Nên ép cọc vuông hay tròn? Kinh nghiệm thi công ép cọc

Ép cọc là một trong những dịch vụ thi công không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà ở, công trình. Nên ép cọc vuông hay cọc tròn? Chắc hẳn là sự vân của nhiều người và ưu nhược điểm của từng loại ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Trong quá trình xây dựng nhà, công đoạn ép cọc dưới đất rất quan trọng mà cần phải lưu ý thật kỹ. Ép cọc giúp công trình trở nên bền bỉ và vững chắc theo thời gian. Do đó, cần phải hết sức lưu ý khi lựa chọn đơn vị thi công ép cọc đảm bảo chất lượng tốt.

1. Phương pháp ép cọc mang đến những ưu điểm gì cho công trình?

Hạn chế tiếng ồn khi thi công ép cọc, không làm ảnh hưởng đến xung quanh.

Kiểm tra được chất lượng nền móng theo từng giai đoạn một cách dễ dàng từ lúc ép cọc bằng máy, xác định được mức chịu tải của cọc.

Thi công ép cọc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí

2. So sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm khác nhau như thế nào?

Thật là một sự lựa chọn khó khăn khi bạn phải quyết định dùng loại cọc vuông hay cọc ly tâm trong xây dựng. Bạn hoàn toàn có thể mắc rất nhiều những sai lầm hoặc đứng giữa lựa chọn nên hay không. Để giải quyết vấn đề mà bạn đang còn đắn đo. Hãy cùng chúng mình đưa ra phép so sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm chuẩn xác nhất. Tin rằng, từ đây bạn sẽ có thể lựa chọn đúng đắn hơn!

Trên thị trường hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều những loại vật liệu khác nhau. Chính bởi lí do đó mà chúng ta nên tìm hiểu xem liệu đưa ra lựa chọn như thế nào mới hợp lý. Và nếu muốn so sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm thì chắc hẳn bạn sẽ phải tìm hiểu tổng quan về 2 loại cọc này trước đúng không nào.

nen-chon-coc-nao

Cọc bê tông vuông là gì?

Về cơ bản, cọc bê tông vuông hay còn được gọi tắt là cọc vuông cũng là một cọc bê tông cốt thép. Loại cọc này được đúc ra từ 2 vật liệu bê tông và cốt thép. Và dựa vào công nghệ hiện đại hiện nay, loại cọc này được đưa vào lò đúc và thành phẩm chính là những loại cọc chống và cọc treo. Thông thường, loại cọc bê tông cốt thép này sẽ có thiết diện 200x200mm. Ngoài ra cũng có loại cọc 250x250mm – 400mm. Chiều dài phổ biến được đúc sẵn từ 4-8m tuỳ vào nơi đúc sẵn.

Cọc ly tâm là gì?

Loại cọc ly tâm chính là loại cọc có dạng hình tròn. Loại cọc này có cấu tạo chính cũng tương tự như cọc vuông. Thành phần cấu nên chúng cũng là bê tông, cốt thép. Đúng như tên gọi của nó, cọc ly tâm thường được sản xuất theo nguyên lý quay ly tâm. Việc này làm cho phần bê tông hoạt động theo nguyên tắc này. Sau đó cũng sẽ được đưa vào lò nung 96 độ C. Cũng giống như cọc vuông, cọc ly tâm cũng có nhiều kích thước, tiêu biểu là các kích thước có đường kính 250, 300 cho đến 700, 800mm.

So sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm về cấu tạo

Ta có thể so sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm trên phương diện cấu tạo cụ thể.

Tiêu biểu rằng, dạng cọc ly tâm được thiết kế theo kiểu mũi nhọn sẽ đạt được hiệu quả trong thi công tốt hơn. Điều này đến từ lực ép có thể khiến cọc dễ dàng xuyên qua nền cứng cứng. Bởi vậy mà thông thường, người ta sẽ đánh giá cọc vuông nhỉn hơn. Bên cạnh đó, cọc ly tâm với có cấu tạo mũi vuông cũng được hàn sau khi đúc nên rất dễ bị những tác động lực chèn ép. Chính vì thế mà đầu cọc biến dạng khá lớn khi tiếp xúc với nền đất cũng như thiết bị thi công. Bởi thế mà ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, các công trình với chỉ số SPT > 25 thì nhà thầu bắt buộc phải sử dụng biện pháp khoan dẫn. Chỉ có sử dụng biện pháp này thì mới có thể tiến hành thi công đúng tiến độ.

Đối với cọc vuông thì lại hoàn toàn ngược lại. Do cấu tạo mũi nhọn được đúc liền vốn có mà loại cọc này không cần tải lực ép quá lớn mà vẫn có độ chính xác cao. Loại cọc này dư sức để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn thiết kế ban đầu của nhà thầu. Không giống như cọc ly tâm, cọc vuông thường được dùng cho các công trình thi công có chỉ số SPT > 25 cũng chẳng cần bất cứ phương thức hỗ trợ nào.

coc-vuong-va-coc-ly-tam-1

So sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm về đặc tính

Chúng ta có thể so sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm thông qua những đặc tính vốn có tiêu biểu của chúng để đưa ra những lựa chọn một cách phù hợp và thông thái hơn như:

Với khả năng chịu lực vào nền đất. Diện tích chống mũi của cọc ly tâm và cọc vuông lần lượt là 196cm2 và 2000cm2. Chu vi thân dọc của 2 loại này cũng lần lượt là 157cm và 160cm.
Với khả năng chịu lực nén. Xét về khả năng nén dọc trục thì cọc ly tâm kém ưu thế hơn với cọc vuông bởi cấu tạo khá mỏng và sẽ gây ra ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Với chất lượng. Cọc vuông dẫn ưu thế hoàn toàn so với cọc ly tâm. Bởi chất lượng cọc vuông không quay trực tiếp như cọc ly tâm khiến nguyên liệu trong bị phân tầng. Cọc vuông được đúc theo khối và được phân bố đầu đều theo tiết diện cọc.

phuong-phap-ep-coc-neo-be-tong-1

So sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm về giá thành

Chỉ tiêu so sánh cuối cùng để phân định so sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm rõ ràng chính là về giá cả. Đương nhiên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, cọc vuông sẽ có giá thành đắt đỏ hơn cọc ly tâm nhiều đến từ những ưu điểm vượt trội của nó. Thật đáng cho câu tiền nào của nấy mà thôi!

3. Khoảng cách giữa 2 cọc ép là bao nhiêu

Dựa theo quy trình 22TCN – 272 – 05 thì khoảng cách giữa các cọc ép bê tông tối thiểu là 0,3D (D là đường kính của cọc ép). Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng loại công trình mà các kỹ sư sẽ đưa ra khoảng cách phù hợp.

Khoảng cách giữa 2 cọc ép bê tông không được nhỏ tối thiểu hơn 2,5 hay 0,75 lần chiều rộng và đường kính cọc.

Khoảng cách giữa 2 cọc ép tối đa là 6D.

4. Một số việc cần thực hiện khi thi công ép cọc bê tông

Khi đã chuẩn bị xong các bước để thi công ép cọc bê tông rồi thì bạn cần thực hiện những việc sau đây:

Đánh dấu các vị trí đóng cọc ép theo đúng như đã tính toán thật chính xác.

Kiểm tra thông số của máy đóng cọc để tiến hành ép cọc bê tông xuống đất.

Ép cọc bê tông đúng với độ sâu đã được quy định trước để đảm bảo chất lượng công trình.

Kiểm tra các mối hàn, chiều dài, chiều cao thật kỹ.

Kiểm tra các yếu tố kỹ thuật an toàn để tiến hành thi công đảm bảo an toàn.

san-mat-bang-ep-coc

5. Kinh nghiệm ép cọc mới nhất 2024

Kinh nghiệm ép cọc mới nhất 2024 cho bạn tham khảo để thi công ép cọc đảm bảo chất lượng.

Ép cọc qua lớp cát

Ép cọc ở những nơi có lớp cát dày sẽ khó đâm cọc xuyên qua. Mũi cọc khi được ép xuống lớp cát bị nén tạo thành lực ma sát xung quanh cọc khiến cọc khó mà ép được xuống lớp cát dày. Để khắc phục tình trạng này thì lúc ép cọc thì nên khoan dẫn cọc, khoan rút đất tạo lỗ để dễ dàng ép cọc xuống đất hơn cũng như đảm bảo được an toàn cho công trình, tránh sụt lún nền.

4thi-cong-ep-coc

Ép cọc trên nền đất yếu

Phân loại các loại nền đất dựa trên vị trí đất bao gồm lớp mặt, tầng nông, tầng sâu. Mỗi tầng sẽ có cách xử lý khác nhau để phù hợp và đúng với tính chất của lớp đất. Phương pháp áp dụng xử lý chung là dùng chất tải nến trước rồi tầng đệm cát, gia cố nền đường, dùng bệ phản áp, sử dụng các vật liệu nhẹ để xử lý lớp đất,… Tiếp đến là thay lớp đầm chặt, thoát nước cố kết, thả đá hộc, tạo nền móng phức hợp từ cọc bê tông, cọc xi măng đất, cọc cừ tràm, cọc vôi hoặc cọc tre. Những kinh nghiệm ép cọc trên hy vọng sẽ giúp bạn có thể xử lý ép cọc bê tông cho công trình đảm bảo an toàn và chất lượng.

Khi thực hiện thi công công trình, tìm được loại cọc phù hợp đã là một phần quá đỗi quan trọng. Không những thế, với sự phát triển vượt bậc như hiện nay, các công trình đã xuất hiện cực nhiều những lựa chọn. Bởi thế mà sự so sánh là điều không thể tránh khỏi. Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết kỹ hơn về so sánh cọc bê tông vuông và cọc ly tâm hiệu quả. KPM luôn mong bạn sẽ đưa ra được lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab
ep-coc-cu-tram-2