Kinh nghiệm xử lý nền móng khi xây nhà trên đất yếu ao, hồ…

Sở hữu mảnh đất ao chuông, bản chất không phải đất thổ. Vậy xây nhà bỏ móng xử lý thế nào để vẫn đảm bảo nhà chất lượng cao, bền đẹp lâu dài suốt quãng thời gian sử dụng? Đây là câu hỏi mà KPM nhận được trong hòm thư yêu cầu tư vấn của công ty. Trong bài viết này, KTS KPM xin giải đáp chi tiết mọi khúc mặt xoay quanh vấn đề lựa chọn móng và cách xử lý móng trên nền đất yếu nhé!

1. Vai trò và tầm quan trọng của móng

Móng là bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong mỗi công trình xây dựng và càng quan trọng đối với những công trình cần xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn. Vậy móng là gì? Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước,… đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực của từng tầng lầu, đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và thi công chắc chắn và đảm bảo, không bị lún gây ra nứt hoặc đỗ vỡ công trình xây dựng. Đây là yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác vì nó là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Và do nhu cầu xây dựng ngày càng cao, diện tích đất tốt không đủ đáp ứng cho xã hội, buộc bạn phải xây dựng công trình ở những khu vực có đất yếu hơn như ao, hồ, đất mượn… Và vấn đề đặt ra là bạn cần xử lý, gia cố phần nền móng để phần đất yếu đó không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không nhiều đến độ bền của công trình.

2. Cách xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn

Để xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… có nhiều phương pháp khác nhau. Tùy từng công trình cụ thể mà có phương pháp áp dụng phù hợp.

Điều kiện nền: Trước khi xây nhà thường sẽ tiến hành khảo sát địa chất tại địa điểm thi công để tránh tối đa các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai do sụt lún công trình, giúp đề ra phương án xây dựng nền móng hiệu quả tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Tải trọng nhà: Tùy vào từng mẫu nhà, chủ yếu là chiều cao nhà, chiều cao từng tầng, trọng tải của các vật liệu xây dựng,… mà chúng ta sẽ sử dụng những loại móng nhà khác nhau.

Hiện nay, trong ngành xây dựng có các phương pháp xử lý nhà trên nền móng yếu như ao, hồ, đất mượn khác nhau, có thể phổ biến nhất các phương pháp sau.

12tu-van-lam-mong-nha-tren-nen-dat-ao-ho-ben-vung-an-toan-2

Thay đổi chiều sâu chôn móng

Đây là cách phổ biến nhất được áp dụng khi xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… Vậy chiều sâu móng là gì?

Chiều sâu móng là độ sâu từ mặt đất lên đến hố móng. Chúng ta có thể giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền bằng cách thay đổi chiều sâu móng. Trị số sức chịu tải của nền tăng, ứng suất gây lún cho móng giảm khi tăng chiều sâu chôn móng nên độ lún của móng giảm. Ngoài ra, tăng độ sâu cho móng giúp đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt và ổn định hơn.

Tuy nhiên, chúng ta nên cân nhắc giữa yếu tố kỹ thuật và kinh tế khi quyết định tăng chiều sâu chôn móng bởi đây là 2 yếu tố trái ngược nhau. Rất khó có thể vừa kinh tế ít mà lại có kỹ thuật tốt được.

Thay đổi hình dạng và kích thước móng

Thay đổi kích thước và hình dạng móng có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng trên mặt nền, vì vậy cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền.

Áp lực tác dụng lên mặt nền và độ lún công trình giảm khi diện tích đáy móng tăng. Do đó, tùy vào địa chất nơi bạn định xây nhà sẽ quyết định nhà chúng ta sử dụng móng cọc, móng băng hay móng đơn…

Tuy nhiên, biện pháp này không phù hợp khi đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu.

Thay đổi loại móng và độ cứng móng

Tùy vào điều kiện địa chất của công trình mà loại móng và độ cứng của móng sẽ thay đổi cho phù hợp. Đối với các công trình xây dựng, ba loại móng là móng đơn, móng băng, móng bè thường được áp dụng nhất. Do đa dạng về loại móng mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng loại móng phù hợp. Như trường hợp móng băng được sử dụng nhưng biến dạng vẫn lớn, cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng, khi này độ cứng của móng sẽ được tăng lên. Thực tế, độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì độ biến dạng càng bé và độ lớn móng sẽ bé.

12tu-van-lam-mong-nha-tren-nen-dat-ao-ho-ben-vung-an-toan-2

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chiu lực, tăng độ kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường kho móng bản có kích thước lớn để gia cố móng nhà khi thi công trên nền đất yếu.

Dùng cọc tre và cọc tràm

Đây là cách làm truyền thống, khi công nghệ chưa phát triển để xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… Cách này chỉ được sử dụng cho các công trình có tải trọng nhỏ.

Để làm tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún, chúng ta thường dùng cọc tràm, tre có chiều dài 3-6m. Theo kinh nghiệm thực tiễn, để làm móng cho 1m2 diện tích nhà cần dùng 25 cọc tre hoặc cọc tràm.

Khi điều kiện đất nền và tải trọng không hợp lý, việc sử dụng cọc tre, cọc tràm để làm móng đòi hởi phải chống lún bằng cọc có tiết diện nhỏ.

Đặc biệt, cọc phải được đóng chìm sâu dưới mực nước ngầm thì mới có hiệu quả. Cọc sẽ mất tác dụng và bị mục nếu đóng trên mực nước ngầm.

Để thi công theo biện pháp này, các cọc phải đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật nhất định. Cụ thể:

– Tre dùng làm cọc phải thẳng, tươi, đường kính tối thiểu 6cm, không cong vênh quá mức nhất định và già trên 2 năm tuổi.

– Đầu trên của cọc phải cách mắt tre 50mm và vuông góc với trục cọc, đầu dưới được vát nhọn và cách mắt 200mm để làm mũi cọc.

– Tre dùng làm cọc có chiều dài 2-3m

Thi công theo phương pháp này không đòi hỏi cao về kỹ thuật nhưng cũng cần đảm bảo các yêu cầu nhất định:

– Khi đóng cọc, cọc không được nghiêng, phải giữ cho cọc thẳng đứng cả trong quá trình đóng cọc.

– Để tránh bị vỡ đầu cọc trong quá trình đóng, phần đầu cọc cần được lót tấm đệm.

– Để tránh tình trạng các cọc bị nghiêng, chỉ đóng 1 cọc 1 lần, không cùng lúc đóng nhiều cọc.

– Nếu đầu cọc bị vỡ sau khi đóng xong thì cắt bỏ phần đầu cọc đó đi. Trường hợp đầu cọc trên mực nước ngầm thì cũng cần cắt bỏ phần trên mực nước đó đi để tránh tình trạng mối mọt trong quá trình sử dụng.

– Các cọc phải phân bố đều trên diện tích thi công móng

– Cần đảm bảo chiều dài theo bảng thiết kế trong quá trình cắt đầu cọc để tránh tình trạng cọc không đảm bảo được sức chịu tải trên nền móng.

– Nên đóng cọc từ ngoài vào trong và đi theo đường xoáy ốc

Sử dụng móng cọc

Phương án sử dụng móng cọc khi xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất mượn… là thường đươc ưu tiên nhất. Vì phương án thi công này là một trong những các thi công được cho là an toàn. Loại móng cọc thường được dùng trong trường hợp công trình thi công trên đất có địa hình phức tạp.

12tu-van-lam-mong-nha-tren-nen-dat-ao-ho-ben-vung-an-toan-2

Để xử lý nền móng trên nền đất yếu như ao, hồ đất mượn… bằng phương án móng cọc này cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị mặt bằng thi công

– Đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông phải bằng phằng, không ghồ ghề, lồi, lõm; khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vuẹc ép cọc bê tông

– Để tiện lợi cho việc cân chỉnh khi thi công cọc cần vạch sẵn đường tâm

– Yếu cầu kỹ thuật phải được đảm bảo cho từng cây cọc

– Các báo cáo kỹ thuật cảu công tác khảo sát đại chất,… phải được chuẩn bị đầy đủ

– Định vị và giác móng công trình

Bước 2. Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

– Đầu tiên là ép đoạn cọc đầu tiên. Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên phải được đảm bảo vì nó ảnh hưởng đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc. Khi phát hiện có nghiêng phải dừng lại ngay để chỉnh sửa.

– Tiếp theo là tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế. Trục của đoạn cọc được nối phải trùng với phương nén; bề mặt bê tông tiếp xúc nhau ở 2 đầu cọc phải khít; kích thước đường hàn so với thiết kế phải được đảm bảo…

– Kế đến là ép âm cọc.

– Sau khi éo xong 1 cọc, tiếp tục éo cọc ở vị trí tiếp theo, sau khi ép xong 1 móng, di chuyển khung éo đến móng thứ 2.

Sau khi ép cọc xong phải đảm bảo: chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy định. Trong trường hợp gặp di vật khi ép cọc khiến cọc éo bị dang dở phải nhổ cọc lên ép lại hoặc ép lại cọc mới do thiết kế chỉ định.

Bước 3. Gia công cốt thép

– Cốt thép phải được sửa thẳng và đánh gỉ trước khi sử dụng

– Phải cắt và uống cốt thép theo yêu cầu của bảng thiết kế

– Trong trường hợp chiều cài cốt thép không đủ thì phải dùng biện pháp nối cốt thép. Khi thực hiện công đoạn nối thép phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định cho từng loại thép.

Bước 4. Lắp dựng cốt pha

Trong quá trình thi công hoàn chỉnh phần móng cọc, phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật sau:

– Phần móng cọc phải đạt độ dày cần thiêt, vững chắc, đảm bảo chiu được tải trọng của bê tông cốt thép và cả công trình sau khi thi công.

– Quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông không để bị chảy nước. Vì vậy ván khuôn luôn phải đóng kín

– Ván khuôn phải có hình dạng và kích thước đúng chuẩn.

– Cây chống phải đảm bảo mật độ được tính toán cụ thể, đảm bảo về cả chất lượng lẫn quy cách. Ngoài ra, chân cây chống cũng phải được cố định chắc chắn, tránh xê dịch trong quá trình thi công.

– Có thể lót bạt để tránh việc mất nước xi măng ở sàn khuôn.

– Cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo khi thi công.

– Độ cao phải được xác định chuẩn ở tim móng và cổ cột.

Bước 5. Đổ bê tông móng

Bước này gồm 2 giai đoạn là đổ bê tông phần lót móng và đổ bê tông phần móng.

Đối với bê tông phần lót móng, nó có nhiệm vụ làm sạch đáy bê tông móng; phần bê tông lót móng này phải đặc và chắc, chịu được tác động của môi trường xung quanh như dòng chảy, nước ngầm, công trình bên cạnh… Phần bê tông lót móng này thường có độ dày khoảng 10 cm.

Đối với đổ bê tông phần móng, công đoạn này nên đổ bê công ở phần có vị trí xa trước, vị trí gần sau. Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn, đảm bảo mọi thứ đã được làm sạch và sửa chữa các khuyết điểm nếu phát hiện. Nên tưới nước vào ván, khuôn và cả hệ thống sàn trước khi đổ bê tông để tránh tình trạng xi măng bị hút nước.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab