Kết cấu thép sàn 1 lớp – cách bố trí thép sàn 1 lớp chuẩn nhất

Bố trí thép sàn là bước quan trọng trong bất kỳ công trình xây dựng nào. Đây là thành phần chủ chốt trong kết cấu và có công dụng chịu tải trọng trực tiếp. Vậy, khi bố trí thép sàn cần những kỹ thuật gì và tuân theo nguyên tắc nào để thành phẩm không bị võng nứt, bị thấm và an toàn cho người sử dụng? Xin mời bạn đọc cùng Kiến Phú Mỹ điểm qua những nguyên tắc và cách bố trí thép sàn đúng kỹ thuật theo TCVN mới nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên tắc bố trí thép sàn

Khi bố trí thép sàn đúng kỹ thuật thì khả năng chịu lực của sàn được tăng lên và ngược lại. Trên cùng 1 tiết diện và khoảng cách đan thép nhưng nếu bố trí không đạt tiêu chuẩn thì khả năng chịu tải trọng của sàn giảm. Chính vì vậy, khi thực hiện bố trí thép sàn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Thanh thép sàn chịu lực chính được bố trí với chiều cao làm việc tối đa (h0). Chiều cao làm việc h0 của sàn là khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm của thanh thép chịu kéo.
  • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép sàn tối ưu là 15mm và không nhỏ hơn tiết diện thanh thép (D thép).
  • Thép sàn phải được neo vào dầm đúng tiêu chuẩn: thép tròn trơn phải được uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên đủ chiều dài neo 30D, thép có vằn lớp dưới neo 20D thép.

thi-cong-hoan-thien-xay-tho-nha-dep

2. Kết cấu thép sàn 1 lớp

Thép sàn 1 lớp là lớp kết cấu có khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp kết hợp dầm và cột làm phần đỡ cho thép sàn. Chính dầm sẽ truyền tải trọng đến cột đồng thời cột cũng truyền tải trọng nhận được xuống phần móng công trình.

Bố trí thép sàn 1 lớp là sự sắp xếp lớp thép để tạo thành phần khung xương cho ngôi nhà. Chính dầm sẽ truyền tải trọng đến cột đồng thời cột cũng truyền tải trọng nhận được xuống phần móng công trình.

3. Nguyên tắc bố trí thép sàn 1 phương

Hiện nay, đối với cách bố trí thép sàn 1 lớp thì có 2 cách phổ biến được nhiều người trong ngành sử dụng nhất. Cụ thể như sau:

Cách 1: Thép sàn 1 phương (thép sàn bản dầm)

Đầu tiên chúng ta sẽ đến với cách bố trí thép sàn 1 phương hay còn gọi là thép sàn bản dầm. Đối với cách bố trí kết cấu thép sàn này chỉ hoạt động theo một phương. Hoạt động 1 phương ở đây có nghĩa là tất cả tải trọng sẽ truyền cho phần dầm theo phương vuông góc.

Nguyên nhân tạo ra thép sàn 1 phương là vì chiều dài của thép sàn quá khác nhau nên tải trọng công trình không truyền được hết đến dầm mà chỉ truyền được theo một phương. Ngoài ra, phần sàn cũng được gọi là thép sàn một phương nếu tỷ lệ chiều dài, chiều rộng của sàn lớn hơn 2.

thi-cong-hoan-thien-xay-tho-nha-dep

Cách 2: Thép sàn 2 phương (thép sàn bản kê 4 cạnh)

Tiếp đến là cách bố trí thép sàn 2 phương hay còn gọi là thép sàn bản kê 4 cạnh. Kết cấu của dạng thép sàn này lại hoạt động theo hai phương truyền tải trọng đồng đều cho các dầm.

Với cách bố trí kết cấu thép sàn hai phương, tỷ lệ chiều rộng cũng như chiều dài bắt buộc bằng hoặc lớn hơn 2. Thép sàn hai phương được nhiều kỹ sư sử dụng cho các công trình xây dựng có tải trọng nhỏ hơn 1000kg/m2.

Hai cách trên đây được xem là 2 cách vừa an toàn vừa đơn giản mà được áp dụng tại rất nhiều công trình xây dựng hiện nay.

thi-cong-thep-san-tang-tret

3. Kết cấu thép sàn 1 lớp trong xây dựng có đảm bảo an toàn hay không?

Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp xây dựng đều sử dụng kết cấu thép sàn 1 lớp. Thép sàn 1 lớp có ưu điểm là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao. Vì thế, dù cấu trúc tải trọng có lớn đến đâu thì phần thép sàn đều nhỏ và nhẹ hơn so với các vật liệu xây dựng khác.

Điểm đặc biệt của thép sàn là kết cấu vô cùng linh hoạt và dễ dàng chế tạo, sản xuất hàng loạt. Không những thế, giá thành của thép sàn cũng thấp hơn so với loại vật liệu khác. Thép sàn còn một ưu điểm là độ bền cao đồng nghĩa chịu được các tác động từ bên ngoài. Nếu kỹ sư xây dựng thép sàn tốt thì thép sàn ấy có thể tồn tại lên tới vài chục năm.

Thép sàn 1 lớp có khả năng thích ứng và linh hoạt. Đối với các công trình kiến trúc hiện nay, người chủ có thể yêu cầu kỹ sư sửa đổi, mở rộng. Đa phần việc mở rộng sẽ kết hợp với thiết kế công trình ban đầu cũng như chi tiết xây dựng. Do đó, thép sàn được thi công chịu được tải trọng lớn vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Tuy thép sàn 1 lớp nhiều ưu điểm nhưng cũng có những khuyết điểm mà người dùng cần chú ý. Vì là hợp kim của sắt nên thép sàn trong thời gian dài dễ bị ăn mòn. Trong những ngày có nhiệt độ cao, thép sàn cũng sẽ bị mất đi tính chất vốn có của mình và dễ giãn nở. Điều này sẽ gây bất lợi cho cấu trúc tổng thể của công trình.

Về độ an toàn khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp, tuỳ thuộc vào tải trọng cũng như phần dầm của công trình. Nếu phần dầm chắc chắn thì kỹ sư có thể thi công thép sàn 1 lớp. Tuy nhiên đối với những công trình có nhiều tầng thì thép sàn 1 lớp khó có thể áp dụng vì khi đó sẽ làm yếu phần móng và phần dầm.

4. Lưu ý quan trọng trong thi công bố trí thép sàn 1 lớp

Với tầm quan trọng của kết cấu thép xây dựng nói chung và kết cấu thép sàn 1 lớp nói riêng thì trong quá trình tho công bạn cần lưu ý 5+ điểm như sau:

Thứ nhất: Xác định vị trí nối và hình thức nối của thép sàn:

Việc xác định này giúp kỹ sư tính toán được khả năng chịu tải trọng của công trình, tránh phá huỷ cấu trúc ban đầu của tải trọng kết cấu thép sàn.

Thứ hai: Kết hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm:

Để không gặp tình trạng phải lắp thêm gây hư hại cho kết cấu thép, kỹ sư nên kết hợp giữa kết cấu thép sàn với phần thiết kế gác mái, lắp đặt cũng như trang trí.

Thứ ba: Không sử dụng thép vuông, thép rỗng:

Không nên sử dụng thép vuông, thép rỗng làm thép sàn 1 lớp vì loại này chịu tải trọng kém hơn thép đặc, gây nguy hiểm nghiêm trọng khi thi công công trình.

Thứ tư: Bố trí thép sàn rõ ràng:

Kỹ sư cần bố trí thép sàn cũng như tính toán lực truyền tải chính xác, rõ ràng. Ngoài ra, kỹ sư cũng phải kiểm soát chặt chẽ về tần số và độ rung trong lúc thi công sàn. Nhằm bảo vệ sự an toàn cho công trình, kiến trúc sư phải loại bỏ sự cộng hưởng giữa kết cấu thép sàn và hoạt động của con người.

Thứ năm: Sử dụng thép tiêu chuẩn làm thép sàn:

Thép không đạt tiêu chuẩn là các loại thép giòn, có độ dẻo thấp và độ cứng cao đồng thời không dễ để cắt khoan. Nếu công trình sử dụng thép không đạt tiêu chuẩn đồng nghĩa không đảm bảo được độ an toàn, chắc chắn của công trình.

Như vậy bài viết hôm nay của KPM đã cùng các bạn tìm hiểu 1 cách chi tiết về thép sàn 1 lớp, cách bố trí cũng như những điểm quan trọng cần lưu ý trong thi công. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn. Liên hệ ngay nếu bạn cần tư vấn thiết kế và thi công ngôi nhà trong mơ của gia đình nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab