Bố trí cửa sổ chuẩn khoa học phong thủy cho từng phòng đón lộc tài vào nhà

Cánh cửa được ví như đôi mắt sáng giúp đón nhận nguồn năng lượng sống, gắn kết không gian trong và bên ngoài ngôi nhà. Việc có được một không gian là điểm tựa, thu hút được ánh nhìn, bật lên vẻ đẹp mang phong cách tinh tế và độc đáo thì không thể thiếu đi sự kết hợp giữa 3 thành tố công năng, thẩm mỹ và phong thủy. Nó không chỉ là nơi lấy sáng tự nhiên, mà còn là nơi lưu thông các luồng khí, giúp điều hòa và cân bằng thế phong thủy của ngôi nhà. Vì vậy, gia chủ cần đặc biệt lưu ý khi bố trí cửa sổ trong nhà để đảm bảo không ảnh hưởng đến vượng khí và sức khỏe của cả gia đình.

1. Một số lưu ý cơ bản khi bố trí phong thủy cửa sổ

Điểm quan trọng nhất khi bố trí phong thủy cửa sổ là kích thước của hệ cửa:

– Đối với phòng có một mặt tường, muốn trổ cửa sổ hợp phong thủy, chiều cao của khung cửa phải nằm trong phạm vi 1/2 chiều sâu của căn phòng.

– Đối với phòng rộng thoáng, có hai bức tường đối xứng nhau, gia chủ nên thiết kế chiều cao cửa sổ bằng 1/4 chiều sâu của phòng.

– Không làm cửa quá to vì sẽ khiến cho khí trong phòng thoát ra.

– Không nên để quá nhiều cửa trong một hành lang nhỏ vì như thế sẽ không có được sự hòa điệu tốt.

– Không đặt cửa sổ quá nhiều liên tiếp nhau bởi nếu sắp xếp như vậy sẽ tác động tiêu cực đến sinh hoạt của gia đình.

Nếu điều chỉnh kích thước cửa sổ theo thước lỗ ban, bạn chú ý đảm bảo cửa sổ nên cao hơn nền nhà từ khoảng 83 cm đến 220 cm. Ngoài ra, bạn cũng không nên bố trí quá nhiều cửa sổ, hay sử dụng cửa sổ quá to, khiến lượng khí lưu thông vào nhà lớn: Mùa hè thì có quá nhiều ánh nắng và nhiệt lượng vào phòng, mùa đông lại khiến nhiệt lượng trong phòng biến mất nhanh chóng.

Bên cạnh đó, gia chủ nên lưu ý bố trí phong thủy cửa sổ hợp lý với chức năng của từng phòng khác nhau.

bo-tri-cua-so-phong-thuy

2. Phong thủy cửa sổ cho phòng khách

Đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn. Ngoài ra, thiết kế cửa sổ lớn cũng cần thiết để giúp không gian phòng khách sáng sủa, thoáng đãng hơn, tiếp nạp được sinh khí vào nhà.

3. Phong thủy cửa sổ cho phòng ngủ

Đối với phòng ngủ, bạn không nên đặt cửa sổ ở đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên bố trí ở vị trí đón nắng hướng Tây, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe của chủ nhân căn phòng.

Để không gian thoáng sáng, bạn chú ý không trổ cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn trông thẳng vào nhà vệ sinh, chuồng trại… ở bên ngoài; tránh kê các đồ nội thất như tivi, trang thiết bị điện tử gần cửa sổ bởi chúng sẽ bị hỏng rất nhanh.

Phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên trổ quá nhiều hoặc làm cửa quá to. Trẻ nhỏ thích leo trèo, nhìn ra ngoài cửa sổ nên có thể dễ bị ngã, bị thương… Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ trong phòng nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ.

4. Phong thủy cửa sổ cho phòng vệ sinh

Trước đây, phòng vệ sinh luôn phải thiết kế càng kín đáo càng tốt. Nhưng hầu hết các gia đình hiện nay đều lắp đặt cửa sổ cho khu vực này, chứ không chỉ lắp cửa thông gió như ngày trước. Cửa sổ phòng vệ sinh là cách để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc, thoát mùi và lấy sáng tự nhiên. Quan trọng hơn là tạo được cảm giác thoải mái, không bị bó hẹp trong không gian kín.

Gia chủ chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo, riêng tư cho khu vực này. Bạn có thể sử dụng rèm che bằng vải, gỗ, tre nứa, hoặc trồng cây bóng mát, giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt.

5. Phong thủy cửa sổ cho phòng bếp

Cửa sổ trong phòng bếp cũng quan trọng không kém bởi bó ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Cửa sổ trong phòng bếp giúp không khí tại đây trong lành, dễ chịu và thoáng đãng hơn nhờ việc đón gió và ánh sáng ngoài trời vào.

Gia chủ nên bố trí cửa sổ ở hướng Đông để thu được nguồn ánh sáng và gió dịu mát, làm giảm sức nóng khi nấu nướng. Bên cạnh đó, cần nhớ cửa sổ nên được đặt cao ngang với bồn rửa bát hoặc bàn ăn trở lên.

Ngoài ra, trổ cửa sổ trong phòng bếp nên tránh hướng mở cửa xoay vào trong. Theo phong thủy cửa sổ, điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh, sự nghiệp và từ đó tác động đến đường tài lộc của các thành viên trong gia đình.

6. Một số kích thước cửa sổ thông dụng

kích thước cửa sổ theo phong thủy loại 1 cánh thông thường là:

– Chiều cao cửa sổ (cm): 59 – 62 – 69 – 88 – 89 -125 – 133 – 144

– Chiều rộng cửa sổ tương ứng (cm): 47 – 61 – 69 – 85 – 89 – 108 – 125 – 126

Kích thước cửa sổ 2 cánh theo nguyên tắc phong thủy:

– Chiều cao của cửa sổ (cm): 128 – 133 – 134 – 144 – 153

– Chiều rộng của cửa sổ tương ứng (cm): 88 – 89 – 105 – 106 – 109

Kích thước cửa sổ 3 cánh theo phong thủy:

– Chiều cao của cửa sổ (cm): 127.5 – 127.9

– Chiều rộng của cửa sổ tương ứng (cm): 50.4, – 57.9

Kích thước cửa sổ 4 cánh theo phong thủy:

– Chiều cao của cửa sổ (cm): 120 – 140 – 120 – 140 – 140 – 145

– Chiều rộng của cửa sổ tương ứng (cm): (211 – 215) – (211 – 215) – (231 – 236) – (231 – 236) – 255 – 262

Kích thước cửa sổ theo phong thủy

Dựa theo một số sách phong thủy, chúng tôi xin gửi đến các bạn kích thước cửa sổ chuẩn phong thủy như sau:

Chiều cao cửa sổ theo phong thủy (cm): 59 – 62 – 69 – 88 – 89 -125 – 133 – 144
Chiều rộng cửa sổ theo phong thủy tương ứng (cm): 47 – 61 – 69 – 85 – 89 – 108 – 125 – 126
Cửa sổ ở Việt Nam chúng ta thường có kích thước cửa sổ là 1:7. Để đo đạc chuẩn xác, các bạn nên dùng thước Lỗ Ban để lấy những cung “Cát”, tránh những cung “Hung”.

kich-thuoc-cua-so-phong-thuy-dep

7. Ý nghĩa số lượng cánh cửa sổ

Cửa sổ 1 cánh gọi là Cửa Sổ Bối Âm, nghèo hèn. Cửa 1 cánh thường được thiết kế ở tầng hầm, trên tường hướng bắc hoặc những nơi âm u, bần hàn
Cửa 2 cánh gọi là Nghênh Phúc Trường Thọ.
Cửa 3 cánh gọi là Tam Dương Khai Thái.
Cửa 4 cánh gọi là Tứ Quý.

Tính toán và lựa chọn kích thước chuẩn cho cửa sổ có vai trò vô cùng quan trọng trong ngôi nhà ở, nó vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa cần đảm bảo yếu tố khoa học với lượng lưu thông không khí hợp lý mang lại sức khỏe, tài lộc cho không gian sống.

Nếu như bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với kiến trúc sư Kiến Phú Mỹ để được tư vấn miễn phí nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm