Chuẩn nhất quy trình chống thấm nhà vệ sinh và phòng tắm 2022

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin tổng hợp và giới thiệu đến bạn quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh và phòng tắm chuẩn kỹ thuật nhất. Mời bạn cùng tham khảo.

1, Tại sao cần xử lý chống thấm nhà tắm và vệ sinh

Sau đây là 2 lý do cơ bản cho thấy tầm quan trọng của việc chống thầm sàn nhà tắm và vệ sinh:

Đây là không gian tiếp xúc với nước thường xuyên và liên tục dưới mặt sàn có thể tiếp xúc với nền hoặc có thể là các công trình vệ sinh ở tầng 2, 3,… tiếp xúc với trần của các tầng phía dưới.

Nhà vệ sinh không được đảm bảo tốt nhất, đúng tiêu chuẩn chống thấm nhà vệ sinh, quy trình kỹ thuật không đảm bảo có thể dẫn tới hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh (thấm trần, thấm tường, thấm sàn…), và gây ra những tác động xấu tới thẩm mỹ vì gây hư hỏng tường, sàn, trần dưới nhà vệ sinh,…

thiet-bi-ve-sinh-cao-cap-dep

2, Nguyên nhân cơ bản gây thấm nhà vệ sinh

Từ kinh nghiệm thi công thực tế các công trình, chúng tôi đúc kết được rằng hiện tượng thấm nhà tắm và vệ sinh do nguyên nhân cơ bản sau đây:

– Với đặc điểm là tiếp xúc với nước liên tục và thường xuyên và nước thẩm thấu qua các lớp mạch chát, sàn bê tông, các vết nứt sàn do kết cấu nhà bị lún từ những dịch chuyển, thép sàn vệ sinh không đan đúng tiêu chuẩn, chất lượng bê tông kém,…

– Công trình chưa xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó hoặc chống thấm phòng tắm những biện pháp không phù hợp, không triệt để, thi công với kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh không đảm bảo.

– Kỹ thuật thi công chống thấm nhà tắm ở các vị trí kết nối mạch và mặt sàn không đảm bảo tiêu chuẩn. Có 4 vị trí thường xuyên bị thấm ở nhà vệ sinh là:

+ Thấm sàn nhà vệ sinh: Sàn bê tông của nhà tắm.

+ Thấm cổ ống nhà vệ sinh: Các cổ ống đi xuyên sàn vệ sinh.

+ Thấm chân tường nhà vệ sinh: Vị trí chân tường nơi tiếp giáp giữa sàn và tường.

+ Thấm hộp kỹ thuật nhà vệ sinh: Là khu vực hộp chứa các đường ống kỹ thuật như ống cấp nước sinh hoạt, ống cấp nước nước chữa cháy, ống thoát nước cũng như hệ thống điện và hệ thống cáp viễn thông,…

thiet-bi-ve-sinh-cao-cap-wc-chung

3. Các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh thông dụng nhất hiện nay

Để có thể giải pháp chống thấm nhà tắm và vệ sinh hiệu quả phải cần đến các các loại vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt phù hợp với biện pháp thi công xử lý chống thấm khác nhau. Mời bạn cùng chúng tôi điểm qua một số vật liệu chống thấm nhà vệ sinh và phòng tắm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Keo chống thấm nền nhà vệ sinh và phòng tắm

Đây là vật liệu chống thấm được làm từ hợp chất silicon có khả năng đàn hồi tốt và chịu được va đập và bám dính tốt mọi bề mặt, bền ở các điều kiện môi trường khắc nghiệt nước.

Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh bằng cách bôi trực tiếp vào các vết nứt và khu vực lân cần để ngăn hiện tượng nước thấm, xâm nhập vào khu vực xung quanh.

Sử dụng keo chống thấm nền nhà vệ sinh là rất phù hợp và cách thi công đơn giản chỉ cần xác định vị trí cần chống thấm trần nhà vệ sinh tầng 2, 3,… bị nứt sau đó dùng súng bắn keo, chờ 7 ngày để khô 100% và sơn phủ hoàn thiện là đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt.

thiet-bi-ve-sinh-cao-cap-master3

Chống thấm nhà vệ sinh và phòng tắm bằng màng khò

Màng hay còn gọi là tấm lót chống thấm nhà vệ sinh được sử dụng trong nhiều hạng mục thi công chống thấm bởi hiệu quả cao.

Hiện nay có 02 loại tấm chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò chất lượng tốt bao gồm:

– Màng chống thấm nhà vệ sinh Bitum: Là vật liệu màng chống thấm bitum sử dụng phương pháp khò nhiệt và cho hiệu quả cao khi thi công các công trình cần có chống thấm tốt và ứng dụng được với nhiều loại công trình từ chống thấm sàn nhà vệ sinh, tường, cổ ống, hộp kỹ thuật.

– Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh bằng sika: Sika là thương hiệu vật liệu chống thấm của tập đoàn Sika AG, Thụy Sĩ với nhiều các sản phẩm cho khả năng chống thấm dột cao như: Sika chống thấm sàn vệ sinh, sàn mái trần, bể nước… với nhiều chủng loại từ phụ gia, vữa, màng, keo, miếng dán chống thấm nhà vệ sinh.

thiet-bi-ve-sinh-cao-cap-t1

Chống thấm phòng tắm và vệ sinh với vữa

Ngoài các sản phẩm màng, tấm lót thì để chống thấm nhà vệ sinh thì còn có thể sử dụng vữa chống thấm.

