Quyết định xây nhà bằng gạch thông gió sẽ không khiến bạn thất vọng

Bạn có muốn ngôi nhà của mình lúc nào cũng được thông thoáng, mát mẻ và cuốn hút , tinh tế không? Đúng vậy, trong thiết kế kiến trúc hiện nay, thay vì “bịt kín” không gian sống bằng các bức tường kín mít thì việc xây nhà bằng gạch thông gió sẽ giúp mang lại tính thẩm mĩ ấn tượng hơn và tạo một không gian mở nhằm lấy ánh sáng, lấy gió tự nhiên, mang lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho cả căn phòng.

Gạch thông gió (gạch ô thoáng, gạch bông gió) không chỉ đơn thuần là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến, gạch thông gió còn đem đến những giá trị thẩm mỹ độc đáo, gần gũi với môi trường và người sử dụng. Nó có công dụng làm giảm sự bức bí của các bức tường bịt kín không gian với những khối gạch cứng nhắc, lỗi thời. Vì vậy, xây nhà bằng gạch thông gió, đặc biệt là đối với những ngôi nhà ống diện tích nhỏ ở thành thị, việc thiết kế một không gian sống mở, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên và khí trời đang là nhu cầu cấp thiết của người dân. Gạch thông gió đang là xu hướng mới trong thiết kế mới cho những ngôi nhà ống hiện đại hoặc nhà phố tân cổ điển 3 tầng, 4 tầng…

1. Gạch thông gió là gì?

Gạch thông gió trong dân gian còn gọi là gạch ô thoáng, hay gạch bông gió. Là một loại gạch lỗ trang trí được áp vào các lỗ thông khí trên tường nhà, mà hầu như gia đình nào cũng quen thuộc. Thời xưa, khi gạch thông gió chưa ra đời, người ta thường chọn những phiến gạch mỏng, đơn sơ. Để trang trí cho bức tường thêm phần bắt mắt. Có nơi còn để trống nhằm đảm bảo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Ngày nay, gạch thông gió không còn đơn thuần là những vật liệu trang trí nhỏ trên tường. Mà là cả một công trình kiến trúc mở, tạo nên nét độc đáo, tự nhiên cho không gian mở thêm phần bắt mắt.

Trước đây, gạch chủ yếu được làm bằng xi măng và cát nên có hai màu chủ yếu là xám và trắng. Đây là hai màu gạch cơ bản được làm từ hai loại xi măng đang có trên thị trường. Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn cung cấp gạch thông gió giá rẻ được làm bằng vật liệu đất nung. Loại gạch này có màu sắc đa dạng hơn như màu đỏ cam, vàng đất khá bắt mắt. Bên cạnh đó nó cũng có thể giữ được độ mới lâu hơn.

Nhiều người biết đến nó là một vật liệu xây dựng được tạo nên dưới quy trình thủ công, nó có sự hình thành và phát triển từ rất lâu đời và cho đến nay vẫn còn được ưa chuộng.

Cũng tương tự như các loại gạch ốp tường khác, xây nhà bằng gạch thông gió ngày càng được ưa chuộng hơn, đa dạng hơn và nó có công dụng trong việc nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng tăng của thị trường. Mỗi loại gạch thông gió đều mang một màu sắc, kích thước khác nhau, nó trải qua quá trình nung lò ở nhiệt độ cao nên duy trì được độ bền, có khả năng thích ứng và chống chọi với nhiều điều kiện môi trường, bên cạnh đó phù hợp với nhiều mục đích như trang trí, thông gió…cho những mẫu biệt thự đẹp.

nha-vuon-1-tang-phong-cach-my

2. Xây nhà bằng gạch thông gió có ưu điểm gì vượt trội?

Thứ nhất, gạch thông gió là loại gạch tạo nên một không gian sống thoáng đãng, nhiều ánh sáng tự nhiên, tránh được cảm giác bí bách, gò bó.

Trong một công trình kiến trúc nhà ở thì yêu cầu về sự thông thoáng và mát mẻ của không gian là điều rất quan trọng, bên cạnh đó còn phải có cả yếu tố tiện nghi, thoải mái. Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ cao, số giờ nắng lớn thì vấn đề này càng là vấn đề cần phải lưu ý nhiều hơn, những ngày nắng nóng hẳn là bạn sẽ chẳng thể nào chịu đựng được sức ép của khí hậu, trong khi ấy gạch thông gió lại là một vật liệu có tác dụng chống nóng cực kỳ hiệu quả, nó lại giúp cho không khí lưu thông và giúp khắc phục được cả các vấn đề mà các vật liệu gạch ốp lát khác không làm được.

Bạn có thể sử dụng gạch thông gió làm vách ngăn giữa các phòng, các không gian chức năng trong nhà rất hiệu quả, nó không những giúp đảm bảo không gian riêng cần thiết mà còn tạo cảm giác thoáng, không bị bí bách.

Bên cạnh những yếu tố kể trên thì xây nhà bằng gạch thông gió còn có một tác dụng khác nữa đó là che chắn và tạo mặt đứng cho căn nhà, nó cũng có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề chắn nắng, cản bụi. Nếu ngôi nhà hay công trình của bạn mà có hướng Tây thì sử dụng nó được coi là giải pháp cứu cánh tuyệt vời nhất.

Thứ hai, mang đến vẻ đẹp độc đáo, sáng tạo, ấn tượng và tạo không gian sinh động cho ngôi nhà.

Gạch thông gió với những hoa văn mẫu mã khác nhau vô cùng đẹp mắt, các bức tường trong ngôi nhà của bạn sẽ không còn nhàm chán, cứng nhắc, đơn điệu mà toát lên vẻ đẹp mới lạ, hấp dẫn. Hiện nay, các kiến trúc sư cũng khá ưa chuộng loại vật liệu này, mẫu mã của nó đang được gia tăng một cách đáng kể, ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau như làm khung để kệ sách, đóng bàn nhà bếp, quầy bar, vách ngăn phòng, tường rào…Ngoài việc làm thông không khí, nó còn gia tăng vẻ hiện đại, tạo được dấu ấn riêng biệt, mang lại các giá trị thẩm mỹ mà bất kể vật liệu nào cũng không làm được.

Sử dụng loại gạch thông gió này trong thiết kế kiến trúc nhà tuy không mang vẻ đẹp sang trọng như sử dụng các loại đá tự nhiên hay đá hoa cương nhưng gạch thông gió sẽ mang lại một nét đẹp giản dị riêng, ấp áp và mộc mạc, tạo sự hài hòa và không kém phần nổi bật với những không gian xung quanh.

Chúng ta còn có thể tận dụng tường nhà xây bằng gạch thông gió để gắn những chiếc đèn nhỏ màu sắc ấm áp hoặc những vật dụng trang trí khác để tạo không gian thú vị.

Không chỉ đối với những ngôi nhà phố mà ngay cả những công trình biệt thự 2 tầng sang trọng, biệt thự 3 tầng… cũng có thể ứng dụng gạch thông gió trang trí cho mặt tiền để ngôi nhà thêm cuốn hút và mỹ lệ hơn so với sử dụng vật liệu gạch thông thường cho kiến trúc hiện đại.

Thứ ba, gạch thông gió là sản phẩm gần gũi, thân thiện với môi trường

Theo đánh giá của chuyên gia và người dùng thì gạch thông gió là loại vật liệu khá thân thiện với môi trường, nó có phong cách nhẹ nhàng, đơn giản nhưng lại không kém phần hiện đại. Đó là lý do vì sao mỗi ngày trôi qua, loại gạch này lại càng được phổ biến nhiều hơn nữa.

Xây nhà bằng gạch thông gió, chúng ta có thể tận dụng những bức tường để tạo nên không gian xanh bằng việc treo những giỏ hoa, giỏ cây leo lên tường và treo những vật dụng trang trí khác rất đẹp mắt và thú vị.

Thứ tư, tiết kiệm điện năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Một ưu điểm hơn so với việc dùng điều hòa, quạt để giải tỏa sự nóng bức, đó là gạch thông gió còn có khả năng tăng cường trao đổi khí giữa không gian bên trong và ngoài, giúp căn nhà trở nên thông thoáng và sáng sủa hơn. Thay vì dùng điều hòa, quạt điên, sự thoáng gió của ngôi nhà dùng gạch thông gió sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ từ đó tiết kiệm được chi phí làm mát cho ngôi nhà.

3. Quy trình xây nhà bằng gạch thông gió như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt để xây gạch thông gió

– Làm sạch bề mặt nền, tạo phẳng bề mặt có thể bằng vữa hoặc láng xi măng. Không nên xây gạch trên bề mặt quá nhẵn hoặc dễ vỡ như gạch men bóng, mosaic, kính,…

Bước 2: Chuẩn bị vữa xây trát trước khi xây nhà bằng gạch thông gió

– Dùng vữa xây thông thường (xi măng các loại + cát sạch 1.0-1.2 + nước sạch). Trước khi thi công tiến hành thí nghiệm cát và nước để tránh trường hợp cát và nước nhiễm mặn.
– Hoặc dùng vữa xây trộn keo vữa theo tỉ lệ được ghi rõ trên bao bì của loại keo vữa được dùng.
– Vữa xây được trộn dẻo vừa, không quá ướt.
– Mác vữa xây theo yêu cầu thiết kế

Bước 3: Chuẩn bị xây

– Đo kích thước bề rộng và cao của khoảng tường Gạch thông gió định xây. Rồi chia đều khoảng cách gạch, nếu khoảng cách gạch xa nhau quá 20mm thì phải xây thu khoảng cách gạch gần nhau hơn(khoảng 5-10mm) là đẹp nhất, còn khoảng cách thừa để dồn ra 2 bên rìa tường và sẽ được chèn vữa ở khoảng trống đó. Có thể đặt chia thử các viên gạch thông gió vào ô định xây mà chưa cần vữa để chia khoảng cách.
– Dùng dây rọi để xác định độ vuông của điểm góc bức tường với mặt đất

Bước 4: Tiến hành xây

– Bắt đầu xây ở các điểm góc như đã xác định ở trên.
– Trải vữa dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp “gân” ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ được trải đều ra các mép gạch và tránh lãng phí, đồng thời tạo ra chân đinh dính chặt vào Gạch thông gió.
– Xây ở góc trước, rồi xây phần còn lại của bức tường.
– Tuân thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác. Xây định vị vài viên gạch cho mỗi hướng xây. Buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng đầu tiên) và kéo căng chúng để làm mốc xây những viên còn lại.
– Tiếp tục trải vữa để xây các hàng tiếp theo. Lấy bay miết các mạch vữa và định vị các viên gạch thông gió đúng vị trí.
– Độ dày mạch vữa khoảng từ 5-10mm. Có thể linh động điều chỉnh them mạch vữa nhưng không nên quá nhiều(tối đa dày 20mm cho những mảng tường có kích thước cao quá 2,5m và rộng quá 3m)
– Có thể dùng máy cắt gạch để cắt gạch thông gió khi cần thiết.
– Dùng bay gọt hết vữa thừa và ném nó trở lại bàn xoa để tái sử dụng. Đừng để vữa này khô đi một cách lãng phí.
– Trường hợp mảng tường gạch thông gió cần để ô cửa sổ thoáng thì phải đổ giằng bê tông mặt trên và 2 cạnh bên của ô thoáng đó, dày từ 30-50mm tùy khẩu lộ khoảng rộng ô thoáng. Không nên để ô thoáng rộng quá 1,2m. Có thể dùng khung thép dày 8-10mm để làm khung của ô để đặt gạch lên xây. Bề sâu của khuôn bao khoảng bằng bề dày của tường (thường là dày 110-220mm)

