Các phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà

Công tác chống thấm vô cùng quan trọng và điều này phải được chú ý trong tất cả các công đoạn từ chuẩn bị vật liệu, phương án thiết kế hay trong quá trình thi công xây dựng. Trong bài viết này, Kiến Phú Mỹ sẽ gửi tới bạn phương pháp xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà, đặc biệt là khi xây các ngôi nhà cao tầng như thiết kế biệt thự 2 tầng hay 3 tầng.

1. Khi nào cần chú ý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Khe hở tiếp giáp giữa hai nhà (khe co giãn) hình thành trên cơ sở 1 công trình vừa mới xây xong, tường đã trát với một công trình đã hoàn thiện trước đó. Thi công sát nhau không cùng một thời gian, nhà xây sau không trát được khe tường tiếp giáp, không có không gian lắp đặt máng thoát nước và do cả sự co lún không đồng đều giữa 2 nền móng.

Công tác chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà còn phải được quan tâm trong trường hợp nhà xây mới cao hơn công trình cũ. Theo nguyên tắc nước mưa khi rơi xuống sẽ chảy từ nơi cao tới nơi thấp. Tức là nước sẽ chảy trên bờ tường của ngôi nhà cao hơn và chảy tiếp xuống khe hẹp tiếp giáp giữa hai nhà. Theo đó nước mưa cũng sẽ ngấm vào bề mặt tường của ngôi nhà cao hơn và thấm vào phần tường không được trát bên dưới. Trong hướng di chuyển đó nếu tường nhà xây trước đã bị phong hóa do thời tiết và thời gian làm xuất hiện các khe nứt thì cũng có khả năng bị thấm tương tự.

2. Nếu không chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà thì sao?

Việc chống thấm nói chung và khe tiếp giáp giữa 2 công trình là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nước mưa có thể dễ dàng ngấm vào các vết khô nứt của tường lâu ngày dẫn đến tình trạng tường nhà 2 bên sẽ bị ẩm mốc, ố vàng, rong rêu cả ở mặt trong nhà lẫn tường ngoài. Lớp sơn bị ẩm cũng loang lổ hoặc phồng rộp và suy yếu dần công năng chống thấm, bảo vệ tường.

Không chỉ gây ảnh hưởng tới công năng bảo vệ ngôi nhà, việc tường nhà bị thấm dột còn làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới không gian và chất lượng cuộc sống sinh hoạt. Sẽ vô cùng bất tiện khi một ngày bức tường của ngôi nhà trở nên ẩm mốc và gia chủ cần phải sửa lại nó.

Đó là lý do vì sao cần phải xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà để chặn nước. Đây là công việc sớm muộn cũn phải làm bởi sự tàn phá của nước với tường nhà. Nếu có điều kiện thì phương án tối ưu nhất là chống thấm ngay từ lúc đang thi công hoặc trước khi dọn vào ở để tránh làm gián đoạn cuộc sống sinh hoạt sau này. Đừng để thấm rồi mới chống!

1-chong-tham-khe-tiep-giap-giua-hai-nha

3. Các cách xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà

Như đã phân tích ở trên, có 2 trường hợp chính có thể dẫn tới hiện tượng thấm tường nhà liền kề do hở khe đó là tường cao, tường thấp hoặc hai tường cao tương đương nhau. Và tất nhiên mỗi trường hợp độ cao tường khác nhau thì các giải pháp chống thấm cũng không giống nhau, chưa kể đến khoảng cách giữa khe là lớn hay nhỏ. Thực tế có những nhà sẽ cố gắng xây sát khít nhau hoặc sử dụng chung bờ tường vừa tăng diện tích mà cũng chống thấm tốt hơn.

Xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tường thấp, tường cao

Công trình mới cao hơn công trình cũ

Để ngăn chặn dòng nước mưa chảy xuống khe, người ta thường dùng một tấm tôn mỏng làm máng hứng nước. Quy trình làm có thể diễn ra đơn giản như sau:

Bước 1: Xây tường nhà bình thường đến độ cao hơn một chút so với sàn mái và tường của nhà liền kề đã xây dựng trước đó.

Bước 2: Đóng tôn mỏng ở vị trí cao hơn khe hở tiếp giáp để khi công trình mới. Lớp vữa trát bị lún xuống vài cm thì đoạn tôn này vẫn đảm bảo độ dốc từ trên xuống dưới theo hình máng chảy, đảm bảo nước mưa thoát nhanh và không ngấm vào khe. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của phương pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng máng nước.

Bước 3: Sau khi đóng tôn vào tường gạch sẽ thực hiện trát đè xi măng lên tường tạo sự gắn kết chặt chẽ.

Có thể thấy chỉ có duy nhất một vật liệu phổ biến xuất hiện trong kỹ thuật chống thấm này chính là tấm tôn mỏng. Vậy thì có yêu cầu đặc biệt gì với chất liệu này không?

Câu trả lời là có!

– Thực tế trên thị trường có rất nhiều loại tôn với kích thước, màu sắc và đặc tính khác nhau. Gia chủ cần lưu ý lựa chọn tôn phẳng, mỏng, chỉ dày từ 0,1-0,5mm để chắn nước bởi nếu tôn quá dày thì độ đàn hồi và tính dẻo không cao khiến quá trình thoát nước diễn ra chậm hơn. Thêm vào đó nếu dùng tôn quá dày thì với một dải mảng lớn sẽ trở thành nguyên nhân của việc lớp vữa trát bị lún hay đứt gãy hoặc bật tung lớp ngoài, giảm khả năng bảo vệ mặt tường.

– Ngoài tôn thì gia đình cũng có thể tìm một loại vật liệu thay thế là inox- loại hợp kim có khả năng chống gỉ và độ bền cao.

– Về bề rộng của tôn thì dài khoảng 30-50cm, chiều dài đủ che dọc chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà.

– Cần kiểm tra tấm tôn thường xuyên, mặc dù độ bền khá cao nhưng trường hợp sử dụng quá lâu (từ 5-7 năm) thì lớp tôn sẽ có khả năng bị bục vỡ, hư hỏng, hết giá trị sử dụng, cần phải tháo bỏ lớp tôn và xử lý lại.
Xem thêm: Xây nhà 3 tầng phong cách hiện đại

1-chong-tham-khe-tiep-giap-giua-hai-nha

Công trình mới xây thấp hơn công trình cũ

Đối với trường hợp này cần phải đóng đinh cố định lớp tôn máng hay inox lên tường. Sau đó dùng phụ gia keo poly urethane đàn hồi thích hợp như sikaflex construction áp để bơm trám kín khe hở giữa tôn ghép và tường. Như vậy thì phần nước mưa theo chảy xuống tường nhà xây trước gặp đoạn tôn này sẽ bị đẩy ra và chảy xuống mái nhà xây mới.

Xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà tường cao bằng nhau

Đối với tường nhà cao bằng nhau thì có thể lựa chọn cách thi công sau:

Lợp mái tôn

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng cách lợp mái tôn tạo thành mái chảy sang hai sân thượng là cách sử dụng cho những trường hợp 2 tường xây cao bằng nhau. Việc sử dụng tôn kẽm hoặc tôn nhựa tạo thành hình chóp mái bao phủ hết 2 khe nhà và cho chảy ngược lại vào sân thượng. Nên nhớ tốt nhất là giữa khe 2 nhà có bờ tường, tránh trường hợp không có bờ tường ngăn nước sẽ trôi ngược lại. Phương pháp xử lý chống thấm này khá đơn giản tuy nhiên lại không được đánh giá cao về độ bền.

Chống thấm bằng keo gốc silicon hoặc keo tạo màng gốc polymer, acrylic

Phương pháp chống thấm này dành cho tình trạng tường xuất hiện những khe nứt rạn như chân chim, nhỏ và chạy thành rãnh. Tất nhiên việc xuất hiện những đường gãy như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như công năng chống thấm của tường. Khi đó bạn có thể bơm keo để bít và hàn lại liên kết giữa những vết nứt trên tường. Nếu là keo tạo màng plymer hay crylic thì có tính dàn hồi cao, chống chịu nước và nhiệt tốt. Khi bơm phủ lên điểm tiếp giáp nhỏ giữa hai nhà chắc chắn không bị ngấm nước.

Chống thấm bằng màng khò dán gốc bitunm có sợi polyester gia cường lực nén- lực kéo

Nếu như những cách trên chủ yếu dành cho những vách nhà sát nhau thì kinh nghiệm chống thấm tường nhà này sử dụng cho 2 tường nhà cách nhau từ 1-7cm. Phương pháp này sử dụng được trong trường hợp tường nhà cao bằng nhau với trình tự các bước như sau:

– Cạo sạch cả hai nền sân thượng hết những phần liên kết yếu như vữa, bẩn đi

– Dùng khò nóng thổi khô những điểm vừa cạo để đảm bảo không còn nước đọng bên trong

– Phủ một lớp bitum này lên khoảng tường cần chống thấm, thổi đèn khò vào cho màng chảy ra bám vào tường hoặc sàn. Nên khò rộng khoảng từ 20-40cm để an toàn cho việc chống thấm.

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà bằng màng khò

Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà là công đoạn quan trọng đảm bảo công năng sử dụng và sinh hoạt cho 2 bên hàng xóm liền kề. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về các phương pháp chống thấm tường nhà.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

hoan-thien-noi-that-nha-dep
Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab