Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Bể Tự Hoại 3 Ngăn Trong Xử Lý Nước Thải

Bể tự hoại 3 ngăn là một trong những công trình xử lý nước thải đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Công trình này có ưu điểm là mang lại khả năng xử lý hiệu quả và độ an toàn cao. Đồng thời, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Bài viết dưới đây của các chuyên gia của KPM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công trình này ở bài viết dưới đây

1. Bể tự hoại 3 ngăn là gì?

Bể xử lý nước thải 3 ngăn, còn được gọi là bể tự hoại 3 ngăn là một loại bể xử lý nước thải hoạt động dựa trên sự tương tác của các vi khuẩn kỵ khí để phân hủy các chất thải trong nước. Điều đặc biệt về công trình này là khả năng xử lý cặn bã vượt trội. Thường nhiều lần hiệu quả hơn so với các loại bể phốt thông thường. Điều này có thể đạt được nhờ vào quá trình điều hòa nồng độ và lưu lượng chất bẩn trong bể. Chúng giúp ngăn chặn sự lắng đọng. Đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí hoạt động hiệu quả hơn trong việc phân hủy chất thải.

Công trình này đóng góp tích cực vào việc xử lý nước thải và bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu tác động của cặn bã. Và đảm bảo rằng nước thải được xử lý hiệu quả trước khi được xả ra môi trường.

2. Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Cấu tạo của bể 3 ngăn xử lý nước thải gồm 3 bộ phận chính. Bao gồm ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Mỗi ngăn sẽ đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ nhất định, cụ thể như sau:

Ngăn chứa của bể tự hoại 3 ngăn

Ngăn chứa là phần lớn nhất trong hệ thống và chịu trách nhiệm tiếp nhận nước thải và chất thải từ bồn cầu. Tại đây, các quá trình lên men và phân hủy chất thải trong nước thải diễn ra. Kết quả của quá trình này là các chất thải được biến chất và chuyển thành bùn cặn lắng dưới đáy. Các chất thải khó phân hủy sẽ được chuyển tiếp sang ngăn xử lý tiếp theo.

Ngăn lắng

Ngăn lắng chiếm một phần của diện tích bể. Nhiệm vụ chính của nó là xử lý các chất thải khó phân hủy. Quá trình lắng cặn trong ngăn này giúp biến đổi các chất thải thành chất khí khi có môi trường thuận lợi và cho phép chúng thoát ra môi trường bên ngoài.

Ngăn lọc

Ngăn lọc có diện tích tương đương với ngăn lắng và được sử dụng để chứa chất thải nhẹ và lơ lửng trong nước thải từ ngăn lắng. Các chất thải này sau một thời gian sẽ chìm xuống đáy bể. Trong khi nước sạch sẽ được thoát ra bên ngoài qua đường ống nước.

 

cau-tao-be-phot-3-ngan

3. Bể phốt 3 ngăn hoạt động như thế nào?

Hệ thống bể xử lý nước thải 3 ngăn hoạt động theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Chất thải từ nguồn thải ban đầu được đưa xuống ngăn chứa. Tại đây, các loại chất thải dễ phân huỷ. Ví dụ như protein, đạm, chất béo và nước tiểu sẽ nhanh chóng trải qua quá trình lên men và chuyển hoá thành các bùn cặn.

Giai đoạn 2: Các chất thải khó phân huỷ và không thể xử lý được tại ngăn chứa sẽ tiếp tục được đưa tới ngăn lắng. Tại đây, các chất này sẽ trải qua quá trình lắng cặn và khi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, vi khuẩn sẽ tiếp tục chuyển hoá chúng thành chất khí.

Giai đoạn 3: Những chất thải lơ lửng trong nước sẽ từ ngăn lắng chảy sang ngăn lọc. Sau một khoảng thời gian, các chất thải này sẽ chìm xuống đáy của ngăn lọc. Phần nước thải còn lại bên trong sẽ được đẩy ra ngoài thông qua đường ống thoát nước. Đảm bảo rằng nước thải đã được xử lý và làm sạch trước khi được xả ra môi trường.

nguyen-ly-hoat-dong-cua-be-phot-3-ngan

4. Các loại bể tự hoại 3 ngăn thông dụng

Bể tự hoại 3 ngăn xây bằng gạch

Bể tự hoại xây bằng gạch nên xây tường đôi có độ dày khoảng 220mm hoặc dày hơn. Gạch xây bể phốt phải đạt mác 75, vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa phải no, dày và đều nhau. Trong quá trình thi công phải miết kỹ tránh tình trạng hở mạch hoặc nứt tường bể tự hoại sau khi đưa vào sử dụng.

Cả mặt trong và ngoài của bể tự hoại đều phải được trát vữa xi măng cát vàng mác 75 dày 20mm. Sau đó trát lớp xi măng nguyên chất để chống thấm và đặc biệt là loại xi măng chuyên dụng dành cho bể tự hoại.

Đặt các tấm lưới thép có kích thước 10x10mm để chống nứt và chống thấm vào các lớp vữa trong khi trát mặt tường bể. Nếu mực nước ngầm quá cao thì phải chèn thêm một lớp đất sét với độ dày tối thiểu là 100mm.

Đáy bể phốt 3 ngăn phải được làm bằng bê tông cốt thép, đổ liền khối với dầm thép bao quanh và chiều cao tối thiết của lớp bê tông là 100mm để chống thấm.

Bể tự hoại xây bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối

Đối với bể phốt 3 ngăn được xây bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối, tại vị trí nắp bể, ống dẫn truyền các ngăn và ống dẫn nước ra ngoài cần phải giăng kín và thiết kế bằng cao su chịu nhiệt và chịu lực.

Cách đặt ống nước vào và ra giữa các ngăn bể

Các ống dẫn nước ra và vào giữa các ngăn bể phốt 3 ngăn phải đặt so le với nhau để quãng đường nước nước chảy trong bể là dài nhất. Đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể nên có độ dốc khoảng 2% và chiều dài không quá 12m.

Ống dẫn phân vào và ra khỏi bể phốt là loại ống hình chữ T, đường kính tối thiểu là 100mm, đầu trên của ống phải được đặt cao hơn so với mặt nước, đầu dưới ngập cách mặt nước khoảng 400mm. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm.

Các ngăn của bể tự hoại phải thông nhau bằng ống cút chữ L ngược với đường kính tối thiểu là 100mm, kích thước ống dẫn tối thiểu 200x200mm và cách đáy bể không dưới 500mm, cách mặt nước 300mm để đảm bảo quá trình phân hủy cũng như quá trình thoát nước được diễn ra thuận lợi.

cau-tao-be-phot-3-ngan

5. Một số lưu ý khi thiết kế và thi công bể tự hoại 3 ngăn

Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc hóa chất: Các chất tẩy rửa mạnh hoặc hóa chất có thể gây hại cho môi trường trong bể 3 ngăn. Chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí cần thiết để phân hủy chất thải. Thay vì sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất mạnh, hãy xem xét sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc tự nhiên hơn.

Thường xuyên cọ rửa và vệ sinh: Để giảm nguy cơ tắc nghẽn và đảm bảo dòng chảy suôn sẻ của nước thải, hãy thường xuyên cọ rửa toilet, nhà tắm và nhà vệ sinh. Sử dụng giấy vệ sinh dễ phân hủy để đảm bảo rằng chất thải sẽ phân hủy một cách hiệu quả trong bể.

Xả nước sau khi vệ sinh: Sau khi hoàn thành công việc vệ sinh, hãy xả nước ngay lập tức. Việc này giúp đẩy chất thải ra khỏi bể và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy.

Hạn chế chất thải khó phân hủy: Cố gắng tránh đổ các chất thải khó phân hủy như túi nilon, băng vệ sinh và tóc xuống bồn cầu. Những chất thải này có thể gây tắc nghẽn trong hệ thống và làm giảm hiệu suất của bể.

Thực hiện thông hút định kỳ: Để đảm bảo rằng bể luôn hoạt động ổn định, hãy tuân thủ lịch trình thông hút bể phốt. Thông thường, việc này cần thực hiện ít nhất mỗi 3 năm một lần. Thông hút giúp loại bỏ chất cặn bã tích tụ trong bể và duy trì khả năng xử lý nước thải của nó.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc xung quanh công trình bể tự hoại 3 ngăn này. Từ đó, biết cách sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và kéo dài tuổi thọ. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với KPM để được tư vấn và giải đáp.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

hoan-thien-noi-that-nha-dep