Tìm hiểu nguyên nhân cháy thép sàn phổ biến và cách khắc phục

Cháy thép sàn (hay còn gọi là nổ thép sàn) không phải là hiện tượng hiếm gặp, đặc biệt là đối với các công trình thi công cẩu thả và không được giám sát kỹ lưỡng. Cháy thép sàn ảnh hưởng rất lớn đến độ chịu lực của bản sàn, gây mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ của toàn bộ công trình. Vậy nguyên nhân cháy thép sàn là gì? Khắc phục nó như thế nào? Mời bạn đọc cùng KPM tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Cấu tạo thép sàn

Trước khi đi sâu vào nguyên nhân cháy thép sàn, điều tiên quyết là chúng ta cần phải hiểu về cấu tạo cốt thép sàn như thế nào.

Sàn là một bộ phận vô cùng quan trọng trong toàn bộ công trình, bản thân sàn chính là một kết cấu chịu lực, trực tiếp chịu tải trọng công trình sau đó truyền lên cột đi xuống móng. Vì vậy mà sự làm việc của bê tông cốt thép toàn khối trong sàn là rất cần thiết.

Bản sàn có nhiều loại và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, và mỗi loại lại có phương án thiết kế thép theo đặc thù làm việc riêng. Thông thường dựa vào nền đất và tải trọng mà các chủ đầu tư sẽ cân nhắc và lựa chọn dùng thép sàn một lớp hay hai lớp.

nguyen-nhan-chay-thep-san-la-gi

Thép sàn một lớp

Ở các căn nhà cấp bốn có tải trọng nhỏ thì thép sàn một lớp vẫn được coi là một lựa chọn hợp lý. Thép sàn một lớp phù hợp với những loại sàn đơn giản kê 2 cạnh, những tấm sàn đơn lẻ đặt trên mặt đất hoặc sàn có sơ đồ tính theo hệ console. Có thể bố trí thép sàn một lớp cho những bản sàn như:

  • Sàn cho bể phốt, hố gas, nắp hầm chứa…Đây đều là những dạng sàn tấm đan đơn giản, cần bố trí thép lớp dưới chịu momen dương
    Sàn ô văng hoặc mái che trên đầu cửa kê một cạnh vào tường hoặc liên kết ngàm với lanh tô, bố trí thép lớp trên chịu momen âm

Thép sàn hai lớp

Hầu hết các ô sàn trong khung kết cấu bê tông cốt thép toàn khối hiện nay đều sử dụng sàn hai lớp, vì nội lực trong các ô sàn liên tục và phức tạp hơn. Bố trí thép sàn hai lớp thường có 2 cách như sau:

  • Bố trí hai lớp thép chạy liên tục, và phải chú ý đến thanh thép chịu lực chính ở mỗi lớp. Thông thường thanh ngắn sẽ được đặt dưới lớp thép dưới và đặt trên lớp thép trên.
  • Bố trí lớp thép trên bằng thép mũ: theo cách này thì chỉ bố trí thép lớp trên tại những vị trí sàn chịu momen âm, nên sẽ tiết kiệm được một phần khối lượng thép nào đó. Tuy nhiên nếu làm cách này thì cần thi công hết sức cẩn thận bởi vì lớp thép mũ này rất dễ bị bẹp xuống.

Như vậy đến đây chúng ta đã có thể nắm được sơ bộ cách bố trí thép sàn thông dụng nhất hiện nay. Có thể có rất nhiều sự cố hoặc lỗi phát sinh khi thi công, mà trong đó cháy thép sàn là một hiện tượng tiêu biểu.

2. Cháy thép sàn là gì?

Cháy thép (hay còn gọi là nổ thép) chính là hiện tượng sau khi đổ bê tông và đưa vào sử dụng, cốt thép bị lòi ra ngoài hoặc thậm chí rơi khỏi sàn do bị mất lớp bê tông bảo vệ hoặc lớp bê tông bảo vệ quá mỏng. Hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở sàn mà còn có ở tất cả các cấu kiện bê tông cốt thép toàn khối như dầm, cột…

Nếu để hiện tượng này lâu ngày và không được khắc phục thì phần thép hở sẽ bị môi trường bên ngoài xâm thực, dẫn đến gỉ sét. hỏng kết cấu, làm giảm đi khả năng chịu tải của sàn, giảm tuổi thọ cho cả công trình.

3. Nguyên nhân cháy thép sàn

Vậy có những nguyên nhân cháy thép sàn nào?

Thứ nhất là do lớp bê tông bảo vệ quá mỏng

Lớp bê tông bảo vệ sàn là lớp bê tông được thiết kế nhằm ngăn cách các lớp thép bên trong bê tông với các điều kiện bên ngoài môi trường, bảo vệ cốt thép trước tình trạng bị ăn mòn của các tác nhân oxy hóa.

Theo TCVN 5574:2018, lớp bê tông bảo vệ cốt thép được cân nhắc để đảm bảo các điều kiện sau:

  • Sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông
  • Sự neo của cốt thép trong bê tông cũng như khả năng bố trí các mối nối của các chi tiết trong cốt thép
  • Tính toàn vẹn của cốt thép dưới tác động của môi trường xung quanh (kể cả khi có môi trường xâm thực)
  • Khả năng chịu lửa của kết cấu

Với những vai trò quan trọng như vậy, lớp bê tông bảo vệ cần được thi công hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận. Các lớp thép bị dính xuống sàn coffa hoặc dính vào nhau khi thi công chính là nguyên do trực tiếp khiến lớp bê tông bảo vệ không đạt độ dày tiêu chuẩn, gây ra hiện tượng cháy thép.

Thứ hai là do quá trình Carbonat hóa trong bê tông cốt thép

Bình thường, trong bê tông chứa một hàm lượng lớn canxi oxit, natri oxit và kali oxit hòa tan, tạo thành một môi trường kiềm. Môi trường kiềm này có độ PH ở độ 12-13 tạo nên một lớp màng bảo vệ mỏng trên bề mặt cốt thép. Trong điều kiện thường, lớp màng mỏng này sẽ bảo vệ cốt thép khỏi các tác nhân ăn mòn từ môi trường. Cơ chế này được gọi là cơ chế bảo vệ thụ động của bê tông cốt thép.

Cơ chế tự bảo vệ này sẽ bị phá vỡ khi có hiện tượng carbonat hóa xảy ra. Carbonat hóa có nguyên nhân từ sự hòa tan CO2 trong dung dịch tại các lỗ rỗng của bê tông và phản ứng với canxi từ canxi hydroxit và canxi silicat hydrate để tạo ra khoáng calcite (CaCO3).

Sau quá trình trung hòa này, độ PH của bê tông giảm xuống dưới mức 9, cơ chế bảo vệ thụ động của bê tông cốt thép bị mất đi và cốt thép bắt đầu bị ăn mòn. Lúc này gỉ sét bắt đầu xuất hiện trên bề mặt cốt thép và gây nứt tại những vị trí tiếp giáp với bê tông. Các vết nứt này phát triển dần dần do các tác nhân ăn mòn cho đến khi phá vỡ hoàn toàn sự kết dính giữa bê tông và cốt thép.

Độ ẩm không khí, nhiệt độ, hàm lượng CO2 và tính chất cơ lý của bê tông (độ kiềm, độ thẩm thấu) là những yếu tố tác động đến tốc độ của quá trình Carbonat hóa. Độ ẩm không khí ở mức 60-75% là điều kiện lý tưởng nhất để thúc đẩy quá trình Carbonat hóa hoạt động mạnh. Tốc độ carbonat hóa cũng tăng nhanh hơn khi hàm lượng CO2 trong không khí và nhiệt độ tăng. Ngoài ra, hàm lượng xi măng cũng là yếu tố quan trọng để làm tăng độ kiềm làm giảm quá trình carbonat hóa.

Carbonat hóa là một quá trình chậm, đặc biệt khi nhiệt độ diễn ra ở mức bình thường. Trong thực tế, nguyên nhân cháy thép sàn do lớp bê tông bảo vệ quá mỏng thường xảy ra nhiều hơn.

hien-tuong-carbonat-hoa

4. Làm thế nào để khắc phục nguyên nhân cháy thép sàn?

Từ việc phân tích nguyên nhân cháy thép sàn phía trên, để hạn chế được hiện tượng này thì nên thi công đảm bảo các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ
Ở Việt Nam, chúng ta có 3 văn bản quy định về chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, bao gồm: TCVN 5574:2018; TCVN 9346:2012; QCVN 06:2020/BXD. Mỗi văn bản có những quy định riêng, tuy nhiên đều yêu cầu độ dày lớp bê thông bảo vệ tối thiểu không được nhỏ hơn đường kính cốt thép.

Dưới đây là giá trị tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ theo TCVN 5574:2018 (Mục 10.3.1.2)

Bảng 19: Chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ

Điều kiện làm việc của kết cấu nhà Chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ (ĐVT: mm)
1.Trong các gian phòng được che phủ với độ ẩm bình thường và thấp (không lớn hơn 75%) 20
2.Trong các gian phòng được che phủ với độ bảo vệ nâng cao (lớn hơn 75%) (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung)25
3.Ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung)30
4.Trong đất (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung); trong móng khi có bê tông lót40

Cụ thể, thông thường sẽ kê thép trước khi đổ bê tông như sau:

  • Đối với thép móng và đài móng: 50mm
  • Đối với sàn thông thường (thường có chiều dày 10cm): kê 20mm cho thép lớp dưới và 75mm đối với thép lớp trên.
  • Dầm móng và giằng móng: 35mm
  • Dầm sàn: 25mm
  • Cột: đảm bảo lớp bê tông bảo vệ khoảng 25mm

Khi thi công đổ bê tông sàn (hay kể cả dầm, cột…) cần hết sức chú ý đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ này. Đặc biệt chú ý khoảng cách giữa 2 lớp thép sàn với nhau (đối với sàn 2 lớp thép) do khi thi công chúng rất dễ bị dính vào nhau do sự di chuyển, dẫm đặt trên bề mặt sàn.

Nếu kê thép trước khi đổ bê tông không đảm bảo thì không chỉ gây ra hiện tượng cháy thép mà còn có thể làm sàn bị võng nứt, bị yếu, ảnh hưởng rất nhiều đến kết cấu và khả năng chịu tải của sàn.

Có thể sử dụng các con kê bê tông để kê thép sàn (là một loại phụ kiện được sử dụng để kê cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông, hỗ trợ định vị và cố định hệ sàn thép đúng vị trí, đúng thiết kế, cố định khoảng cách đến coffa để tạo lớp bê tông bảo vệ tiêu chuẩn cho cốt thép).

thi-cong-dan-sat-thep-san-tang-2

Hiện nay con kê bê tông được sản xuất rất nhiều với khá nhiều hình dáng và kích thước khác nhau và được chia thành các nhóm phù hợp với mục đích sử dụng.

Trước đây, khi kê thép sàn người ta thường hay dùng đá granit, gạch hoặc các con kê nhựa để giảm chi phí, tuy nhiên quá trình sử dụng chúng đã bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Các loại vật kê này dễ bị xô lệch vị trí, tạo lớp bảo vệ mỏng, ảnh hưởng đến cốt thép. Đồng thời do sự không đồng nhất về vật liệu nên dễ xuất hiện khoảng hở giữa con kê và bê tông, dễ gây ra hiện tượng thấm dột về sau.

Con kê bê tông có thể khắc phục được những nhược điểm này, đồng thời có độ bám dính rất tốt nên có thể liên kết chặt chẽ với khối bê tông sàn sau khi đổ.

Thứ hai là đảm bảo chất lượng của bê tông

Như đã phân tích về quá trình carbonat hóa, thì bê tông cần được cấp phối tốt và bảo dưỡng chuẩn để làm chậm và ngăn chặn quá trình này.

Bê tông sử dụng phải có tỉ lệ nước/ xi măng đủ thấp để làm chậm quá trình carbonat hóa thông qua các lỗ hổng có trong bê tông (thường là nhỏ hơn hoặc bằng 0.5)

Sau khi đổ bê tông thì cần phải bảo dưỡng bê tông thật chuẩn để hạn chế quá trình ăn mòn. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, môi trường..tối thiểu là 7 ngày. Nhiều báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng độ rỗng của bê tông giảm rõ rệt khi bê tông được bảo dưỡng chuẩn, khi đó cháy thép cũng ít xảy ra hơn.

Trên đây, KPM đã chỉ ra nguyên nhân cháy thép sàn cũng như cách khắc phục những nguyên nhân đó. Nên hạn chế hiện tượng cháy thép ngay từ những bước đầu tiên khi thi công để hạn chế những khó khăn và chi phí cho việc sửa chữa về sau.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

nen-chon-loai-son-nao-khi-xay-nha
Tinh-toan-ket-cau-bang-phan-mem-etab
ep-coc-cu-tram-2