31 Nguyên tắc chuẩn mực phải biết để có một căn bếp đẹp, tiện nghi

Có thể nói bếp chính là trái tim của ngôi nhà. Đây là nơi gia đình cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc ấm cũng, vui vẻ cùng những món ăn ngon. Để có được một không gian nhà bếp đẹp và tiện nghi, bạn cần chú ý đến cách bố trí các khu vực khác nhau. Đừng để khu vực phòng bếp trở thành một nơi hỗn độn, chật chội và nguy hiểm. Hãy để KPM bật mí 31 nguyên tắc thiết kế nhà bếp khoa học ngay trong bài viết sau đây!

Diện tích phòng bếp và vị trí sắp đặt của mỗi gia đình tuy khác nhau, tuy nhiên có những quy chuẩn bắt buộc phải tuân thủ, để đảm bảo tốt nhất cho cuộc sống sinh hoạt thoải mái về sau.

Nguyên tắc 1: độ mở của cánh cửa tối thiếu là 81cm, phần thân cửa rộng từ 25cm đến 60cm, do đó chiều rộng của cửa bếp tối thiểu là 85cm

Nguyên tắc 2: để đảm bảo an toàn cho khu vực quanh cửa ra vào, không nên thiết kế kiểu không gian chồng chéo, nghĩa là không nên thiết kế nhiều cánh cửa chia sẻ một không gian mở

