Có nên thiết kế nhà vệ sinh âm sàn? Lưu ý khi thi công

Thiết kế phòng vệ sinh âm sàn là phương pháp xây dựng không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn thắc mắc có nên thiết kế âm sàn phòng vệ sinh không? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin trong bài viết sau nhé!

1. Thiết kế âm sàn phòng vệ sinh là gì?

Hiểu một cách đơn giản, “âm sàn” là kiểu thiết kế nền phòng vệ sinh thấp hơn mặt nền chung của các không gian khác trong nhà. Cụ thể: Khi thi công, các căn phòng trong nhà đều có cốt nền bằng cốt đỉnh của dầm. Trong khi đó, phần cốt nền của phòng vệ sinh được đặt bằng cốt đáy dầm. Tuy nhiên,phòng vệ sinh còn phải thi công điện, đường ống nước nên thực chất nền sẽ cao hơn. Thông thường dầm có chiều cao là 30cm thì nền nhà vệ sinh sẽ thấp hơn khoảng 20cm. Cộng thêm phần lắp kỹ thuật đường ống nước, đường điện thì sàn tăng khoảng 15cm. Khi hoàn thiện thi công, nền phòng vệ sinh âm sàn sẽ thấp hơn các khu vực khác khoảng 5cm.

thiet-bi-ve-sinh-wc-phong-ngu-master

2. Phân tích ưu – nhược điểm của phòng vệ sinh âm sàn

Ưu điểm của phòng vệ sinh âm sàn

Về thẩm mỹ, việc lắp đặt ống nước, đường điện dưới sàn rất gọn gàng, không lộ liễu như khi lắp đường ống nổi.

Về kỹ thuật, thiết kế âm sàn phòng vệ sinh còn đảm bảo tính kỹ thuật cho công trình. Quá trình lắp đặt của người thợ thi công dễ dàng và nhanh hơn. Đồng thời, hạn chế khả năng hỏng hóc đường ống kỹ thuật do tác động ngoại cảnh.

Về công năng, thiết kế âm sàn giúp phòng vệ sinh tránh được tình trạng nước tràn lan. Thiết kế âm sàn cũng giúp phòng vệ sinh nhanh chóng khô thoáng, tạo bầu không khí trong lành, dễ chịu khi sử dụng và tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Theo phong thuỷ, thiết kế nhà vệ sinh âm sàn thấp hơn các phòng khác sẽ tránh được các nguồn năng lượng xấu phân tán khắp nơi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia chủ.

Nhược điểm của phòng vệ sinh âm sàn

Nhược điểm lớn nhất khi làm phòng vệ sinh âm sàn đó là sẽ rất khó sửa chữa nếu thiết kế và thi công sai kỹ thuật. Việc thiết kế sai và thi công sai “sàn âm” sẽ dẫn đến nền hay bị thấm, ẩm ướt và không hợp phong thủy.

Nếu trong quá trình thi công thiết kế sàn âm mà kết quả lại thấy sàn cao hơn so với sàn chính của các phòng khác là do quá trình thiết kế không tính toán đúng số liệu dẫn đến thi công sai.

Ngoài ra, thiết kế âm sàn cũng sẽ làm giảm khả năng chống thấm của phòng vệ sinh. Trước khi quyết định có nên thiết kế âm sàn hay không, gia chủ hãy tìm đến chuyên gia để được tư vấn kỹ lưỡng, hoặc phải tìm đội thợ thi công có tay nghề cao, tính toán các phương án khi sử dụng thực tế để tránh trường hợp phải sửa chữa và bảo dưỡng.

18thi-cong-the-san-tang3

3. Tại sao nền phòng vệ sinh không được cao hơn nền nhà?

Về mặt kỹ thuật nền phòng vệ sinh không được phép cao hơn phòng khách hoặc các phòng khác để tránh cho nước thải trong phòng bếp không chảy sang khu vực khác.

Về quy luật phong thủy thì nước phải ở dưới, phòng ở trên mới hợp lý. Đây lại là nước bẩn thì phải càng ở dưới. Nên theo cách hiểu này chúng ta có thể lý giải như sau: nền phòng vệ sinh cao hơn sẽ khiến hung khí tập trung vào căn phòng ấy, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

Theo nguyên lý “gia tướng học” Trung Quốc cổ truyền thì nền phòng vệ sinh không được cao hơn nền nhà vì người xưa cho rằng: “Nước chảy xuống dưới làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu sẽ dẫn tới các khu vực khác bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết.

4. Quy trình chống thấm sàn âm nhà vệ sinh

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn

  • Sàn nhà vệ sinh cần loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ bám dính,…
  • Dùng chỗi sắt, máy mài làm sạch bệ mặt để tạo độ nám dính cho chất chống thấm.
  • Dùng máy thổi loại bỏ bụi và các tạp chất.
  • Các hốc bọng, túi dá, lổ hỏng,… cần được đục hoặc mở rộng đến phần bê tông đặc chắc.
  • Các vết nứt cần được xử lý bằng cách bơm keo Epoxy 2 thành phần hoặc vữa phụ gia chống thấm.
  • Tạo đổ ẩm cho bề mặt sàn trước khi tiến hành chống thấm sàn âm nhà vệ sinh.

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khu vực cổ ống xuyên sàn, ghép kín và đổ vữa không có ngót Sika Grout 214-11 cho toàn bộ phận hộp kỹ thuật.

Bước 3: Quét toàn bộ chân tường và bệ mặt sàn nhà vệ sinh bằng màng đàn hồi xi măng Polymer 2 thành phần Master Seal 540.

Bước 4: Gia cố các góc cạnh chân tường bằng lưới thủy tinh.

Bước 5: Trộn vữa xi măng 2 thành phần.

  • Cho phần lỏng Master Seal 540 A vào một thùng sạch.
  • Cho máy trộn chạy và đổ từ từ bột Master Seal 540 B vào thùng.
  • Trộn đều hỗn hợp trong khoản 3 phút để có hỗn hợp chống thấm đồng nhất.

Bước 6: Thi công 2 – 3 lớp màng xi măng

Lưu ý:

  • Quét lên chân tường 30 – 50 cm.
  • Lớp màng sau được quét sen kẻ vuông gốc với lớp màng trước.
  • Mỗi lớp màng thi công cách nhau 2 – 3 giờ.
  • Định mức thi công 1,8 – 2 kg/m2 cho 2 lớp tổng độ dày màng là 1 – 2mm.

Bước 7: Sau 2 ngày để khô có thể ngâm thử nghiệm với nước trong 24h.

5. Những điều cần lưu ý khi thiết kế phòng vệ sinh âm sàn

Độ dốc sàn phòng vệ sinh

Điều quan trọng nhất cần lưu ý khi thiết kế phòng vệ sinh âm sàn là hệ thống thoát nước. Theo các chuyên gia thiết kế xây dựng, sàn nhà vệ sinh cần có độ dốc tối thiểu là 0,5% (5mm/1.000mm). Độ dốc này sẽ đảm bảo cho sàn nhà vệ sinh luôn khô thoáng, tránh sinh ra các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người.

Hệ thống chống thấm

Để đảm bảo hiệu quả chống thấm cho sàn âm phòng vệ sinh, bạn cần lưu ý 2 điểm như sau:

– Chống thấm sàn âm: Để chống thấm tốt bạn phải làm từ phần thô, làm sàn nhà vệ sinh thành 2 lớp thép. Sau khi đổ bê tông khoảng 10 tiếng. Nên bơm nước đầy vào ô sàn âm nhà vệ sinh, sau đó hòa nước xi măng và đổ xuống. Cứ thế ngâm đến khi hoàn thiện công trình.

– Xử lý sàn âm bằng với mặt nền: cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền, lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm. Sử dụng gạch cao cấp dành cho sàn nhà vệ sinh để lát.

thiet-bi-ve-sinh-cao-cap-nha-ong-dep

6. Cách khắc phục khi nền nhà vệ sinh cao hơn sàn nhà

Nếu trong quá trình thi công xảy ra lỗi kỹ thuật khiến cho nền nhà vệ sinh cao hơn sàn nhà thì cách tốt nhất để khắc phục đó là đập đi cải tạo lại hoàn toàn. Bởi vì cách này vừa đảm bảo đáp ứng được tính thẩm mỹ vừa đảm bảo được phong thủy, đồng thời có thể sử dụng được lâu dài.

Còn trong trường hợp bạn chưa có đủ chi phí để cải tạo thì bạn có thể khắc phục bằng 1 trong 2 cách sau:

+ Cách 1: Xây thêm gờ cao hơn nền nhà khoảng 5cm để chặn nước không tràn ra ngoài.

+ Cách 2: Treo thêm một chiếc gương bát quái đặt phía ngoài cửa nhà vệ sinh nhằm mục đích hóa giải cái xấu, hạn chế được ác xạ.

Thiết kế phòng vệ sinh âm sàn không mang lại rất nhiều lợi ích khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm thi công âm sàn, bạn nên tìm đến sự tư vấn các chuyên gia của Kiến Phú Mỹ để tổ ấm của mình được hoàn thiện mỹ mãn nhất nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

san-mat-bang-ep-coc