Chuẩn xác nhất: Móng nhà 3 tầng đào sâu bao nhiêu là hợp lý nhất?

Tính toán móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu không phải việc đơn giản, nhất là đối với những người không kiến thức, kỹ năng về xây dựng. Để lựa chọn được loại móng tốt nhất cho không gian sống cùng những lưu ý vàng trước khi tiến hành xây dựng, chủ đầu theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Vai trò của móng nhà – Móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu là hợp lý nhất

Gần đây lượng tìm kiếm về thiết kế nhà 3 tầng lại tăng chóng mặt chỉ 0,55 giây ra hơn 161 triệu kết quả; có thể thấy nhu cầu về thiết kế nhà này ngày càng được chuộng. Nhà 3 tầng chiếm được nhiều thiện cảm như vậy tuy nhiên, khi bàn về kỹ thuật xây dựng, nhiều gia chủ lại chẳng nắm được phần móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu, nên sử dụng loại móng nào,… Có thể nói rằng, nếu phần móng không chắc chắn thì công trình nhà ở đó cũng có tuổi thọ thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của các tầng trên của nhà. Ẩn mình sâu trong lòng đất, chẳng ai biết đến mặt, không hào nhoáng như ngoại thất của từng tầng, không được khen ngợi nhiều như màu sơn mặt tiền, tầng đồ sộ như nào nhưng móng lại chính là nền tảng nâng đỡ, tăng sự kiến cố cho ngôi nhà.

Mỗi cái cây đều có phần gốc rễ đều giữ vững cây xanh trong lòng đất thì tương tự vậy, mỗi ngôi nhà đều có phần móng nhà. Đây là phần kết cấu nằm bên dưới lòng đất, sau khi ngôi nhà hoàn thiện thì không thể nhìn thấy được. Móng nhà có một nhiệm vụ vô cùng cao cả là chịu toàn bộ sức nặng của công trình nhà ở; cụ thể hơn là trọng lực của các tầng của biệt thự đè xuống. Hơn nữa, như so sánh trên với cái cây thì mỗi cái cây sẽ có kiểu rễ khác nhau, cây thì rễ cọc, cây thì rễ chùm mà chưa chắc 2 cây rễ chùm đã giống y sì nhau; tương tự vậy, mỗi ngôi nhà cũng có kiểu dáng móng khác nhau, độ sâu cũng khác nhau, cùng là 2 mẫu nhà 3 tầng nhưng chắc chắn hai móng nhà cũng không hề giống nhau. Như vậy, cũng không hề có mẫu số chung là 3 tầng phải đào móng sâu bao nhiêu mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, quan trọng nhất là kiểu móng nào.

thi-cong-nha-dep-mong-nha-3-tang

2. Giải đáp móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu qua từng loại móng cụ thể

Quả thật, muốn biết móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu thì gia chủ bắt buộc phải nắm bắt được rằng ngôi nhà tương lai của mình sẽ dùng móng nào. Chủ đầu tư cũng phải nắm được rằng không gian sống của mình cao đến 3 tầng nên sức nặng của các tầng dồn ép xuống móng cũng lớn hơn nhiều so với những mẫu nhà thấp tầng như biệt thự 1 tầng ở quê hay 2 tầng. Hiện nay, dựa vào độ sâu của móng khi xây nhà 3 tầng mà trong lĩnh vực kiến trúc chúng tôi chia thành 2 kiểu móng trái ngược nhau là móng nông và móng sâu:

Đầu tiên là móng nông gồm có móng băng, móng đơn, móng bè; đây là loại móng khi thi công cần đào hố móng sau đó lấp đất lại. Chính vì là hố đào trần nên móng không quá sâu, dao động trong khoảng từ 1,5m đến 3m; con số cũng chỉ là ước chừng chứ không thể chính xác bởi lẽ tùy thuộc vào địa chất có tốt hay không, độ sâu của móng nhà 3 tầng làm sao có thể chịu đựng trọng lực của 3 tầng đè xuống. Không chỉ phụ thuộc vào nền đất mà một yếu tố quyết định để móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu nữa là độ sâu của móng nông nhà bên cạnh, nếu kế bên đã có một ngôi nhà hoàn thiện thì bắt buộc gia chủ phải chú ý xem chiều sâu móng nhà là bao nhiêu. Ví dụ nếu gia đình có nhu cầu xây nhà 3 tầng móng đơn với độ sâu là 1.5m tuy nhiên nhà kế bên lại có móng sâu 1.8m thì bắt buộc gia chủ phải đổi phương án xây móng sâu 1.8m.

Còn móng sâu là khái niệm để chỉ loại móng được thi công bằng việc dùng máy móc để hạ móng đến độ sâu mà chủ đầu tư mong muốn. Với nhà 3 tầng thì ít gia đính ử dụng móng sâu để xây dựng vì chi phí để thuê máy móc là rất lớn, thường là các công trình nhà ở phải trên 8 tầng khi mà trọng tải các tầng lớn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không thể xây nhà 3 tầng với móng cọc, những nhà 3 tầng 200m2, 300m2 diện tích rộng lớn thì thiết kế móng sâu lại là sự lựa chọn hoàn hảo. Với móng sâu thì gia chủ không cần quan tâm đến việc móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu mà quan trọng hơn cả là chiều dài của cọc. Nếu sử dụng cọc hình vuông 25x25cm hoặc 30x30cm thì chiều dài khoảng 15 – 25m là đẹp; còn nếu là cọc khoan nhồi thì nên chọn cọc đường kính D300.