Lưu ý: Cách dưỡng hộ trước và sau khi xây

– Trước khi tiến hành xây nhà bằng gạch thông gió phải tưới nước giữ ẩm cho gạch.
– Sau khi xây xong, tiến hành tưới nước giữ ẩm cho tường. Tần suất tưới 4 lần/ngày và liên tục trong vòng 5 ngày, đảm bảo trong thời gian trên tường luôn được dưỡng ẩm.
– Ghi chú: Việc giữ ẩm cho gạch trước và sau khi xây rất quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tường xây

– Chiều cao và chiều rộng mảng tường gạch thông gió
Xây cao khoảng 2,5-3m nên có giằng bê tông dày khoảng 3-5cm để khóa giằng gạch lại. Bề rộng khoảng 4-5m nên có cột trụ bê tông hoặc trụ gạch để khóa tường\

gach-thong-gio-nha-pho

4. Xây nhà bằng gạch thông gió có đắt không?

Giá gạch thông gió hiện nay trên thị trường cũng đã giảm khá nhiều do sự phổ biến và ứng dụng rộng rãi hơn, tuy nhiên so với gạch thẻ thì xây nhà bằng gạch thông gió vẫn đắt hơn nhiều vì chức năng trang trí đạt giá trị thẩm mĩ cao cũng như nhiều ưu điểm khác của nó. Trong khi nếu sử dụng gạch thẻ thì chưa đến 100.000 đồng/m2, còn sử dụng gạch thông gió thì rẻ nhất cũng khoảng 250.000 đồng/m2 và đa số là gần 400.000 đồng/m2 chưa kể chi phí cho việc trộn vữa.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ xây nhà bằng gạch thông gió trong những vị trí cần thiết của công trình thì cũng không tốn kém nhiều vì không phải ở vị trí nào cũng có thể xây được bằng gạch thông gió vì nếu không có rèm che thì gạch thông gió cũng không đảm bảo được sự kín đáo cần thiết.

Xây nhà bằng gạch thông gió có thể linh hoạt về vị trí sử dụng trong công trình

Bạn có thể sở hữu một không gian phòng ngủ thoáng mát giao hòa với tự nhiên nhờ bức tường gạch thông gió trắng trang nhã, độc đáo. Nếu lo lắng việc xây nhà bằng gạch thông gió sẽ sẽ không kín đáo bạn có thể thiết kế rèm che gần giường ngủ hướng về phía bức tường xây bằng gạch thông gió.

Tuy nhiên, đa số những mẫu biệt thự hiện đại hoặc những ngôi nhà phố cao tầng đều chọn gạch thông gió để trang trí mặt tiền giúp không gian phòng khách độc đáo, ấn tượng hơn, bên cạnh đó gạch thông gió thêm trang nhã vào ban ngày và lung linh hơn vào ban đêm vì ánh sáng ấm áp lan tỏa khắp không gian.

Hiện nay có rất nhiều loại gạch xây dựng với những ưu điểm nhược điểm khác nhau được nhiều gia đình lựa chọn, tuy nhiên gạch thông gió với nhiều tính năng vượt trội vẫn có vị trí đặc biệt và được sử dụng ngày càng phổ biến trong các công trình xây dựng. Xây nhà bằng gạch thông gió mặc dù chi phí cao hơn những loại gạch thông thường nhưng nó là một “người bạn” tốt sẽ đồng hành cùng bạn trong những mẫu nhà có không gian sống vừa khoáng đạt vừa đẹp mắt và bền vững. Là loại gạch dễ trang trí và ‘thiên biến vạn hóa”, gạch thông gió với quá trình phát triển từ lâu mãi luôn được tin dùng.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-bep-an-hien-dai-dep
thi-cong-mong-bang-biet-thu-dep