Trên thị trường hiện nay có các loại vữa được sử dụng phổ biến như:

Vữa chống thấm Sotin (240.000/1 bao 25kg).
Vữa chống thấm Mapei: 835.000/20kg/bộ 2 thành phần
Chất chống thấm cao cấp KOVA CT-11A Plus sàn: Lon 1kg (180.000 đồng), thùng 4kg (400.000 đồng), thùng 20kg (2 triệu đồng).

Sơn chống thấm nhà tắm và vệ sinh

Sơn chống thấm nhà vệ sinh được làm từ hợp chất chống thấm pha xi măng, phụ gia chống thấm, dung dịch chống thấm tinh thể thẩm thấu, chất chống thấm tạo màng, hợp chất chống thấm 2 thành phần, vữa chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm… và có nhiều loại với quy trình khác nhau.

Lưới chống thấm nhà vệ sinh

Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm cho nhà vệ sinh là cách để tăng khả năng chịu lực, tính năng chống nứt tường, sàn, loại bỏ các nguyên nhân về kết cấu gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột.

Theo các chuyên gia, đa phần sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh cho các công trình xây mới hiệu quả hơn so với công trình sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh cũ.

Lưới chống thấm nhà vệ sinh được dùng kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng ở các vị trí, cấu trúc xây dựng có giao động, dịch chuyển thường xuyên và gia cố thâm cho lớp chống thấm mỏng ở những vị trí xung yếu (chân tường, góc tường có đặc trưng dễ nứt, lún khi giao động nhẹ).

4. Quy trình chống thấm nhà tắm và vệ sinh chuẩn kỹ thuật

Để có thể xử lý chống thấm nhà vệ sinh một cách triệt để thì cần phải có quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, toàn diện khu vực nhà tắm, toilet. Dưới đây là một số hướng dẫn quy trình chống thấm nhà vệ sinh cơ bản, mang lại kết quả triệt để nhất. Mời bạn cùng tham khảo và ứng dụng cho công trình vệ sinh tương thích.

Đánh giá và kiểm tra trước khi chống thấm

Việc kiểm tra cần thực hiện tại các vị trí cơ bản, thường gây ra hiện tượng nhà vệ sinh bị thấm dột bao gồm:

Kiểm tra hệ thống ống thoát nước sàn: Đây là nơi được xem là dễ bị thấm dột nhất của nhà vệ sinh bởi khi thi công nếu miệng ống không đảm bảo thì nước bị rò rỉ tại đây và thấm vào mạch công trình.

Kiểm tra mặt sàn nhà vệ sinh: Đây là vị trí gây ra thấm dột diện rộng và thường bề mặt sàn thường được lát gạch nên sẽ cần kiểm tra xem gạch lát có kín, độ dốc sàn có đảm bảo thoát nước tốt, không ứ đọng hay bị hỏng hay không để xác định tình trạng thấm dột sàn nhà vệ sinh.

Kiểm tra khu vực hộp kỹ thuật xem có rò rỉ, nứt,…

Kiểm tra vị trí tiếp giáp tường và sàn nhà vệ sinh xem có rạn nứt, mức độ để xử lý.

Sau khi kiểm tra sẽ xác định được tình trạng cần sửa chữa để có biện pháp chống thấm dột nhà vệ sinh thích hợp, hiệu quả.

Quy trình thi công chống thấm nhà tắm và vệ sinh

Bước 1: Chuẩn bị, xử lý bề mặt thi công.

Để chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm phòng vệ sinh, nhà tắm cần làm các công việc:

Loại bỏ sạch bụi bẩn, rác thải tạp chất, vữa thừa (bằng cách chặt vữa thừa và máy mài, chổi sắt để đánh sạch lại bề mặt, tăng độ ma sát và kết hợp với máy hút hoặc thổi bụi, tạp chất để bề mặt sạch nhất).

Các hốc, túi đá,… cần được loại bỏ các phần bám dính không chắc chắn, đục rộng và sâu đến kết cấu bê tông đặc. Sau đố trát lại bằng vữa có trộn chất phụ gia kết nối.

Nếu có các vết nứt sàn, khu vực cổ ống cần phải trám lại bằng keo chống thấm.

Tưới ẩm bề mặt bằng nước sạch để tránh tình trạng háo nước giúp tăng độ độ bền của các tấm lớp chống thấm khi thi công với sàn, tường,…

thiet-bi-ve-sinh-cao-cap-chung2

Bước 2: Tiến hành chống thấm cổ ống nhà vệ sinh.

Bước 3: Thi công chống thấm tường và sàn nhà vệ sinh.

Trát bo dốc ở chân tường với vữa xi măng, cát vàng tỉ lệ 1:1.

Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng màng chống thấm.

Xử lý bằng màng chống thấm đàn hồi để ngăn thấm do lún, nứt. Việc quét màng chống thấm phải đảm bảo lớp sau vuông góc với lớp trước để không sinh lỗ bọt khí, tốt nhất khoảng cách 2 đến 3 giờ sau khi quét lớp thứ nhất.

Bước 4: Nghiệm thu thử khả năng chống thấm nước nhà vệ sinh.

Việc thực hiện nghiệm thu có thể tiến hành sau 24h hoàn thành thi công chống thấm để các lớp chống thấm khô. Nếu đạt thì láng thêm lớp vữa bảo vệ chống thấm và lát gạch nền nhà vệ sinh.

Chúng tôi hi vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn đọc lựa chọn được các vật liệu chống thấm tốt với giải pháp thi công phù hợp với quy trình bài bản. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

thi-cong-mong-bang-biet-thu-dep