Cách xử lý đầu cọc bị âm, râu thép cọc ngắn không đủ neo vào đài móng
Trong quá trình thi công ép cọc địa chất mỗi vị trí có thể khác nhau, do đó có thể có những cọc sau khi hoàn thành ép sẽ bị âm xuống mặt đất, còn các cọc khác thì nổi trên mặt đất. Từ đó dẫn đến trường hợp cọc bị âm râu thép cọc sẽ ngắn hơn so với các cọc nổi. Hoặc ngay cả những cọc nổi nhưng có cọc chỉ nổi một xíu trên mặt đất cũng dễ bị thiếu chiều dài râu thép cọc.
Trong trường hợp này sẽ xử lý thế nào? Có được phép nối hàn thêm vào râu thép cọc bị ngắn không? Cùng Kiến Phú Mỹ tìm hiểu nhé!
1. Chiều dài chuẩn của râu thép cọc
Bình thường chiều dài đoạn râu thép cọc là 400-500mm mới đủ neo cọc vào đài móng. Tuy nhiên, một trường hợp râu thép cọc bị ngắn do khách quan hoặc do chủ thầu thi công sơ sài!
Trong trường hợp này phần cọc sẽ không được neo đủ vào đài móng, không đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất của cọc. Trong trường hợp này đài móng chỉ gọi là gác lên trên đầu cọc mà không có cái gì neo chúng vào với nhau.
Nếu trên địa hình dốc, có lực ngang nhiều thì móng có thể bị trượt khỏi cọc. Như vậy là có cọc cũng vô tác dụng!
Hình trên là một đài móng làm chuẩn kỹ thuật, khi này phần cọc bê tông sẽ được nhô lên 10cm và râu thép cọc đủ dài (ít nhất 500mm) để neo vào đài móng.
2. Cách xử lý khi cọc bị âm, râu thép cọc ngắn
Thực tế, gia chủ chỉ cần hạ thấp cao độ đáy móng có cọc bị âm đó xuống thấp hơn cao độ thiết kế, làm sao để khi đập đầu cọc xong chiều dài râu thép cọc đủ chiều dài là được.
Việc hạ cốt đáy đài móng xuống không làm ảnh hưởng gì đến kết cấu, ngược lại càng làm tăng khả năng chịu tải của hệ móng, móng được đặt sâu hơn sẽ tốt hơn.
Và chắc chắn trong trường hợp này sẽ phải tốn thêm vật liệu bê tông và kéo dài mỏ của thép lớp trên đài móng, đổi lại móng sẽ đảm bảo kỹ thuật.
Tuy nhiên, khá nhiều trường hợp chủ thầu thi công khi cọc bị âm như này không hạ cốt đáy móng mà hàn thêm một đoạn thép vào râu thép cọc cho đủ chiều dài neo. Khi đó, thép bị hàn có thể bị phá hoại do khi hàn khó kiểm soát được nhiệt độ (tay nghề thợ không đủ giỏi) và chắc chắn sẽ không tốt bằng cây nguyên, và thực tế chi phí hạ cốt một vài đáy móng thực sự không đáng kể.
Ngoài ra, trong trường hợp tính cả đoạn thép bản bịt đầu cọc mà chiều dài đoạn râu thép mới đủ thì bản mã đó để nguyên được, chỉ cần cắt 2 đường qua trục để tách chúng ra sau này dễ lao thép giằng móng.
Bản mã đầu cọc có thể để nguyên cho đủ chiều dài râu thép (khi râu thép khá ngắn). Có thể gia chủ sẽ thắc mắc để bản mã vậy có sao không. Câu trả lời là không sao cả, thậm chí nó còn tăng khả năng liên kết râu thép với đài móng nữa!
Còn rất nhiều vấn đề khác mà gia chủ cần nắm được khi thi công biệt thự. Hãy theo dõi website của Kiến Phú Mỹ để thêm được nhiều những kinh nghiệm tránh hao hụt vật liệu ít nhất có thể, rút ngắn tiến độ thi công, đem lại lợi nhuận, công trình chất lượng cũng như tốn ít chi phí nhất cho ngôi nhà của bạn.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