Hiện nay, móng nông vẫn phổ biến hơn cả vì chi phí thi công móng cũng rẻ hơn nhiều so với móng sâu sử dụng máy móc tuy nhiên trong quá trình xây dựng thì nhiều móng nông lại xảy ra những sai sót, bị nứt, không đảm bảo vững chắc do tay nghề của nhân công. Vì thế, chủ đầu tư không chỉ quan tâm mỗi móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu mà cũng phải lựa chọn được đơn vị thiết kế hay thi công chuyên nghiệp thì chiều sâu móng nhà mới chính xác, hợp lý nhất.

chieu-sau-mong-nha-3-tang

3. Tính móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu dựa vào những tiêu chí nào?

Hai loại móng là thế, vậy trong những trường hợp nào thì dùng móng sâu, khi nào thì sử dụng móng nông, móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu. Để biết chính xác điều đó thì chủ đầu tư cần biết được để tính toán độ sâu của móng nhà phụ thuộc vào những yếu tố nào. Thật sự là không đơn giản như nhiều người tưởng, phần móng mới chính là phần quan trọng nhất của ngôi nhà, nếu ngay từ bước làm móng không được chỉn chu thì chưa nói đến nhà có đẹp hay không mà là ngôi nhà đó sẽ không vững chãi. Sau khi tổng hợp, KPM đưa ra 3 cơ sở để chủ đầu tư có thể dựa vào đây lựa chọn được móng và độ sâu phù hợp:

– Địa hình của nơi xây dựng biệt thự 3 tầng: Vùng núi cao Tây Bắc chắc chắn sẽ có nền đất khác so với đồng bằng sông Hồng, hay khác với vùng đất ở cảng Hải Phòng,… 63 tỉnh thành ở nước ta là 63 nơi có đặc điểm chất khác biệt. Đấy là nói chung chung chứ trong một tỉnh thành cũng có sự khác biệt chứ chưa nói đến xa xôi mà đất chính là yếu tố quan trọng quyết định ngôi nhà sẽ như thế nào. Vì thế, gia chủ cần nắm được với mỗi điều kiện địa hình khác nhau cũng sẽ phải xây móng khác, chiều sâu cũng thay đổi. Móng sâu thường được dùng của nhà xây ở gần biển đất dễ bị xói mòn hoặc ở trên núi cao khi địa chất bị dốc, dễ xảy ra sạt lở. Còn biệt thự 3 tầng ở nông thôn trên những lô đất bằng phẳng trên đồi núi hay ở đồng bằng thì chỉ cần xây móng nông là đã đảm bảo được sự chắc chắn.

– Trọng tải của công trình: Nói một cách khác là đặc điểm cấu tạo của công trình nhà ở với mỗi kiểu dáng, diện tích nhà khác nhau cũng sẽ được sử dụng kiểu móng khác. Vẫn cũng là móng nông thì móng đơn thì thường được dùng cho thiết kế nhà 1 tầng và 2 tầng thì trọng lượng của các tầng dồn xuống ít; còn khi xây nhà từ 3 tầng trở lên thì móng đơn lại không còn phù hợp, khi ấy móng băng lại là sự lựa chọn đúng đăn hơn cả. Móng băng có độ lún đều, thường rộng <1.5m, thi công cũng đơn giản, không yêu cầu quá cao nên tiết kiệm chi phí đáng kể cho gia đình. Hơn nữa, không gian sống mà có diện tích rộng lớn lên đến 300m2 thì móng băng quả là tuyệt vời, với độ sâu trung bình từ 2 đến 2.5m, móng băng sẽ giúp công trình nhà ở thêm chắc chắn, vững chãi biết bao.

– Độ sâu của móng nhà liền kề: Nếu xây nhà trên một quả đồi riêng, chỉ có một mình không gian sống của mình thì gia chủ mới có thể bỏ qua tiêu chí này. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là công trình nhà ở tại thành phố, nông thôn tức là đất liền thổ. Khi xây dựng nhà cửa, gia chủ phải đối mặt với việc xung quanh là những ngôi nhà khác đã hoàn thiện của hàng xóm. Nhất là tại các thành phố đông đúc người thì các công trình nhà ở luôn là nhà ống, nhà mặt phố, nhà liền nhà nên việc thi công móng như thế nào, móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu rất quan trọng. Lời khuyên chân thành nhất cho gia chủ khi ở trong trường hợp này là cần làm móng có chiều sâu tương đương với nhà liền kê, tránh trường hợp xây nông hơn hoặc sâu hơn thì ngôi nhà có khả năng bị lún hoặc nghiêng hẳn sang một bên. Còn với những gia đình xây nhà 3 tầng ở nông thôn thì lại không phải quy định chặt chẽ như vậy bởi ai cũng sở hữu mảnh đất rộng rãi, thường là không xây hết đất để còn làm sân vườn nên hai móng của nhà sẽ không gần nhau như nhà phố nên đào móng sâu hay nông hơn cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng như đã nói ở trên.

mong-nha-3-tang

Ngoài ra, còn rất nhiều tiêu chí phụ ảnh hưởng đến chiều sâu của móng nhà 3 tầng có thể kể đến như địa chất, các mạch nước ngầm hay khí hậu; đều là những yếu tố của thiên nhiên tuy nhiên cũng ảnh hưởng cực lớn đến phần móng. Gặp phải tình trạng đất yếu như đất bùn ao, đất gần ao hồ thì bắt buộc móng phải là loại móng sâu để đảm bảo được ngôi nhà được bền nhất, tránh bị nghiêng sang một bên trong quá trình sinh sống tại đây. Đặc biệt, với Việt Nam là một đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, hai miền Nam – Bắc với khí hậu khác biệt, miền Trung và miền Nam có mùa mưa kéo dài, có thể xảy ra ngập lụt nên bắt buộc móng nhà phải được đào sâu hơn để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà cũng như chất lượng của móng.

4. Lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu chính xác

Chẳng bao giờ nhìn thấy móng nhà nhưng nó chính là người anh hùng thầm lặng nâng đỡ, tạo được sự vững chắc cho mỗi biệt thự đẹp. Nhiều người lại xem thường tầm quan trọng của nó nên khi được hỏi móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu cũng không nắm được. Phải nói thực rằng chủ đầu tư hiện nay, nhất là ở những vùng nông thôn vẫn tồn tại suy nghĩ không phải thuê một đơn vị thiết kế nào vì tốn kém nhiều chi phí. Thay vào đó sẽ thuê một đội thợ xây có kinh nghiệm ở quê nhà, ngôi nhà sẽ được thi công từ móng như thế nào, sâu bao nhiêu, khung nhà như thế nào, mái ra sao dựa hoàn toàn vào hai chữ “kinh nghiệm”.

Vì chẳng xây dựng theo một bản vẽ nào hoàn chỉnh, cũng chẳng hình dung được ngôi nhà tương lai như thế nào mà rất nhiều gia đình phải than trời trách phận phần móng được tính toán sai đã ảnh hưởng đến toàn bộ kiến trúc bên trên. Đấy là chưa tính đến việc đơn vị thi công không tư vấn cho gia chủ sử dụng loại móng phù hợp nhất với đặc điểm, tính chất của ngôi nhà. Tuy nhiên, KPM tin rằng việc thuê một đơn vị thi công mà có cả tư vấn cho gia đình như vậy cũng có thể chấp nhận được bởi vì còn rất nhiều chủ đầu tư tiết kiệm đến mức tham khảo mẫu trên mạng rồi áp dụng thẳng cho ngôi nhà của mình. Như vậy, họ còn chẳng rõ đặc điểm của địa hình, địa chất chỗ xây dựng là như thế nào để chọn được loại móng phù hợp; hơn nữa; chưa nói đến việc mỗi ngôi nhà như một cá thể khác nhau với diện tích khác, địa điểm xây dựng khác, thời điểm thi công khác,… tất cả mọi thứ đều khác biệt. Chính vì sự tiết kiệm chi phí chẳng đáng bao nhiêu này mới dẫn đến nhiều trường hợp nhà bị lún, bị xuống cấp trầm trọng chỉ trong 1-2 năm đi vào sử dụng.

giam-sat-thi-cong-nha-dep4

Lời khuyên duy nhất mà KPM có thể dành cho bạn chính là hãy lựa chọn một đơn vị thiết kế và thi công trọn gói biệt thự 3 tầng để đập tan lo lắng móng nhà 3 tầng sâu bao nhiêu. Ngay từ bước đầu thiết kế, gia đình đã sở hữu bản vẽ móng chi tiết từng đường nét, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xây dựng. Vì thế, trước khi tiến hành xây dựng công trình nhà ở, gia chủ sẽ nắm được gia đình sử dụng móng gì, sâu như nào; ngoài ra còn là hình ảnh bổ dọc, ngang giúp cho quá trình thi công cũng dễ dàng, thuận tiện nhất.

Có thể nói, lựa chọn được một công ty thiết kế, thi công móng nhà chất lượng thì mọi lo lắng bằng thừa hết. Quả thực, lựa chọn KPM là đơn vị thiết kế thì trước khi bắt tay vào xây dựng bản vẽ cho gia đình, chúng tôi luôn cố gắng về tận nơi để khảo sát hiện trạng, xem xét về địa hình, địa chất rồi mới tiến hành tư vấn chi tiết cho khách hàng. Ngôi nhà chính là tài sản quý giá của mỗi người nên từng công đoạn cần được chú ý, tránh để xảy ra sai sót thì việc sửa chữa còn tốn kém hơn rất nhiều.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm