nhà trọn gói biệt thự, nhà phố, hãy liên hệ ngay với KPM để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất. Chúc các bạn mọi việc suôn sẻ!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

hoan-thien-noi-that-nha-dep
Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab