Cốt đai có tác dụng gì? Cấu tạo và cách sử dụng?

Trong cấu kiện bê tông cốt thép cột, cốt đai có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cốt đai là gì? Cách bố trí cốt đai trong cột như thế nào là đúng? Cùng KPM đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

1. Cốt đai là gì?

Cốt đai trong xây dựng được hiểu là một dạng cốt thép có khả năng liên kết các khối cốt thép để chịu lực, cấu tạo chắc chắn thành khung và hứng chịu lực cắt, cốt đai có vai trò nâng đỡ và giúp cố định các vị trí với nhau, đồng thời làm hạn chế sai sót nở ngang khi tiến hành đổ bê tông.

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ thầu luôn muốn mang đến những công trình bền vững và chắc chắn nhất. Vì vậy, cốt đai là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cột.

giam-sat-thi-cong-6

2. Cấu tạo của cốt đai

Căn cứ vào mục đích sử dụng để cấu tạo của cốt đai có thể là một nhánh, hai nhánh hoặc ba nhánh trở lên. Thông thường, đường kính của cốt đai được giới hạn trong khoảng 6mm đến 10mm. Cấu tạo chi tiết như sau:

Cốt đai thép chịu lực: tùy vào công trình mà sẽ được bố trí theo sự tính toán của người thi công, cốt đai thép chịu lực có đường kính dao động trong khoảng từ 10 – 32mm. Đối với các dự án lớn với dầm có b>=150mm thì phải có ít nhất 2 thanh cốt đai thép chịu lực để đảm bảo sự an toàn và vững chắc, còn đối các cộng trình thông thường chỉ cần sử dụng 1 thanh là đủ.
Cốt thép cấu tạo: có tác dụng để làm giá đỡ, giúp đảm bảo sự cân bằng và ổn định cho cốt đai được giữ nguyên vị trí. Cốt thép cấu tạo gánh chịu mọi tác động từ sự co lại của bê tông cũng như chịu mọi ảnh hưởng từ môi trường về nhiệt độ. Thông thường đường kính cấu tạo của cốt thép cấu tạo dao động từ 10 – 12mm. Khi chiều cao lớn hơn 700 mm thì phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào mặt bên để đảm bảo vững chắc và an toàn nhất.Cốt đai: đây là bộ phận chính chịu tác động trực tiếp từ lực cắt. Cốt đai có đường kính dao động từ 6 – 8mm và chúng được buộc với cột dọc. Có tác dụng cố định và đảm bảo kiên cố các vị trí khác trong công trình.

Cốt thép xiên: thường được sử dụng để tăng cường khả năng chịu lực tốt nhất cho toàn bộ cốt thép trong trường hợp lực có cường độ tăng quá nhanh trong thời gian ngắn.

thi-cong-san-tang-3-nha-dep

3. Vai trò của cốt đai

Cốt đai cùng với cốt xiên được tính toán để chịu nội lực cắt Q trong dầm, cột
Cốt đai có tác dụng cố định thép chịu lực, thép cấu tạo thành khung cố định chống xê dịch vị trí khi thi công
Cốt đai trong cột, dầm gắn vùng bê tông chịu nén với vùng bê tông chịu kéo để đảm bảo cho tiết diện chịu được momen
Cốt đai chịu các ứng suất do co ngót và thay đổi nhiệu độ, tăng khả năng chịu nén của bê tông, hạn chế nở ngang chống phình

4. Cách bố trí cốt đai trong dầm

Đối với dầm thì thường thì cấu kiện bê tông sẽ đồng thời chịu nén, kéo, và lực cắt. Để có thể bố trí cốt đai trong dầm cần đáp ứng các điều kiện utt, umax, uct. Cùng với đó là đặt cốt đai dày hơn ở 1/4 nhịp từ gối và thưa hơn ở giữa nhịp. Khi chiều cao dầm h>=700 thì đơn vị thi công cần tiến hành đặt thêm cốt đai tăng cường cùng với cốt giá bổ sung thêm chống phình, chống co ngót, giữ ổn định cho khung cốt thép.

5. Vì sao cốt đai lại có móc?

Đây có lẽ là vấn đề rất nhiều người thắc mắc. Cốt đai sở hữu những cái móc theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng trong công trình vì:

  • Giúp giữ vững, không bị xô lệch vị trí của cột, mang đến hiệu quả thi công tốt hơn.
  • Tạo an toàn liên kết, đáp ứng tiêu chuẩn về độ rộng, chiều dài. Điều này giúp cho quá trình thiết kế không vượt quá điểm cần chịu ứng suất, nâng cao khả năng chịu lực.
  • Loại móc được thiết kế giúp chống lại các chuyển động, giảm thiểu những tác động không tốt trong quá trình thi công.
  • Thêm vào đó, chúng còn giúp cho quá trình đổ bê tông đạt kết quả cao hơn, giữ vững vị trí được đổ, ngăn chặn bê tông tách ra bên ngoài, ảnh hưởng đến chất lượng cột.
  • Ngoài ra, bộ phận này còn mang đến công năng chống trượt thép từ bê tông và giữ chúng ở vị trí cố định rất hiệu quả.

cot-dai2

Bẻ móc thép đai đúng kĩ thuật

Độ dài của móc của đai

Thường lấy chiều dài của móc = 10 D (đối với các thanh có đường kính lớn hơn hoặc bằng 8 mm)

Trong đó d → Đường kính đai thép

Chiều dài móc tối thiểu = 75 mm

cot-dai2

Độ dài uốn cong của thép

Độ dài uốn cong xác định chiều dài tăng thêm so với độ đai kích thước thép ban đầu cắt khi chưa được uốn cong, để cắt thép theo kích thước chính xác.

Đối với uốn cong 45 độ, chiều dài của thanh cốt thép tăng thêm 1 d
Đối với uốn cong 90 độ, thanh gia cố chiều dài tăng thêm 2 d
Đối với uốn cong 135 độ, thanh gia cố chiều dài tăng thêm 3 d
Đối với uốn cong 180 độ, thanh gia cố chiều dài tăng thêm 1 d

cot-dai2

6. Một số lưu ý khi sử dụng cốt đai

Trong quá trình xây dựng người ta thường không tính toán đến phần gia cố đất vì lực cắt trong đất nhỏ, bê tông mới đủ khả năng chịu cắt. Tuy nhiên, cần kiểm tra độ bền cắt nếu ván liên hợp có tải trọng lớn.

Trong quá trình thi công, người ta thường bố trí thép đều trong cọc vì khi cẩu lắp nó có mô men dương và âm, chịu được cả hai tải trọng. Ngoài ra, ở đầu cọc nên đặt dây đai dày để tăng khả năng chịu tải khi đóng tải cục bộ, tránh làm gãy đầu cọc.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về cốt đai. Hy vọng qua bài viết có thể giúp cho bạn nắm được cốt đai là gì? Cấu tạo của cốt đai? Tác dụng cốt đai là gì? Để từ đó vận dụng vào các công trình tương lai của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới nội dung này, hãy liên hệ ngay với KPM để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab
ep-coc-cu-tram-2