Các phương pháp gia cố móng nhà cũ chuẩn và cực đơn giản

Trong thực tế xây dựng có một số trường hợp chúng ta phải gia cố móng nhà để đáp ứng nhu cầu nâng cấp công trình hoặc khắc phục sự cố. Vậy bạn có biết thế nào là gia cố móng nhà, và người ta thực hiện nó bằng cách nào?

1. Gia cố móng nhà là gì?

Gia cố móng nhà là hoạt động bổ sung thêm các phần chi tiết hoặc vật liệu cho nền móng nhằm tăng khả năng chịu lực tải trọng của nền móng. Việc này có thể thực hiện bằng cách thêm các chi tiết móng phụ, thay đổi kết cấu móng phù hợp với công trình hoặc bổ sung yếu tố chịu lực cho lớp nền chịu tải của địa chất dưới móng bằng các vật liệu và công cụ.

gia-co-mong-nha-1

2. Khi nào cần gia cố móng nhà

Thông thường sẽ có hai trường hợp phổ biến cần thiết phải gia cố nền móng nhà.

Gia cố móng nhà cấp 4 để nâng thêm tầng

Nhiều gia đình lúc ban đầu xây dựng nhà cấp 4, sau đó muốn nâng tầng hay mở rộng thêm công năng. Nếu đập đi xây lại sẽ gây ra sự tốn kém và lãng phí không cần thiết, người ta thường chọn tận dụng nền móng cũ và gia cố thêm để tăng khả năng chịu lực của móng nhà.
Gia cố móng giúp chủ nhà vừa tiết kiệm được chi phí, tận dụng móng cũ để mở rộng, nâng cấp nhà vừa rút ngắn thời gian thi công nhanh chóng hơn.

Gia cố móng khi công trình xuống cấp

Sau năm tháng sử dụng một số công trình có dấu hiệu sụt lún, nứt nẻ. Gây ra sự mất thẩm mỹ và kém an toàn. Tình trạng này thường là do một số nguyên nhân như:

  • Chất lượng nguyên vật liệu không đảm bảo độ bền, tuổi thọ mong muốn
  • Móng đã được thi công không đúng kĩ thuật
  • Độ sâu của móng không đáp ứng
  • Thiếu khảo sát địa chất kỹ lưỡng, lựa chọn nền đất yếu hoặc quá ẩm ướt khi xây dựng.
  • Sự thay đổi các yếu tố khách quan hoặc công trình có tuổi đời quá lâu.​

thi-cong-nha-vuon-1-tang-dep

3. Quy trình gia cố móng nhà

Khảo sát móng và đưa ra phương án cải tạo: Trước khi thi công gia cố móng chúng ta cần khảo sát, xem xét kỹ phần nền móng, phần dầm cột nhà, kết cấu móng và công trình, ước tính tải trọng, phân tích sự phân bố tải trọng để chọn phương án thi công phù hợp.

Xử lý móng: xử lý các vấn đề liên quan có thể gây ảnh hưởn tới móng cũ, cấy thêm trụ nếu cần để đảm bảo sự ổn định của công trình, xử lý địa tầng đất xung quanh và bên dưới nền móng.

Thực hiện gia cố móng: thường sử dụng cách mở rộng đế móng, hoặc tạo ra những kết cấu phụ trợ bằng cách thêm kết cấu gối tựa liên kết vào móng cũ để phân tán áp lực công trình lên móng. Các bước thực hiện sẽ như sau:

  • Đào đất cho lộ đế móng
  • Khoan cấy sắt vĩ đủ kích thước mở rộng.
  • Kết cấu sắt và móng với sắt đà chịu lực
  • Ghép lắp dựng cốt pha và đổ bê tông mác 250
  • Tháo cốt pha và lấp đất bằng mặt nền cũ

Một số công trình khi gia cố móng cần phải xử lý móng và xử lý kết cấu công trình để giảm tải trọng của công tình lên móng và phân bố hợp lý áp lực lên móng đồng thời phải kết hợp xử lý nền đất yếu, địa chất kém để đảm bảo chất lượng và độ ổn định tốt nhất sau thi công.

4. Biện pháp xử lý móng

– Thay đổi loại móng và độ cứng của móng: chuyển đổi loại móng đơn sang móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp, thêm bê tông cốt thép phụ, có thể tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.

– Thay đổi kích thước và hình dáng móng: Khi mở rộng đáy móng – tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên với nền đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.

– Thay đổi chiều sâu chôn móng: tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng.

Xử lý về kết cấu công trình

– Làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu công trình để đủ sức chống chịu các ứng lực sinh ra do lún lệch, lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn.
– Dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình bằng các khe lún để khử được ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều, làm tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình và cả móng.
– Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, thanh mảnh, và vẫn đảm bảo khả năng chịu lực của công trình nhằm mục đích làm giảm trọng lượng bản thân công trình, giảm tải tĩnh tác dụng lên móng.

ho-so-thi-cong-biet-thu-dep

Xử lý nền đất yếu

Phổ biến khi xử lí nền đất yếu để củng cố móng công trình người ta thường sử dụng các biện pháp như:
+ Phương pháp bấc thấm (PVD): là phương pháp sử dụng các sợi/ống bấc thấm ( làm từ vật liệu chuyên dụng trong xây dựng), giúp thấm thẳng đứng để tăng nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của đất, làm giảm độ rỗng, độ ẩm, tăng dung trọng.

+ Cố kết động là giải pháp xử lý nền ít tốn kém, diện tích gia cố lớn, có thể được thi công nhanh chóng. Đây là công nghệ thích hợp để gia cố các lớp đất chắp, mới đắp chưa được đầm chặt.
+ Cọc cát đầm chặt là gải pháp cho phép tăng sức chịu tải và rút ngắn thời gian cố kết của đất nền. Thiết bị cọc cát hiện thời đã cho phép thi công cọc có đường kính lớn 40-70cm và chiều dài 25m. Giải pháp công nghệ này phù hợp, có tính kinh tế và cho phép xử lý sâu.
+ Cọc đất vôi, đất xi măng nên được dùng rộng rãi để gia cố sâu đất nền. Đây là giải pháp hữu ích, không cần thời gian chất tải, giúp tăng cường độ ổn định của nền tốt.
+ Gia tải trước kết hợp với thoát nước bằng bản nhựa hoặc giếng cát. Hiện nay, tải trọng tác động có thể thay thế bằng công nghệ hút chân không. Các thiết bị công nghệ giúp cắm bản nhựa xuống độ sâu trên 20m. Với phương pháp này cần phải quan trắc độ lún, áp lực nước lỗ rộng, dịch chuyển ngang để so sánh với dự tính chính xác hơn.
+ Hiện nay thị trường xây dựng ở Việt Nam người ta hay dùng cọc để gia cố nền đất yếu. Có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép, cọc tre và cọc tràm. Đây là giải pháp tối ưu kinh tế cho công trình có điều kiện đất nền và tải trọng tương đối thuận lợi. Tuy vậy, do sự giới hạn của chiều dài cọc, nên khả năng áp dụng thực tế cũng bị hạn chế phù hợp hơn cho công trình nhà ở độc lập, bề rộng phần đất đắp nhỏ.

5. Loại cọc gia cố nền móng phổ biến

Tùy vào địa hình của khu đất nền móng để nhà thi công lựa chọn loại cọc gia cố nền móng phù hợp. Dưới đây là những loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong xây dựng hiện nay.

Cọc cừ tràm, cừ tre

Một trong những loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong các công trình xây dựng là cọc cừ tràm – loại cọc được làm từ cây tràm, hoặc cọc tre làm từ cây tre, có tính năng chịu nước tốt, sự lựa chọn hoàn hảo cho những công trình ở vùng đất yếu, vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, cọc cừ tràm chỉ thích hợp cho công trình thấp tầng, có tải trọng nhỏ.

thi-cong-biet-thu-dep

Cọc ép

Cọc ép thường là loại cọc vuông, đúc bằng bê tông cốt thép. Kích cỡ phổ biến của loại cọc này thường là 25x25cm và chiều dài là 11m.
Ưu điểm của loại cọc gia cố nền móng sử dụng cọc ép là nhanh chóng, gọn gang, có thể tính toán được tải trọng khi ép cọc. Giá thành của loại cọc ép cũng không quá cao, phù hợp cho mọi công trình xây dựng.
Thế nhưng, nhược điểm của loại cọc này là không thi công được ở những công trình có đường chật hẹp hay khu vực có dây điện chằng chịt, hay khu vực có cống nước.

Cọc nhồi

Cọc nhồi cũng là một trong những loại cọc gia cố nền móng phổ biến trong xây dựng, thường được sử dụng cho các công trình biệt thự, nhà dân dụng, nhà phố. Sử dụng loại cọc này đạt hiệu quả kinh tế cao, không làm ảnh hưởng đến những công trình lân cận và có thể thi công ở mọi địa hình.

Gia cố nền móng nhà là giải pháp hữu hiệu giúp bạn tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức để khắc phục sự cố tránh những hiểm nguy không đáng có hoặc nâng cấp công trình để đáp ứng sử dụng.
Tuy nhiên việc gia cố nền móng đòi hỏi được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm thì mới đáp ứng hiệu quả và an toàn, bền vững. Để thực hiện việc này bạn cần một dịch vụ nâng cấp nhà, dịch vụ gia cố móng nhà hay dịch vụ nâng nhà chuyên nghiệp lâu năm.

Bạn cần gia cố nền móng cho công trình hãy liên hệ ngay Hotline để được tư vấn hỗ trợ hiệu quả nhất nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm