Mách bạn kinh nghiệm lợp mái ngói thái và ưu nhược điểm của kết cấu mái thái

Mái là một bộ phận không thể thiếu của một ngôi nhà. Trong quá trình thiết kế và thi công đã có rất nhiều khách hàng đặt câu hỏi thắc mắc về các phương án thi công mái cho ngôi nhà của mình cho phù hợp với hình thức mái, nhu cầu sử dụng và chi phí xây dựng. Kết cấu mái thái rất được ưa chuộng trong những công trình nhà ở tại Việt Nam. Tìm hiểu kỹ ưu điểm, hạn chế và lưu ý khi thi công trước khi xây nhà mái thái sẽ giúp gia chủ lựa chọn được giải pháp thi công hữu hiệu và phù hợp nhất với gia đình. Cùng Kiến Phú Mỹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

1. Kết cấu mái thái là gì?

Kết cấu mái thái là những lớp ngói thái xếp chồng lên nhau theo 1 tỷ lệ nhất định và tạo ra độ dốc mái phù hợp.

Kết cấu mái thái phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Trong đó, đa số là những kiểu nhà cấp 4, nhà 2 – 3 tầng hoặc nhà có 1 tầng có gác lửng. Nhà mái thái đã trở nên vô cùng phổ biến với những gia đình Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị, phù hợp với đa dạng phong cách thiết kế.

Trên thực tế, hiện nay chưa có quy định rõ ràng nào định nghĩa kết cấu mái thái là gì, chủ yếu là dựa theo cách thức thi công để gọi tên loại mái. Do vậy, cũng không có những tiêu chuẩn cụ thể để thi công kết cấu mái thái sao là chính xác. Tùy theo người thiết kế cũng như ý muốn của gia chủ mà đơn vị thiết kế sẽ đưa ra bản vẽ kết cấu mái thái riêng và thi công theo yêu cầu.

Ví dụ như có thể tăng độ dốc nghiêng của mái để tạo ra nét phóng khoáng cho công trình. Đây cũng là cách để “biến” ngoại thất căn nhà trở nên hoành tráng, ấn tượng hơn.

nha-mai-ngoi-lam-tran-gi

2. Lưu ý khi thi công nhà kết cấu mái thái

Trong kết cấu mái thái, quá trình lợp ngói đóng vai trò trong trọng nhất. Để có thể phát huy được hết ưu điểm và tính thẩm mỹ của mái nhà thì đòi hỏi người thợ lợp ngói phải có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cao. BĐS Homedy xin lưu ý một số vấn đề quan trong trọng trong thi công kết cấu mái thái như sau:

  • Độ dốc tối thiểu của mái thái là 30 độ
  • Độ dài tối đa của mái thái là 10m.
  • Mái dốc từ 45 đến 60 độ không giới hạn chiều xuôi mái.
  • Mái dốc 45 độ thì chiều xuôi mái là 15m.
  • Khi lợp mái thái, phải lợp từ dưới lên trên và từ phải sang trái.
  • Hàng đầu của mái phải thi công kỹ lưỡng, tỉ mỉ để cho các hàng sau lấy làm chuẩn.
  • Cần tạo ra khoảng trống vừa đủ và khoảng cách lợp hợp lý, tránh tình trạng mái lợp quá sát nhau.

thi-cong-tho-biet-thu-dep2

3. Ưu điểm của kết cấu mái thái

Trước khi lựa chọn kiểu kết cấu mái thái cho ngôi nhà của mình, bạn cũng cần nắm được những ưu nhược điểm của nó. Đây sẽ là căn cứ để bạn dự trù được những ảnh hưởng tốt lẫn bất cập của mái thái đến không gian sống của mình trong tương lai.

Công năng sử dụng hợp lý

Như đã đề cập khi giải thích kết cấu mái thái là gì, kiểu mái này có độ dốc mái khá lớn nên khi mưa xuống, nước mưa sẽ nhanh chóng trôi xuống mà không gây ứ đọng. Nhờ vậy, tường nhà bạn sẽ hạn chế được tình trạng ẩm mốc.

Bên cạnh đó, kết cấu mái mái còn có khả năng tản nhiệt, giúp không gian nhà bạn tránh được nhiệt độ cao của mùa. Cũng chính vì công năng này mà kết cấu mái thái được ưa chuộng, sử dụng rất nhiều tại các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam.

hoan-thien-biet-thu-dep

Phù hợp với công trình nhà ở mọi vùng miền

Có thể coi, kết cấu mái thái là loại mái “quốc dân” bởi dù thành phố hay nông thôn, biệt thự sang trọng hay nhà cấp 4 đơn giản đều có thể sử dụng loại mái này.

Ở khu vực nông thôn, thiết kế nhà cấp 4 mái thái thường là dạng nhà vườn. Còn tại các thành phố lớn, người dân có điều kiện kinh tế hơn vẫn yêu thích, chọn lựa mái thái. Với những căn nhà được xây dựng trên quỹ đất nhỏ, hẹp thì mái thái sẽ giúp căn nhà trở nên cao ráo, bề thế và sang trọng hơn rất nhiều.

Bất kể là ngôi nhà được xây dựng theo phong cách hiện đại hay cổ điển thì gia chủ đều có thể ứng dụng kết cấu mái thái.

nha-mai-thai-nong-thon-dep

Tính thẩm mỹ cao

Mái thái là sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc Thái Lan với kiến trúc Việt Nam. Những đường gờ vuông vắn, mạnh mẽ kết hợp với đường phào chỉ mềm mại, uốn lượng tạo nên một tổng thể hoàn hảo.

Nét đẹp của kết cấu mái thái không chỉ được thể hiện trong những mẫu biệt thự 2 hay 3 tầng mà còn được thể hiện trong những biệt thự mini 1 tầng mái thái. Bất kể nơi đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp được kiểu kiến trúc mái này.

Kết cấu mái tốt về mặt phong thủy

Theo các chuyên gia phong thủy, kết cấu mái thái có hình dáng phong thủy tốt. Hình chóp nhọn với độ dốc tương đối sẽ giúp gia chủ tránh được hung khí tích tụ trong nhà. Những nguồn hung khí này có thể ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển vượng khí, hạn chế may mắn, tài lộc đến với gia đình.

thiết kế tổng thể của căn nhà 2 tầng mái thái đẹp sang chảnh

4. Nhược điểm của kết cấu mái thái

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì nhà mái thái vẫn có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, loại mái này cần được thi công tỉ mỉ, chi tiết nên tốn nhiều thời gian thi công. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, bạn có thể phải thông công lại mái để đảm bảo kết cấu và công năng sử dụng

Thứ hai, chi phí thi công nhà mái thái cũng cao hơn so với nhiều loại mái mái. Vì vậy, một ngôi nhà mái thái 2 tầng có thể ngang bằng với khi xây dựng một căn nhà 3 tầng bình thường khác.

biet-thu-mai-thaii-2-tang-dep

5. Các phương án thi công mái thái

Hiện nay trên thực tế, mái chéo lợp ngói (mái thái) có 3 phương án và biện pháp thi công như sau:

  • Phương án 1: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái và đổ diềm mái sau đó mới xây tường thu hồi gác vì kèo tạo độ dốc và hình thức mái rồi lợp ngói.
  • Phương án 2: Đổ sàn bê tông cốt thép chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc gác lito lợp ngói lên trên.
  • Phương án 3: Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên.

Đổ sàn phẳng BTCT ở cos áp mái sau đó xây tường thu hồi gác vì kèo lợp ngói.

Phương án này mang ưu điểm:

  • Biện pháp thi công dễ và an toàn
  • Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống
  • Chống nóng tốt
  • Vì kết cấu mái 2 lớp riêng biệt nên có khả năng chống ồn tốt.
  • Chống thấm tuyệt đối
  • Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.
  • Bảo dưỡng phần thép vì kèo sẽ dễ dàng, vì lâu dài thép hộp sẽ bị xuống cấp theo thời gian có thể gây sập mái ngói khi không bảo dưỡng kịp thời. Khi thi công phải để lối lên bên trong mái.
  • Không cần làm trần giả (trần thạch cao…)

Nhược điểm:

  • Chi phí xây dựng cao.
  • Thời gian thi công dài vì phải thi công sàn phẳng bê tông cốt thép và diềm mái xung quanh sau đó mới xây tường thu hồi và gác vì kèo để lợp ngói.
  • Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.

Chi phí xây dựng cho 1m2:

thi-cong-mai-thai1

Lưu ý: Phần mái bê tông cốt thép sẽ ít diện tích vì là mái phẳng.

Đổ BTCT mái chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc giải lito lợp ngói

Ưu điểm:

  • Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;
  • Chống nóng tốt; (không bằng phương án 1)
  • Có khả năng chống ồn tốt.
  • Chống thấm.
  • Tăng cường độ ổn định khi gặp gió bão lớn.

Nhược điểm:

  • Chi phí xây dựng cao.
  • Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
  • Thời gian thi công khó và nguy hiểm.
  • Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.
  • Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc
  • Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp đó.
  • Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.
  • Nghiên cứu thêm khảo sát giám sát thợ xây dựng như thế nào

Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lí tô rồi bắn ngói.

Chi phí xây dựng cho 1m2:

thi-cong-mai-thai1

Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên

Ưu điểm:

  • Chi phí xây dựng sẽ giảm so với đổ BTCT rồi lợp ngói.
  • Thời gian thi công nhanh.

Nhược điểm:

  • Chống nóng không tốt.
  • Có thể bị dột nếu lợp ngói không tốt.
  • Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
  • Khi có gió bão lớn có thể gây lốc ngói.

Chi phí xây dựng cho 1m2:

thi-cong-mai-thai1

Với những thông tin về kiểu kết cấu mái thái trên đây, liệu bạn có sử dụng loại mái này để thi công công trình của mình hay không? Nếu vẫn còn băn khoăn và muốn tham khảo thêm nhiều kiểu mái nhà và phong cách thiết kế nhà đẹp khác thì đừng quên truy cập kienphumy.vn nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

hoan-thien-noi-that-nha-dep