05 Tiêu chuẩn quan trọng kiến tạo ngôi nhà biệt thự đẹp toàn diện 2020

Một ngôi nhà đẹp toàn diện là ngôi nhà vừa đảm bảo ngoại thất sang trọng, toát được lên phong cách mà gia chủ mong muốn; vừa đáp ứng nhu cầu công năng khoa học, hợp nhu cầu sử dụng gia đình, tạo giá trị sống lâu dài; vừa đạt chuẩn yếu tố phong thủy, giúp gia đình có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc và thành đạt.

I. Tiêu chuẩn về kiến trúc ngôi nhà

Kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cho bất kỳ một công trình xây dựng nào. Một ngôi nhà đẹp trước hết cần phải xem xét yếu tố kiến trúc, chỉ khi có kiến trúc đẹp với những yếu tố nội – ngoại thất và phong thủy phù hợp thì bạn mới có cơ hội sở hữu một ngôi nhà đẹp toàn diện.

Kiến trúc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp, tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn

Để xây dựng một ngôi nhà đẹp, đầu tiên cần phải có thiết kế kiến trúc toàn diện, đạt chuẩn và có tính thẩm mỹ cao. Để làm tốt điều này bạn cần chủ động lên ý tưởng, rồi phối hợp với các kiến trúc sư để đưa ra một bản kiến trúc nhà ở thật phù hợp. Mỗi người sẽ có những đánh giá riêng về mẫu kiến trúc được thiết kế. Nhưng nhìn chung để có một ngôi nhà đẹp cần phải có được đồng thời 3 yếu tố là phù hợp với phong cách của ngôi nhà, cân đối, hài hòa với cảnh quan xung quanh, đảm bảo thông gió và chiếu sáng cho ngôi nhà.

tieu-chuan-kien-truc-biet-thu

II. Tiêu chuẩn về ngoại thất

Đây chính là cái nhìn đầu tiên mà người ngoài khi nhìn vào có thể đưa ra đánh giá về căn nhà đó có đẹp hay không. Mặt tiền của ngôi nhà ít nhiều sẽ thể hiện tính cách của gia chủ và một ngôi nhà đẹp phải bố trí mặt bằng, hình khối của căn nhà sao cho tạo được sự tiện dụng cho không gian của gia đình.

Bên cạnh đó, ngoại thất phải toát lên được phong cách mà gia chủ chọn lựa và mong muốn. Dù thiết kế như thế nào thì điểm nhấn của ngoại thất phải được tập trung ở mặt tiền ngôi nhà. Vậy nên hãy thiết kế sao cho mặt tiền tạo được sự nổi bật, khác biệt và mang vẻ đẹp ấn tượng nhất. Hơn nữa, nếu theo phong thủy, ngoại thất có tác động rất lớn đến sức khỏe, lối sống và công việc của các thành viên trong gia đình, do đó việc thiết kế ngoại thất cho những ngôi nhà đẹp sẽ giúp mang lại sự thịnh vượng đồng thời tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho ngôi nhà.

tieu-chuan-ngoai-that-nha-dep

Ngoại thất của một ngôi nhà đẹp cần phải đáp ứng được những yếu tố sau:

Phong cách kiến trúc: Yếu tố này cần phải phù hợp với sở thích, khả năng tài chính và nhu cầu của gia chủ. Một số phong cách kiến trúc phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo đó là phong cách hiện đại, cổ điển, tân cổ điển…

Cân bằng và đối xứng: Đây chính là sự cân đối tỉ lệ các khối kiến trúc. Các phần như mái nhà; thân nhà; chân móng nhà phải được thiết kế hài hòa có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo dáng nhà đẹp, vừa bền vững vừa thể hiện sự sang trọng.

Vật liệu xây dựng: Cần đảm bảo tính thẩm mỹ và cần chú trọng đến độ bền để ngôi nhà vừa đẹp, vừa bền bỉ theo thời gian. Các bạn nên lựa chọn vật liệu xây dựng có chất lượng tốt, độ bền cao cho ngôi nhà của mình.