Nguyên tắc 3: khoảng cách khu vực tam giác bếp tủ lạnh – bếp – bồn rửa phải được thiết kế theo tiêu chuẩn các khoảng cách tủ lạnh – bếp, bếp – bồn rửa, tủ lạnh – bồn rửa không quá 65cm. Khu vực tam giác bếp là được sử dụng nhiều nhất, không gian đi lại nhiều nhất, cho nên khoảng cách giữa 2 thiết bị trên cạnh của tam giác không nên quá 2.7m và cũng không ít hơn 1.2m. Khoảng cách này đảm bảo cho việc thiết kế nội thất tổng thể hài hòa hơn.
noi-that-phong-bep-an-tan-co
Nguyên tắc 4: trung tâm làm việc trong bếp không bị tách biệt, không nên dùng những chiếc tủ cao hay tấm ngăn cách các không gian làm việc trong bếp như khu vực rửa bát với khu vực nấu nướng, khu vực để đồ là cần thiết. Để không gây cản trở cho việc nấu nướng hay chuẩn bị đồ ăn. Các khu vực trong bếp cần được nối liền và thông với nhau.
noi-that-phong-bep-anhien-dai
Nguyên tắc 5: phải đảm bảo không gian di chuyển trong nhà bếp, bằng cách hạn chế để nhiều vật cản trở có kích thước lớn để tránh tai nạn do va quệt trong quá trình sử dụng.
Nguyên tắc 6: chiều rộng của lối đi nhà bếp đẹp nên tối thiểu là 105cm, nếu bếp dành cho một người nội trợ; tối thiểu là 120cm nếu bếp dành cho hai người nội trợ. Không gian sàn tối thiểu là 150cm, đảm bảo cho quá trình di chuyển thuận tiện trong không gian bếp.
thiet-ke-noi-that-tan-co-dien-phong-bep-an
Nguyên tắc 7: chiều rộng của lối đi lại trong không gian nhà bếp tối thiểu là 90cm. Nếu các lối đi vuông góc với nhau thì chiều rộng của nó ít nhất là 105cm.
Nguyên tắc 8: phải giải phóng mặt bằng khu vực ăn uống, nấu nướng. Nếu đằng sau ghế ngồi không có lối đi, chỉ để khoảng trống cho thoáng, thì chỉ cần khoảng 80cm, tính từ chân bàn đến chân tường. Nếu đằng sau ghế ngồi không phải là lối đi thường xuyên thì khoảng trống này là 90cm, sẽ thoải mái và hợp lý hơn.
Nguyên tắc 9: không gian đặt bàn ăn, chỗ ngồi trong bếp tính theo đầu người, thường là tính vào diện tích bàn ăn, mỗi người nên được dành tối thiểu chiều rộng là 60cm.
Nếu bàn cao 75cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 45cm
noi-that-phong-bep-an-nha-pho
Nếu bàn cao 90cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 40cm
Nếu bàn cao 105cm, chiều sâu tối thiểu phù hợp để chân co duỗi thoải mái là 30cm
Nguyên tắc 10: khi thiết kế bếp nếu bếp chỉ có 1 bồn rửa, nó phải được đặt liền kề hoặc nối thẳng đến khu vực đặt bếp nấu và tủ lạnh. Kích thước tối thiểu được đề xuất để đặt bồn rửa là 90cm x 65cm x 20cm.
Nguyên tắc 11: Khoảng rộng ở khu vực bồn rửa bát bao gồm khu vực đặt bồn rửa, khu vực sê chế đồ nấu, khu vực để đồ đã sơ chế. Khu vực sơ chế đồ nấu có chiều rộng ít nhất là 45cm, khu vực để đồ đã sơ chế có chiều rộng ít nhất là 60cm.
Nguyên tắc 12: khu vực chế biến đồ ăn nên rộng 90cm x sâu 60cm, đặt ngay cạnh bồn rửa. Chiều rộng của khu vực này tối thiểu là 75cm và một khoảng trống thoải mái trong quá trình sơ chế đồ ăn.
Nguyên tắc 13: vị trí đặt máy rửa bát không nên cách quá xa bồn rửa bát, khoảng cách tối đa này là 90cm, đảm bảo sự cân đối cho mẫu bếp đẹp.
noi-that-phong-bep-anhien-dai
Nguyên tắc 14: Thùng rác sẽ tiện lợi hơn khi được thiết kế gắn vào cánh tủ, hoặc ô tủ đựng thùng rác nên có ít nhất 2 ô nhỏ để hai thùng rác khác nhau
Nguyên tắc 15: bồn rửa bát phụ thường được đặt riêng biệt trong bếp, không nối liền với bất kỳ thiết bị nào, nên chừa khoảng cách từ mép ngoài cùng bàn đặt bồn rửa đến cạnh ngoài của bồn rửa ít nhất là 7cm. Khoảng cách phía còn lại là 45cm, toàn bộ mặt khu vực đặt bồn rửa cao bằng nhau.
Nguyên tắc 16: khoảng trống giữa tủ lạng với các vật dụng khác trong bếp là 38cm, kích thước tủ lạnh này đều dùng chung cho tủ lạnh 1 cánh và 2 cánh. Khoảng trống để trước tủ lạnh là 75cm x 120cm. Phần không gian này song song với tủ lạnh, với đường trung tâm của sàn, khoảng cách từ đường trung tâm này đến cạnh chân đầu tiên của thiết bị đối điện tử tối đa là 120cm.
Nguyên tắc 17: khu vực đặt bếp nấu, nên để trống phần không gian 2 bên cạnh bếp, tối đa là 30cm và 38cm. Nếu thiết kế bếp theo dạng đảo hoặc bán đảo nên để khoáng trống đằng sau của mặt bếp là 25cm. Chiều cao tối đa của khu vực đặt bếp nấu là 86cm, cần phải để khoảng trống phù hợp với độ sâu, khu vực dưới bếp nấu để người nấu đứng thoải mái khi nấu.
Nguyên tắc 18: không gian phía trên bếp nấu thì khoảng cách từ mặt bếp nấu lên mặt dưới máy hút mùi hoặc vật dụng khác, bề mặt tường trần là 60cm, để đảm bảo không xảy ra cháy nổ, bắt lửa. Khoảng trống phía trên mặt bếp nấu tối thiểu là 75cm để tránh cháy nổ, bắt lửa khi nấu. Nếu đặt lò vi sóng ở phía trên của bếp nếu cần, cần phải thiết kế, lắp đặt theo thông số kỹ thuật riêng.
Nguyên tắc 19: Hệ thống thông gió cho khu vực bếp nấu
Muốn có không gian bếp nấu thông thoáng, nên tuân thủ chính xác từ kích thước các thiết bị bên trong đến khoảng trống giữa các thiết bị này. Tốc độ thông khí tối thiểu là 150 khối khí/ phút.
Nguyên tắc 20: không nên đặt bếp dưới cửa sổ hoặc quá gần cửa sổ. Cửa hoặc cửa sổ trên hoặc gần bếp nấu không nên làm bằng vật liệu dễ cháy nổ, nên có bình chữa cháy trong bếp và đặt cạnh lối đi, nơi dễ lấy. Nơi đặt bình chữa cháy phải treo cao so với sàn từ 38cm đến 120cm.
Nguyên tắc 21: vị trí đặt lò vi sóng có ý nghĩa quan trọng, nên xác định vị trí lò vi sóng sau khi xem xét chiều cao cũng như khả năng của người sử dụng. Vị trí đặt lò vi sóng lý tưởng là thấp hơn vai người dùng 7cm và không cao hơn 140cm so với sàn nhà. Nếu lò vi sóng đặt ở phía dưới, gần sàn nhà thì nên cách sàn nhà ít nhất 38cm.
Nguyên tắc 22: nên đặt lò vi sóng có khoảng trống phía trên, dưới cạnh lò vi sóng là 38cm, tùy thiết kế của tủ để lò vi sóng, vị trí đặt lò vi sóng. Thông thường lò vi sóng có thể đặt trong ngăn tủ, có cánh đóng hoặc trong ngăn tủ không có cách đóng hoặc trên nóc tủ không có cánh như trong hình.
Nguyên tắc 23: vớ vị trí đặt lò nướng, khoảng trống 2 bên lò nướng ít nhất là 38cm, nhưng không quá 120cm. Khoảng trống 32 bên lò tối thiếu là 68cm, chia đều cho 2 bên.
Nguyên tắc 24: Khoảng cách giữa 2 thiết bị nhà bếp nên tính bằng tổng khoảng cách yêu cầu cho khoảng trống cạnh 1 thiết bị cộng thêm 30cm. Nếu như đặt tủ lạnh và bếp gần nhau thì khoảng cách trống nên là 68cm.
Nguyên tắc 25: về việc thiết kế mặt bàn bếp đẹp, tổng chiều dài của mặt bàn bếp phục vụ cho việc nấu ăn trong bếp là 400cm, chiều sâu là 60cm.
Nguyên tắc 26: Góc bàn bếp, nên để các góc của bàn bếp tròn thay vì nhọn. Góc có thể được cắt bớt thành vát hoặc tròng phi lê, bán kính lớn nhất thường dùng cho góc bàn là 5cm.
Nguyên tắc 27: tủ đựng đồ trong bếp tổng mặt tiền của các tủ này nên là 3550cm với căn bếp nhỏ, 4300cm với căn bếp có diện tích trung bình, 5100cm với căn bếp có diện tích lớn. Mặt sàn của các tủ đựng đồ bếp nên cách mặt sàn từ 38cm đến 120cm. Mặt tiền và ngăn kép tủ bếp được xác định bằng kích thước cả tủ, cộng cả chiều sâu. Công thức tính là chiều rộng tủ x số lượng giá / tủ x chiều sâu cảu tủ = mặt tiền của tủ/ kệ. Tủ để đồ nên cao ít nhất là 215cm.
noi-that-phong-bep-an-biet-thu-dep1
Nguyên tắc 28: Ngăn chưa đồ dưới bồn rửa bát, kích thước của tủ đồ này nên là 182cm. Khoảng cách từ mặt sàn đến tủ đồ này nên giao động từ 38cm đến 48cm.
Nguyên tắc 29: thiết kế góc liên hoàn vào góc bếp, mỗi góc bếp đều có chức năng riêng, phần tủ dưới chân cũng vậy. Nhiều tủ bếp không có góc tủ, khi đó không thể áp dựng quy tắc này.
Nguyên tắc 30: bảng ổ điện nên để ở vị trí thuận tiện cho quá trình sử dụng phục vụ cho việc nấu nướng. Bảng ổ điện nên đặt ở vị trí cách sàn bếp ừ 38cm đến 112cm.
Nguyên tắc 31: hệ thống đèn chiếu sáng cho bếp. Ngoài ánh sáng chung cho toàn bộ không gian bếp thì mỗi khu vực nhỏ nên được thiết kế hệ thống chiếu sáng riêng để phù hợp với đặc thù hoạt động tại đó. Cửa sổ, cửa ra vào, chiếm 8% diện tích bếp, ánh sáng từ nhiều nguồn, nhiều biểu thị và có thể điều chỉnh.
Trên đây là 31 nguyên tắc thiết kế bếp đẹp quan trọng, đầy đủ và chi tiết các hạng mục, giúp bạn có thể sở hữu được không gian sinh hoạt khoa học. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Kiến Phú Mỹ để được tư vấn miễn phí nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-bep-anhien-dai
san-mat-bang-ep-coc
cau-thang-nha-ong-4m2
Chong-tham-san-tuong-tang-ham-1