Cách bố trí Cầu thang trong Nhà Ống hiện đại chuẩn Phong thủy

Cầu thang được xem là bộ phận quan trọng trong mỗi ngôi nhà cao tầng, đặc biệt là những ngôi nhà ống phổ biến. Đây không chỉ là cầu nối giữa các tầng mà đây còn là yếu tố quyết định về mặt mỹ quan và vượng khí của căn nhà đó. Việc bố trí cầu thang hợp phong thủy sẽ mang lại dòng năng lượng lưu thông khắp căn nhà, đem lại tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Chính vì vậy cách bố trí cầu thang trong nhà ống là rất quan trọng.

1. Nơi đặt chiếu nghỉ và cách bố trí cầu thang hợp lý, an toàn

Bố trí cầu thang có hợp lý thì mới mang lại sự thống nhất, hài hòa cho căn nhà. Hơn thế, khi thiết kế cầu thang ngoài yếu tố phong thủy, kiểu dáng thì an toàn chính là vấn đề nên đặt lên hàng đầu.

Trong phong thủy thì cầu thang gồm 2 phần là: Động khẩu và Lai Mạch. Trong đó Động khẩu là phần tính tử bậc 1 đến bậc 3 cầu cầu thang. Lai mạch là phần còn lại gồm chân thân cầu thang và chiếu nghỉ.

Đóng một vai trò khá rõ ràng trong cấu tạo của cầu thang nên việc thiết kế chiếu nghỉ như thế nào hợp lý và an toàn cũng là câu hỏi chung của nhiều người.

Cách đặt chiếu nghỉ của cầu thang trong nhà ống

Chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời mà bất kì một thiết kế cầu thang nào cũng phải có để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Theo quy chuẩn thì chiếu nghỉ không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang. Hơn nữa, thiết kế chiếu nghỉ phải hợp lý, thuận lợi cho việc đi lại.

Chiếu nghỉ thường được bố trí khoảng giữa của tổng số bậc thang. Thông thường được đặt vị trí từ bậc 13 đến bậc 15. Với những ngôi nhà nhỏ thì gia chủ có thể tính toán đặt chiếu nghỉ ở số bậc hợp lý, nhưng chiếu nghỉ phải được đặt ở bậc lẻ.

3d-noi-that-tang-2

Cách bố trí cầu thang trong nhà ống an toàn

Tính an toàn của cầu thang chính là các quy ước về chiều cao, chiều rộng bậc thang, chiều cao lan can, độ rộng chiếu nghỉ.

Theo quy chuẩn kích thước của cầu thang thì chiều rộng trung bình của cầu thang khoảng 75- 120 cm , chiều cao trung bình là 24- 27 cm. Đối với những công trình lớn hơn thì độ rộng cầu thang có thể từ 150cm trở lên.

Với kích thước như vậy nên cầu thang nhà ống sẽ đảm bảo an toàn, cầu thang không bị quá hẹp hay quá dốc. Người dùng sẽ không cảm thấy quá mỏi hay mất sức vì khoảng cách an toàn này.

Lưu ý rằng chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của bậc thang đến mặt trên của tay vịn nên có kích thước chuẩn 90 cm.

2. Nguyên tắc bố trí cầu thang trong nhà ống, nhà phố hẹp

Gia chủ có thể tự chọn lựa những mẫu cầu thang đẹp phù hợp với sở thích và thiết kế hiện tại của căn nhà. Nhưng cũng nên chú ý đến những nguyên tắc nhất định sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân và những thành viên trong gia đình.

Thứ nhất, đảm bảo tính an toàn. Đây là nguyên tắc được đưa lên hàng đầu trong việc thiết kế, thi công và bố trí cầu thang trong nhà ống. Tính an toàn ở đây bao gồm về chiều cao, độ dài, rộng của bậc thang, độ cao lan can, khoảng cách các bậc thang…

Ngoài quy chuẩn về kích thước an toàn cho cầu thang như chúng tôi đã nói ở mục đầu thì gia chủ nên chú ý che chắn cầu thang cẩn thận đối với những gia đình có con nhỏ.

Thứ hai, vị trí bố trí cầu thang. Hiện nay vị trí đắt địa nhất được nhiều kiến trúc sư lựa chọn để bố trí cầu thang chính là giữa nhà bếp và phòng khách. Nhưng cũng không hoàn toàn loại bỏ kiểu thiết kế cầu thang cuối nhà như trước kia.

Vị trí giữa phòng khách và bếp chính là vị trí hợp lý nhất bố trí cầu thang. Bởi đây được xem là bước đi thông minh trong việc tận dụng cầu thang làm vách ngăn giữa hai không gian. Hơn thế việc này còn giúp đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và rất có lợi cho việc tiết kiệm không gian.

Tuy nhiên thì việc bố trí cầu thang trong nhà ống tốt nhất nên gần sát tường, lệch so với cửa chính. Bởi điều này sẽ giúp tránh xung đột các luồng khí trong nhà cũng như luôn đảm bảo được sự thông thoáng và sáng sủa cần thiết.

Thứ ba, lựa chọn kiểu cầu thang phù hợp với thiết kế nhà. Nên chọn kiểu cầu thang phù hợp với sở thích của gia chủ nhưng phải đảm bảo nó sẽ hài hòa với những món nội thất khác.

3noi-that-phong-khach-nha-pho

Những thiết kế cầu thang thông thường trong các ngôi nhà ống có diện tích lớn hiện nay thì cầu thang thường là những thiết kế tử bê tông cốt thép. Với một mặt phẳng bê tông và chia bậc bằng gạch.

Với những căn nhà nhỏ hơn thì việc sử dụng những loại cầu thang nhẹ trở thành xu hướng thiết kế. Bởi nó thỏa mãn mọi nhu cầu như đẹp, thoáng mát, tiết kiệm chi phí…

Cuối cùng, tận dụng gầm cầu thang. Đối với những ngôi nhà ống có diện tích nhỏ thì gia chủ nên chọn những thiết kế thông minh để có thể tận dụng mọi không gian. Gầm cầu thang chính là nguồn cảm hứng tận dụng của rất nhiều nhà thiết kế. Bạn có thể sử dụng chúng để làm nơi chứa đồ, kệ tivi, tủ sách, hầm rượu, không gian học tập…

3. Khi bố trí cầu thang trong nhà ống cần những lưu ý gì?

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong việc bố trí cầu thang chính là vấn đề phong thủy. Bởi cầu thang có vai trò cực quan trọng trong việc điều hòa các luồng khí trong nhà.

Nếu bố trí cầu thang không hợp lý sẽ mang lại những điều không tốt cho gia đình. Chính vì vậy khi bố trí cầu thang trong nhà ống cần phải quan tâm những điều cấm kỵ trong phong thủy như:

Không bố trí cầu thang đối diện cửa ra vào hay nhà vệ sinh. Bởi theo phong thủy cửa ra vào là nơi dẫn khí, các luồng khí tốt xấu sẽ thay phiên vào mà cầu thang cũng là nơi điều hòa khí nên dễ xảy ra những xung đột không đáng có của những luồng khí. Còn nhà vệ sinh là nơi có những luồng khí xấu nên cũng không nên đặt đầu cầu thang đối diện nơi này.

Cầu thang trong nhà ống không nên đặt giữa nhà. Theo phong thủy đây là hướng rất xấu, có thể hút cạn những năng lượng tốt của cả ngôi nhà.

noi-that-biet-thu-4-tang-dep2

Thiết kế cầu thang càng đơn giản càng tốt. Trong phong thủy thì những chiếc cầu thang được thiết kế càng đơn giản sẽ càng mang lại hiệu quả tốt hơn. Bởi những loại cầu thang được thiết kế cầu kỳ sẽ khó có thể lưu thông khí và không thể mang lại tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.

Chân cầu thang không được đối diện cửa ra vào hay phòng ngủ. Bởi bố trí như vậy sẽ khiến tài sản tiêu tán, sức khỏe của các thành viên không ổn định.

Họa tiết và màu sắc của cầu thang. Bạn nên căn cứ vào thiết kế chung của căn nhà để quyết định màu sắc cũng như kiểu dáng cầu thang. Nhưng để đạt được hiệu quả về mặt phong thủy thì bạn bên căn cứ vào bản mệnh của mình để tìm ra hướng, màu sắc cầu thang phù hợp. Như vậy sẽ mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ.

Hy vọng với những chia sẻ về phong thủy cầu thang nhà ống của KPM đã giúp ích cho quý khách hàng trong việc trang bị cho tổ ấm mới của mình, cũng nhờ đó có thể tránh được những điều xui rủi không đáng có. Nếu bạn đang có nhu cầu lên bố cục công năng cũng như phối cảnh ngoại thất nhà ống, hãy liên hệ ngay với KPM để được tư vấn miễn phí nhé!

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-khach-nha-dep
nha-co-be-boi-san-thuong