Dù thiết kế như thế nào thì điểm nhấn của ngoại thất phải được tập trung ở mặt tiền ngôi nhà

Thiết kế phần mái nhà phù hợp với kiến trúc tổng thể: phần đầu của ngôi nhà, có tác dụng che nắng, che mưa, che chắn gió, bão, bảo vệ con người và không gian nội thất của ngôi nhà. Vậy nên các bạn hãy lựa chọn và thiết kế mái nhà sao cho phù hợp phong cách kiến trúc và không gian xung quanh.

Lựa chọn màu sơn: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Bạn có thể chọn màu sơn theo sở thích, theo phong thủy, hoặc chọn màu sơn, hài hòa với không gian sống xung quanh. Dù chọn màu sơn như thế nào thì bạn cũng nên ưu tiên những loại sơn có chất lượng tốt, có khả năng chống lại tác động của thời tiết, khí hậu chủ yếu là nắng, mưa, có độ bền màu cao, có khả năng chống thấm nước tốt, chống hấp thụ nhiệt, dễ dàng vệ sinh, có độ bóng cao để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Thiết kế cửa chính và cửa sổ: Trong phong thủy, cửa chính đóng vai trò thu hút các dòng năng lượng chính cho ngôi nhà. Hệ thống cửa chính và cửa sổ có tác dụng lấy sáng, đón gió, tạo sự thông thoáng cho không gian nội thất bên trong ngôi nhà. Ngoài ra, khi các hệ thống cửa được bố trí hợp lý, thuận phong thủy sẽ thì các dòng năng lượng lưu thông điều hòa trong nhà, giải trừ năng lượng xấu.

III. Tiêu chuẩn về phong thủy

Một ngôi nhà đẹp sẽ không thể thiếu được yếu tố phong thủy. Yếu tố này sẽ giúp cho gia đình có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc và thành đạt. Trước khi xây nhà, cần chọn hướng, chọn vị trí nhà theo phong thủy để giúp cho bạn những giải pháp tối ưu để ngôi nhà có đón nhận luồng sinh khí dồi dào.

Theo phong thủy, nhà ở có ảnh hưởng cuộc sống, sự nghiệp và hơn thế là sức khỏe và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, phong thủy cũng chính là một trong những yếu tố để tạo nên một ngôi nhà đẹp.

Khi thiết kế nhà ở cần phải đảm bảo được các yếu tố như thông thoáng, lưu thông khí tốt, sạch sẽ, ngăn nắp, đủ ánh sáng. Ngoài ra, còn phải coi hướng nhà, vị trí các phòng trong ngôi nhà, tránh những kiêng kỵ trong nhà.

thuoc-lo-ban-phong-thuy

IV. Tiêu chuẩn về nội thất ngôi nhà

Để có một ngôi nhà đẹp, nội thất cần đồng bộ phong cách với ngoại thất. Bên cạnh đó, nội thất còn phải thể hiện được sự thoải mái tiện nghi và tận dụng thông minh không gian trong nhà. Thiết kế không gian nội thất, cần chú ý tới chức năng của từng khu vực không gian khác nhau để tạo được phong cách riêng. Một ngôi nhà đẹp không chỉ về tính thẩm mỹ mà còn ở tính tiện nghi và sự thoải mái trong không gian nội thất. Đó là lý do cần tìm công ty thiết kế nội thất uy tín cho ngôi nhà của mình.

V. Tiêu chuẩn về bố trí công năng ngôi nhà

Nhà biệt thự có những tiêu chuẩn riêng với những yêu cầu hình thái ngoại thất và công năng sử dụng tiện nghi gắn liền với thói quen sinh hoạt người sử dụng. Nhà biệt thự có sự phân biệt rạch ròi giữa không gian công cộng và không gian riêng tư.

1. Không gian công cộng

– Là không gian chung phục vụ nhiều người trong gia đình gồm sảnh, phòng khách, phòng sinh hoạt chung, bếp ăn…

Thứ nhất, sảnh trong nhà biệt thự là không gian không thể thiếu. Một sảnh hợp lý sẽ tạo cảm giác sang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo, ngăn nắp và sạch sẽ hơn nhiều.

Ngoài chức năng đón khách, phòng sảnh còn là nơi để các đồ dùng thường nhật như giày dép, mũ nón, áo khoác ngoài, đồ che mưa…

Một phòng sảnh có diện tích vừa phải, phù hợp với tổng thể chung của nhà sẽ tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi cho người sử dụng.

dai-sanh-phong-khach-rong

Đại sảnh rộng thoáng sang trọng cho dinh thự đẹp

Thứ hai, phòng khách biệt thự,

Phòng khách trong nhà ở biệt thự không chỉ đơn giản là nơi tiếp đón khách mà còn là nơi đầu tiên tạo ấn tượng với khách, thể hiện cá tính gia chủ. Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng, lịch sự, không nên bày biện quá nhiều đồ nội thất lỉnh kỉnh mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách nên rộng rãi, thoáng đãng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh thiên nhiên.

Thông thường phòng khách nên rộng ít nhất 20 – 25m2 cho những biệt thự nhỏ, 25 – 30m2 cho biệt thự loại trung bình và 30 – 40m2 cho biệt thự lớn và từ 40m2 trở lên cho dinh thự.

tieu-chuan-nha-biet-thu-dep

Thiết kế nội thất phòng khách đồ đạc cân đối theo hình thái kiến trúc và diện tích phòng

Thứ ba, Phòng bếp là không gian quan trọng cho bất kỳ ngôi nhà nào

Với nhà biệt thự, một khu bếp tiêu chuẩn ngoài những yếu tố cơ bản về công năng sử dụng như tam giác hình học: bếp ga – chậu rửa – tủ lạnh không nên vượt quá 5m thì còn những yêu cầu khác như: bàn gia công thực phẩm sạch kết hợp làm bàn soạn đồ ăn, một bàn ăn đa năng cho 2 – 4 người kết hợp làm bàn sơ chế cho người nội trợ sử dụng, một tủ bát đĩa riêng và một kho đồ bếp riêng giúp phòng bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Có nhiều dạng sơ đồ bố trí khu bếp như dạng thẳng, chữ U, chữ L, song song… Phòng bếp nên sáng sủa và cần được thông thoáng tốt. Nên bố trí chậu rửa gần cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên. Phòng bếp nên được thiết kế sao cho hợp lý nhất về sơ đồ bố trí và cả diện tích sử dụng để giảm tối đa thời gian di chuyển cho người nội trợ trong bếp.

tieu-chuan-noi-that-bep-biet-thu

Phòng bếp sang trọng phù hợp với yêu cầu sử dụng gia chủ

Thứ tư, Phòng sinh hoạt chung

Thường được sử dụng trước và sau bữa ăn; đây là nơi tụ họp gia đình trước và sau bữa ăn; nơi tụ họp các thành viên gia đình trò truyện, chia sẻ với nhau (thường chỉ sử dụng vào buổi tối nên không nhất thiết phải quá lớn, thường chỉ cần 20 – 25m2)

Thứ năm, Khu vệ sinh chung

Khu vệ sinh chung chỉ nên thiết kế ở các khu vực công cộng gần phòng khách, phòng ăn chính, khu giải trí đa năng trong nhà vì với biệt thự thì tính độc lập và riêng tư cho mỗi nhà ngủ là rất quan trọng (thông thường trong phòng ngủ đã có khu vệ sinh riêng rồi).

Phòng vệ sinh công cộng không cần quá rộng (khoảng 3-5m2 là đủ); nếu cần thiết kế cả khu tắm đặc biệt cho cả gia đình (xông hơi, xông khô, bồn sục) thì nên được tổ chức ở một nơi đặc biệt, nên bố trí tầng trên cùng.

2. Không gian riêng tư

Chủ yếu là phòng ngủ riêng của mỗi cá nhân.

Thứ nhất, phòng ngủ Master tiện nghi rộng rãi

Phòng ngủ lớn (thường dành cho gia chủ) luôn cần bố trí tại một nơi ít đi lại nhất trên tầng. Phòng ngủ vợ chồng đòi hỏi tiêu chuẩn diện tích cao và tiện nghi hơn hẳn các phòng khác. Phòng ngủ này đòi hỏi sự riêng tư, kín đáo nên thường được thiết kế sảnh đệm. Nên thiết kế thêm phòng thay đồ (nơi để quần áo bẩn, sạch, tủ giày, mũ…); phòng thay đồ còn có thể sử dụng làm hệ tủ kho treo chứa chăn, ga phủ…do đó phòng thay đồ nên thiết kế dài và có diện tích 8 – 15m2; phòng vệ sinh thiết kế rộng với hệ tủ lavabo kết hợp bàn trang điểm, phòng tắm đứng, bồn tắm nằm, phòng xí riêng và có thể kết hợp với một số đồ bày, trang trí tự nhiên, do vậy nên thiết kế diện tích khoảng 10 -15m2.

Phòng ngủ chính nên rộng với giường đôi loại lớn (1.8m x 2m; 2 x 2.2m) và không nên kê giường sát tường. Phòng nên có đầy đủ tivi, sofa nghỉ, tủ đồ bày, hệ bàn viết. Nên thiết kế phòng rộng 20 -30m2 có cửa sổ rộng hướng phía có cảnh quan đẹp.

Thứ hai, phòng ngủ nhỏ riêng

Phòng ngủ con cái: không cần diện tích quá lớn, nên dùng giường đơn (1.2 x 2m hoặc 1.5 x 2m). Phòng chỉ cần hệ tủ đồ (nên thiết kế âm tường tiết kiệm diện tích), hệ bàn viết và tivi nếu cần. Phòng này có thể dao động diện tích 14 -18m2

Phòng ngủ người giúp việc hoặc phòng ngủ dự phòng có thể chỉ cần 9 – 12m2.

Phòng vệ sinh riêng không nên quá rộng chỉ khoảng 4 -6m2 với tủ lavabo, bàn cầu, khay tắm đứng.

Thực tế ngày nay, khi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, xây nhà biệt thự đang trở nên nhu cầu thiết yếu giúp nâng cao mức sống. Những ngôi nhà kiểu Pháp mang nét đẹp riêng, khác lạ và độc đáo so với những kiến trúc khác. Nó mang lại sự cân bằng, hài hòa với tính thẩm mỹ đẳng cấp, sang trọng vượt thời gian.

VI. Một số mẫu biệt thự kiểu được yêu thích với quy mô diện tích lớn nhỏ khác nhau:

thiet-ke-biet-thu-co-dien-3-tang

Thiết kế biệt thự tân cổ điển có 2 mặt tiền đăng đối nhau

biet-thu-vuon-2-tang

Mẫu nhà Châu Âu 2 tầng không điểm chết

thiet-ke-biet-thu-2-tang-100m2

Thiết kế mặt tiền rộng 7m cân đối, bề thế

biet-thu-3-tang-tan-co-dien

Góc nhìn 2 mặt tiền ấn tượng của mẫu nhà biệt thự đẹp 3 tầng

mau-nha-biet-thu-3-tang-tan-co-dien-phap-dep

Thiết kế mặt tiền lộng lẫy của mẫu biệt thự 3 tầng đẹp

mau-nha-lo-pho-3-tang-1-tum

Thiết kế đầy ấn tượng và mang tính đột phá của căn nhà phố hiện đại 3 tầng 1 tum

Trên đây là những yếu tố hình thành nên một ngôi nhà đẹp toàn diện với công năng khoa học đáng sống. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trực tiếp từ KTS có thể giúp các bạn thiết kế được một ngôi nhà thật sự ấn tượng và độc đáo thể hiện cá tính bản thân và gia đình. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với KTS Kiến Phú Mỹ để được tư vấn và giải đáp.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-khach-nha-dep
nha-co-be-boi-san-thuong
noi-that-biet-thu-4-tang-dep2
thi-cong-noi-that-biet-thu-dep