Đặc trưng mái Mansard và biện pháp thi công chuẩn kỹ thuật

Mái mansard là một trong những trào lưu mái xuất hiện từ thế kỷ 17. Ngày nay, kiểu mái này vẫn rất được ưa chuộng. Trở thành một trong những kiểu mái được ứng dụng trong các thiết kế công trình biệt thự, nhà ở cổ điển, tân cổ điển. Cùng KPM tìm hiểu rõ hơn về kiểu mái này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc mái Mansard

Tương tự như các phong cách kiến trúc, mỗi hình thức mái cũng có lịch sử hình thành và những đặc trưng riêng biệt. Và dưới đây là nguồn gốc và những nét đặc trưng cơ bản của mái Mansard.

Mái Mansard ra đời tại Pháp vào thế kỉ 17, do kiến trúc sư người Pháp tên là François Mansard (1598- 1666) phát minh ra. Vì thế, tên gọi của hệ mái được lấy theo tên của kiến trúc sư người Pháp này.

Ban đầu, mái Mansard là một khối mái hình chóp cụt bằng phiến đá đen được đặt trên các tầng ngôi nhà, tạo nên sự kết thúc thú vị và mạch lạc, đặc biệt phù hợp với kiến trúc tân cổ điển. Mái được thiết kế ra nhằm mục đích cách nhiệt, chống lạnh, chống nóng cho không gian tầng dưới. Vì tầng áp mái nên người ta ít khi dùng để ở mà chỉ dùng làm kho. Và sau này do chi phí cao, không phù hợp với thời đại, người Pháp không dùng hệ mái này nữa.

biet-thu-mai-mansard-dep

Ở Việt Nam, trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1888 – 1920), người Pháp đã cho xây dựng rất nhiều công trình hành chính và thương mại lớn tại Hà Nội. Các công trình này đều được xây dựng theo kiến trúc Pháp với hệ mái Mansard đặc trưng.

Dù có nhiều công trình kiến trúc tân cổ điển có hệ mái Mansard được xây dựng rầm rộ vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 nhưng đến nửa cuối thập niên 1920, người ta không xây dựng công trình theo lối kiến trúc này nữa. Thay vào đó là những công trình được xây dựng theo phong cách Art Deco và phong cách Đông Dương.

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, dù người Pháp không còn sử dụng hệ mái Mansard nhưng ở Việt Nam bắt đầu xu hướng làm lại kiểu mái này bởi kiến trúc đẹp mắt, mang lại sự cân đối, tỷ lệ hài hòa và tinh thần kiến trúc Pháp đặc trưng.

Tuy nhiên, hệ mái Mansard đã không còn giống y như nguyên bản mà đã được đơn giản hóa, có sự sáng tạo, biến tấu đi ít nhiều. Do loại đá đen khá khan hiếm, chi phí cao và không còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nên các kiến trúc sư đã thay thế bằng vách bê tông hoặc tường xây sơn màu sẫm, hoặc ốp đá Slate Lai Châu thay thế.

Hiện nay, những căn biệt thự kiểu Pháp sử dụng hệ mái Mansard bề thế đã được các kiến trúc sư biến tấu linh hoạt hơn và đa dạng, có thể là mái vát dựng hoặc mái vòm cong nhẹ. Vì thế, các biệt thự với hình thức mái Mansard có được thần thái của kiến trúc Pháp cổ vừa mang dáng dấp mới mẻ của thời đại.

dinh-thu-mai-mansard-do-so

2. Những nét đặc trưng của mái Mansard

Quý vị có thể dễ dàng nhận ra hệ mái Mansard thông qua các đặc điểm sau:

  • Hình dáng ấn tượng: Hệ mái Mansard có hình chóp cụt vươn cao, bề thế, uy nghi, cân đối. Khi nhìn một mặt thì giống hình thang.
  • Kết cấu chắc chắn
  • Hệ thống cửa sổ áp mái đa dạng hình dáng: Cửa sổ áp mái của mái Mansard có nhiều hình dáng như vuông, tròn, chữ nhật, vòm bán nguyệt, cửa kính viền trắng hình ô vuông… và được đắp phào chỉ tinh tế, tỉ mỉ. Những ô cửa này không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho công trình mà còn mang tới ánh sáng, gió trời, giúp không gian bên trong luôn thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng.
  • Vật liệu hoàn thiện phong phú: Ban đầu là khối đá đen, sau thay thành nhiều loại vật liệu ốp bề mặt khác nhau như đá Slate Lai Châu, tấm tôn sẫm màu, ngói màu, bitum, đá chẻ, gốm, thậm chí là lớp sơn sẫm màu hoặc vật liệu tổng hợp.
  • Mái được làm theo kiểu gambrel: Mái chia làm 2 phía. Mỗi phía có hai phần với độ dốc khác nhau: Phần trên bằng phẳng và phần dưới tạo thành các bức tường làm dốc hơn, thường lợp ngói màu hoặc ốp đá.
  • Bề mặt bên trong tầng áp mái làm được ốp gỗ, làm vách thạch cao, ván ép hoặc nhà khối.
  • Tầng áp mái có thể dùng để chống nóng, làm nhà kho hoặc để ở

Hệ mái Mansard hình chóp cụt vươn cao, ốp đá màu xám ghi nổi bật làm cho căn biệt thự BT2296 thêm đồ sộ, nguy nga và ấn tượng.

biet-thu-mai-mansard-dep

3. Cấu tạo mái mansard

Mái mansard, còn có tên gọi phổ biến hơn là mái Pháp. Khối mái có dạng hình thang và được được lợp bằng đá phiến hoặc các loại ngói được sơn màu sẫm. Phần mái úp lên trên, tạo thành tầng áp mái của ngôi nhà (tầng tum trên cùng).

Cấu tạo mái mansard được chia làm 2 phần mái có độ dốc khá cao. Nhờ đó tạo nên một kiến trúc Pháp vô cùng đặc biệt. Thông thường, mái này sẽ được bố trí thêm cửa sổ giúp lấy sáng và lấy gió cho tầng áp mái.

Ngoài ra, kiểu thiết kế này rất được chú trọng trong việc trang trí các họa tiết. Những họa tiết tinh tế và tỉ mỉ tạo nên một nét đặc trưng của kiến trúc Pháp. Thích hợp với những công trình biệt thự, công trình kiến trúc thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển và tân cổ điển.

4. Những ưu – nhược điểm của mái mansard

Ưu điểm

Với lối thiết kế đặc biệt, mái mansard giúp mang đến cho công trình xây dựng một sự sang trọng. Chính vì thế mà những ngôi biệt thự cao cấp, biệt thự tân cổ điển thường chọn loại mái này để tôn lên được phong cách và sự đẳng cấp đặc biệt.

Phần mái úp lên ngôi nhà tạo nên tầng áp mái. Chủ nhà có thể sử dụng tầng này để làm kho chứa đồ. Ngoài ra có thể tận dụng được tầng này và biến tấu thành phòng đọc sách, phòng làm việc cũng rất thích hợp.

Ngoài ra, nhờ có tầng mái cao giúp cách nhiệt tốt cho các tầng dưới của ngôi nhà. Vào mùa đông sẽ ấm áp nhưng vào mùa hè sẽ rất mát mẻ. Cửa sổ thông gió cũng giúp không gian trong nhà luôn thoáng mát, không bị ẩm/bí.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, mái mansard cũng có một số nhược điểm.

– Hệ mái dốc cao, vì thế làm giảm đi chiều cao của tường. Ngoài ra, với mái có độ dốc, đòi hỏi phải chọn loại ngói lợp chất lường, có thể thi công trên độ dốc mà không bị tụt.

– Trong một số thiết kế, thường phải sử dụng thêm giếng trời. Tạo nên sự phức tạp trong thi công cũng như tốn kém về chi phí.

– Để đảm bảo tầng mái bảo vệ tốt cho ngôi nhà, mái nhà kiểu Pháp phải có tiêu chuẩn chống thấm cao. Ngoài ra phải đảm bảo cho ngôi nhà không bị nóng.

mai-mansard-biet-thu-dep

5. Các biện pháp thi công mái mansard

Hiện nay, có 2 biện pháp thi công mái mansard. 2 biện pháp này đã được đơn giản hóa những vẫn đảm bảo tầng mái sau khi thi công không bị thay đổi về kiến trúc và hình dáng.

Đổ bê tông rồi dán ngói

Phương pháp thi công mái này khá phổ biến và được nhiều đơn vị thi công lựa chọn. Khi thi công mái bê tông dán ngói bên ngoài, khối mái mansard hình thang dày khoảng từ 7 – 10cm sẽ được dựng lên trước. Sau đó bên ngoài sẽ là lớp khung để dán ngói/đá.

Và các kiến trúc sư còn chia biện pháp thi công này ra làm 2 giải pháp:

– Cách thứ 1: Tiến hành thi công phần mái bằng bên dưới, sau đó thực hiện đổ khối mái hình thang lên trên. Cách này giúp cách nhiệt tốt cho ngôi nhà. Tuy nhiên thì chi phí thi công thường sẽ tốn kém hơn và phức tạp hơn so với cách 2. Phù hợp với những công trình biệt thự hoặc các công trình cao cấp hạng sang khác.

– Cách thứ 2. Tiến hành thi công mái Pháp trực tiếp mà không làm nền. Sau đó sẽ lót trần chống nóng/thạch cao ở dưới để chống nóng. Biện pháp này tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên công năng không hiệu quả bằng cách 1.

Lợp vì kèo rồi bắn ngói

Đối với những công trình biệt thự liền kề kiến trúc Pháp, việc thi công mái mansard theo kiểu đổ bê tông rồi dán ngói thường tốn kém và tốn thời gian. Do đó, người ta lựa chọn phương pháp thứ 2 là lợp vì kèo rồi bắn ngói bên ngoài. Từ đó tạo thành được khối mái nhà hình thang hoàn chỉnh.

Tuy nhiên với cách sử dụng vì kèo mái, ngôi nhà sẽ có hiệu quả sử dụng kém hơn mặc dù có phần tiết kiệm chi phí phần nào. Bởi sẽ làm tầng áp mái dễ bị nóng và dễ thấm, dột hơn so với phương pháp đổ bê tông.

6. Vai trò của chi tiết cửa sổ trên mái mansard

Thông thường, ở các thiết kế nhà ở sử dụng mái mansard sẽ thi công thêm các khung cửa sổ nhỏ. Nếu chọn phương pháp thi công đổ bê tông và tận dụng tầng tum tạo bởi khối mái để sử dụng, các khung cửa sổ sẽ góp phần giúp cho không gian nội thất bên trong được thông thoáng, sạch sẽ và không bị ẩm.

Ngoài ra, thiết kế bên ngoài khung cửa sổ thường rất được chú ý. Những họa tiết, tạo hình cầu kỳ bởi các phào chỉ của ô cửa sổ giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho công trình. Mang đến sự sang trọng, đẳng cấp tuyệt vời hơn.

he-mai-mansard-kien-co

7. Lựa chọn ngói lợp mái mansard như thế nào?

Có thể thấy độ dốc mái mansard khá cao. Chính vì thế mà việc lựa chọn lợp mái mansard bằng vật liệu lợp mái nào cho phù hợp cũng khiến nhiều đơn vị thi công phần vân. Và giải pháp mà KPM gửi đến cho các bạn chính là ngói bitum phủ đá. Đây là loại vật liệu ốp mái cao cấp thế hệ mới được được sử dụng trong rất nhiều công trình cao cấp hạng sang trên toàn thế giới yêu thích. Ngói bitum được làm từ các lớp bitumen (nhựa đường) chống thấm tốt. Ngoài ra có thể thi công trên mái có độ dốc từ 15 – 90°.

Kiểu ngói lợp này có kết cấu bền bỉ, màu sắc đa dạng và sang trọng. Bề mặt phủ lớp đá xay tự nhiên nên có thể sử dụng trong cách điều kiện thời tiết xấu. Ngoài ra còn chống lại các vấn đề như: rong rêu, bạc màu, tia UV, chịu được sức gió cao, cách âm cách nhiệt tốt,… Đây chắc chắc là sự lựa chọn không thể nào phù hoàn hảo hơn, phù hợp với các công trình mái mansard.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

hoan-thien-noi-that-nha-dep
nen-chon-loai-son-nao-khi-xay-nha
giai-phap-chong-an-mon-cot-thep
Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab