Dầm nhà là gì? Kích thước dầm nhà tiêu chuẩn hiện nay

Dầm nhà là một thành phần cấu trúc chịu lực, có hình dạng dọc và thường được sản xuất từ các vật liệu như gỗ, thép, bê tông cốt thép… Chức năng của dầm là tăng khả năng chịu lực và sức ép của toàn bộ công trình, truyền tải trọng lượng và phân phối lực đều đến các phần khác nhau của ngôi nhà như sàn, tường, cột,…

1. Dầm nhà là gì?

Dầm nhà là thanh chịu lực được đặt nằm ngang hoặc nghiêng. Nơi đây chịu tải trọng và đỡ các bộ phận phía trên nó. Dầm là một loại cấu kiện gồm bê tông và cốt thép. Nó được sử dụng ở công trình nhà ở, công trình kiến trúc lớn,…

Dầm nhà nằm ngang và chịu lực của mô men uốn và lực cắt. Cốt thép trong dầm sẽ được bố trí tiết diện thẳng góc và dựa trên khả năng chịu mô men uốn. Dầm của nhà còn chịu lực dọc, còn được gọi là khung giằng.

thi-cong-dan-mai-sat-biet-thu-dep

2. Kích thước và kết cấu của dầm nhà?

Kích thước dầm xà nhà dân thường và nhà phố sẽ có chiều cao phổ biến sau:

  • Nhà 2 tầng khoảng 30 cm
  • Nhà 3 tầng khoảng 35cm
  • Nhà 4, 5 tầng khoảng từ 35 cm – 40 cm

Hệ thống dầm xà nhà là khung xương cốt yếu của công trình xây dựng. Nhà của bạn có chịu lực tốt và kiên cố hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố này.

3. Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở

Chức năng của dầm xà nhà trong kết cấu nhà ở được sử dụng để đỡ các tấm sàn, mái hoặc tường ngăn cách phía trên với mục đích chia nhỏ tải trọng và giúp cho công trình đảm bảo sự chắc chắn, an toàn, bền bỉ trong quá trình sử dụng.

Vật liệu cấu tạo dầm thường là bê tông cốt thép được xử lý tỉ mỉ và phù hợp với nhiều công trình xây dựng khác nhau. Trong một hệ thống dầm sẽ được chia ra dầm chính có công dụng phân tán kích thước tấm sàn và dầm phụ dùng để làm giằng công trình.

4. Cách đổ bê tông dầm sàn

Kỹ thuật đổ dầm trong xây dựng là quá trình đổ và hoàn thiện các khuôn dầm để dầm có thể chịu tải trọng của sàn, tường và các phần khác của công trình. Một kỹ sư phải cần biết được 5 kỹ thuật đổ dầm theo đúng trình tự như sau:

  • Đầu tiên là khuôn dầm phải được làm bằng gỗ hoặc thép. Khuôn dầm được sử dụng để giữ cho bê tông không bị tràn ra khỏi khuôn.
  • Tiếp theo là sắt cốt được sử dụng để tăng độ bền và độ cứng của dầm và khi đó kỹ sư xây dựng sẽ tiếp tục công đoạn đổ bê tông.
  • Công đoạn đổ bê tông được đổ vào để tạo thành hình dạng cho một khuôn dầm. Lưu ý rằng bê tông phải được đúc đều không được tràn ra hoặc ít hơn bề mặt khuôn dầm và phải được làm khô đúng cách.
  • Thứ tư là công đoạn cắt dầm sau khi bê tông đã khô, đầu tiên ta sẽ cắt đi khuôn dầm và tiếp tục cắt bớt phần thừa của sắt cốt để cho ra kích thước cuối cùng của dầm.
  • Cuối cùng là sử dụng những phương pháp kỹ thuật trong xây dựng giúp cho dầm mịn và bóng hơn.

thi-cong-thep-san-tang-3

5. Lưu ý yếu tố phong thủy khi dầm nhà

Ngoài yếu tố an toàn, vững chắc thì bố trí phong thủy hợp lý của dầm nhà cũng được gia chủ và kiến trúc sư quan tâm khi thiết kế nhà. Có một số vị trí khi đặt dầm nhà (dầm ngang) không tốt mà bạn cần lưu ý, cụ thể như sau:

Tránh đặt dầm ngang phía trên giường ngủ: Trong phòng thủy, giường ngủ có dầm ngang ở trên thì được coi là huyền trâm sát. Đây là cung rất xấu sẽ làm cho gia chủ tổn nhân khẩu. Việc đặt phòng ngủ dưới dầm nhà sẽ tạo cảm giác nặng nề, khó chịu và mệt mỏi cho gia chủ khi nằm. Điều này dẫn đến chất lượng giấc ngủ, dễ gặp ác mộng từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Không đặt trên bàn ăn và bếp: Việc bố trí bàn ăn hoặc bếp ở bên dưới dầm ngang sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái cho người nấu và thưởng thức đồ ăn cũng như làm mất đi sự may mắn của gia chủ. Bên cạnh đó, gia đình sẽ dễ gặp khó khăn trong vấn đề về kinh tế, tài chính và tiền bạc. Nếu bàn ăn bắt buộc phải đặt ở vị trí này thì có thể làm thêm trần giả để che đi dầm ngang sẽ tránh được sát khí của dầm ngang.

thi-cong-dan-mai-sat-biet-thu-dep

Không đặt bàn làm việc, bàn học dưới dầm ngang: Việc đặt bàn làm việc, bàn học dưới dầm ngang là điều không tốt cho người học và làm việc. Bởi nó sẽ dẫn đến cảm giác xao nhãng, ngăn cản tư duy và sáng tạo của họ.

Cấm kỵ đặt bàn thờ dưới dầm ngang: Đặt bàn thờ dưới dầm ngang là điều tuyệt đối không được vì nó sẽ tác động và ảnh hưởng tới tài lộc của gia đình. Cuộc sống cũng như sức khỏe, kinh tế của gia chủ sẽ gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Qua bài viết trên Quý khách đã tìm hiểu được dầm là gì. Các loại dầm, kỹ thuật đổ dầm. Hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ thêm kiến thức về nhà ở đến Quý khách.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

thi-cong-biet-thu-mai-nhat-dep
san-mat-bang-ep-coc
cau-thang-nha-ong-4m2