Giám sát thi công công trình nhà 3 tầng Pháp tân cổ mái thái tại Mỹ Đức
Khi xây nhà, gia chủ không cần phải biết xây dựng nhưng vẫn cần nắm rõ quy trình thi công nhà để có thể kiểm soát tiến độ, kiểm tra chất lượng công việc của ngôi nhà mình. Trong bài viết này, KPM xin phép cập nhật tiến độ từng giai đoạn thi công hoàn thiện ngôi nhà phố 3 tầng mặt tiền 7m tại Mỹ Đức – Hà Nội cũng như kinh nghiệm và lưu ý của Kiến trúc sư trong từng giai đoạn thi công mà gia chủ nên lưu tâm. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi, cập nhật thêm kiến thức bổ trợ để có thể tự giám sát hạng mục công trình gia đình!
1. Giám sát thi công đan sắt thép mái tầng 1 nhà 3 tầng
Công tác làm sắt thép luôn là việc quyết định đến kết cấu công trình, tuy vậy gần như mọi chủ nhà đều không nắm rõ được vấn đề này (chủng loại sắt thép, quy cách của từng loại và cách đấu nối thép như thế nào…) Nếu thợ làm sai mà chủ nhà cũng không biết để nhắc nhở thì thật nguy hiểm. Cũng chính vì điều này mà Kiến trúc sư Kiến Phú Mỹ luôn sát sao, giám sát chặt chẽ các hạng mục quan trọng đảm bảo công trình thi công hoàn thiện không chỉ thẩm mỹ đẹp mà còn có kết cấu bền vững qua quá trình sử dụng ngôi nhà lâu dài cho gia chủ.
Cốt thép trong bê tông phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Chất lượng thép phải đảm bảo đúng chủng loại, rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Yêu cầu độ sạch của thanh thép: thép sạch không dính bùn, dầu mỡ.
- Yêu cầu gia công thanh thép đảm bảo kích thước như thiết kế.
- Cốt thép tạo thành khung kết cấu cốt thép theo thiết kế.
- Đảm bảo cốt thép đúng vị trí trong suốt quá trình đổ bê tông.
- Các lỗ chôn trong kết cấu dành cho việc luồn dây cáp hoặc các chi tiết của việc lắp đặt thiết bị sau này và các chi tiết đặt sẵn bằng thép hay vật liệu khác sẽ chôn trong bê tông về số lượng, về vị trí với độ chính xác theo thiết kế.
Lưu ý: Không được cho các chi tiết bằng kim loại nhôm hay hợp kim có nhôm tiếp xúc với bê tông. Lý do là phân tử nhôm sẽ tác động vào kiềm xi măng tạo ra sự trương thể tích bê tông làm cho bê tông bị nát vụn trong nội tại kết cấu.
Với các loại thép sợi F6, F8, F10 được thấm than để bảo vệ chống gỉ, khi áp dụng vào các công trình kết cấu cần tời để cho rụng lớp than bên ngoài.
Cần phải lau sạch lớp dầu mỡ bám vào làm bẩn cốt thép, cần phải đánh gỉ bám trên thép cho thật sạch.
Thép bị cong, uốn gấp cần phải duỗi thẳng, thanh thép bị móp, dập vượt quá 2% đường kính cần phải loại bỏ và không được đưa vào thi công kết cấu.
Để việc gia công cốt thép đúng với thiết kế và quy định, trước hết bạn cần phải đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện ở mặt bằng, mặt cắt kiến trúc. Tiếp đó, bạn cần triển khai detail (đề tay) gia công thép phải tuân thủ vị trí nối thép và giám sát trong quá trình thi công.
Việc kết nối các thanh thép chồng lên nhau cần phải đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế quy định.
– Không được kết nối ở những nơi mà kết cấu phải chịu lực lớn và chỗ kết cấu uốn cong.
– Không nối quá 25% diện tích tổng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% đối với các loại thép vằn.
– Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 quy định đoạn buộc chồng không nhỏ hơn 200mm cho vùng chịu nén và 250mm cho vùng chịu kéo….
Trong suốt quá trình thi công cần kiểm tra lại vị trí cốt thép vì đôi khi tác động bên ngoài có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của cốt thép.
Kết cấu bê tông cốt thép là kết cấu quan trọng dùng để chịu lực trong toàn bộ công trình và đảm bảo chất lượng của toàn bộ công trình.
Kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ
- Con kê đảm bảo chất lượng và đủ mác
- Lớp bê tông bảo vệ tùy loại cấu kiện mà có chiều cao phù hợp
- Móng: theo thiết kế, thường lấy 5cm
- Dầm, cột: 2,5cm
- Sàn: sàn dày >10cm thì lấy 1,5cm, sàn <10cm thì lấy 1cm
- Kê dầm tại một vị trí phải kê 2 cục để khung thép ổn định, khoảng cách các con kê sàn lớp dưới đảm bảo đúng tiêu chuẩn sao cho lớp thép được nâng hở đều
- Lớp sàn trên có thể uống bằng chân chó hoặc sử dụng con kê, sao cho đảm bảo đủ chiều cao Hs và lớp bê tông bảo vệ
Trước khi đổ bê tông, bạn phải kiểm tra sự chắc chắn của cốt thép một lần nữa và trong quá trình thực hiện cần theo dõi và chỉnh sửa các khu vực bị cong vênh. Thi công lắp dựng cốt thép cột – dầm – sàn có 02 điểm khác biệt rõ rệt như sau:
- Đối với móng, dầm, sàn, cầu thang đi theo hệ thống định vị ván khuôn dầm sàn đã gia công lắp đặt trước
- Đối với cột và vách từ lưới trục đã triển khai trên sàn, chỉnh sửa thép chờ đảm bảo lớp bảo vệ rồi mới tiến hành lắp dựng thép
Tầm quan trọng của công tác lắp dựng cốt thép không chỉ giới hạn trong việc đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian và chi phí của dự án. Một số lưu ý của KPM đối với công tác thi công lắp dựng cốt thép như sau:
- Quy cách, đường kính, chủng loại, mác thép đảm bảo đúng thiết kế
- Vị trí thanh thép đảm bảo đúng thiết kế
- Chiều dài thép tăng cường, khoảng hở thép tăng cường so với thép chủ, đảm bảo đúng thiết kế
- Nối thép đúng theo yêu cầu thiết kế
- Cấu tạo thép tại các vị trí gối, vị trí giao nhau, các vị trí nút khung phải đúng cấu tạo
- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ đạt yêu cầu
- Bố trí thép đai đủ số lượng và đạt yêu cầu khoảng cách
- Thép chịu lực phải bố trí đúng theo yêu cầu
- Thép tăng cường, thép chờ phải đủ theo yêu cầu bản vẽ
- Vệ sinh thép đạt yêu cầu
2. Giám sát thi công sắt mái tầng 2 nhà phố tân cổ 7m đẹp
Đầu tiên chúng ta cần bô thép ở dưới trước và bô theo cạnh ngắn trước. Sau đó mới bô thép lớp dưới theo chiều cạnh dài. Chiều dài neo được tính từ mép dầm và móc xuống các thép. Trước lúc dải thép, thì bạn cần phải đánh dấu ở trên các thanh thép chủ dầm bằng dấu mực, dấu bút xóa để dễ dàng định vị vị trí.
Sau khi xong ta sẽ bắt đầu bô thép gối (thép chịu momen âm). Chiều dài neo của thép gối bắt đầu tính từ mép dầm cho đến hết chiều dài của thép phải đủ kích thước quy định
Khi đã bô thép gối xong thì bạn cần phải có thép cấu tạo để giữ khung. Thường sử dụng Ø8 A200 hoặc A300 đều được.
Cần sử dụng các cục kê để tạo lớp bảo vệ bê tông sàn. Cục kê này có thể là đá hoa cương hoặc đá 1 2 có độ dày từ 2,5cm – 3 cm
Ở vị trí 2 thép gối chồng nhau vẫn phải đi đủ (bắt buộc phải có, không được bỏ). Ở giai đoạn này, các thép ở phương ngắn sẽ nằm ở trên.
Đối với các nên sử dụng Ø10 trở lên, không nên sử dụng Ø6, Ø8 vì khi đổ bê tông vật liệu và người dẫm lên sẽ làm mất chiều cao làm việc của thép gối (sẽ bị lún xuống).
Để kiểm tra việc bố trí thép sàn 2 lớp công trình của mình có đúng thiết kế hay không, gia chủ có thể dựa vào tổng độ cao khối bê tông cần đổ. Với thép 1 lớp thì khối bê tông cần ở chính giữa, thép sàn 2 lớp thì chiều dày lớp trên và lớp dưới cần bằng nhau.
Số lượng cục kê so với khoảng cách đan thép sàn tiêu chuẩn:
- Với Sàn/dầm : 4 – 5 cục/m2
- Với Cột/đà : 5 – 6 cục/m2
3. Thi công đan sắt thép mái tầng 3 biệt thự đẹp
Nguyên tắc bố trí tấm thép sàn 2 lớp
Lớp bảo vệ cốt thép cần đảm bảo có sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép trong toàn bộ quá trình thi công. Việc này giúp bảo vệ cốt thép không bị tác động của không khí bên ngoài, của nhiệt độ và các ảnh hưởng có hai khác của môi trường. Theo quy định thiết kế, lớp bảo vệ cốt thép được lấy không nhỏ hơn:
- 10mm đối với bản và tường có chiều dày từ 100mm trở xuống
- 15mm đối với bản và tường dày trên 100mm
Tỷ lệ cốt thép trong bê tông
Tỷ lệ hàm lượng cốt thép trong bê tông đảm bảo thép trong bê tông hợp lý. Nếu tỷ lệ ít quá thì kết cấu không đảm bảo làm việc tốt. Còn nếu nhiều quá sẽ gây lãng phí, hoặc gây co ngót phá hoại nứt bê tông.
Tỷ lệ cốt thép trong bê tông µ hợp lí nằm trong khoảng 0,3% đến 0,9%
Việc thiết kế và lắp đặt thép sàn 2 lớp
Để tiết kiệm chúng ta cần dựa vào biểu đồ nội lực. Đôi khi để thi công được thuận tiện thì cách triển khai thép sàn nhiều công trình bỏ qua việc cắt thép phức tạp. Lúc đó những vùng sàn chịu nén ( ở giữa ô sàn ) người ta sẽ bố trí thép lớp trên thành thép cấu tạo.
Bố trí thép sàn cần đảm bảo sự làm việc giữa bê tông và cốt thép
Việc cắt nối thép không được trong vùng chịu lực lớn ( vùng giữa sàn với thép lớp dưới và vùng gối dầm với thép lớp trên)
Thông thường, kích thước chiều dày của sàn nhà dân dụng dao động từ 10cm đến 15cm. Nếu bố trí thép sàn chênh lệch nhau dù chỉ 1cm, sẽ làm giảm khả năng chịu tải trọng của tấm sàn. Vì vậy, trước khi tiến hành thi công, chủ thầu và đơn vị thi công cần trao đổi trước các phương án thực hiện dự án. Bên cạnh đó, bạn cần phải thực hiện thêm những vấn đề sau đây để tấm sàn đạt đạt chất lượng tốt nhất.
Khoảng cách đan thép sàn
Thép sàn 2 lớp cần phải được đan với khoảng cách đều nhau dựa theo thiết kế tiêu chuẩn. Thanh thép phải được nắn thẳng, không có hiện tượng cong vẹo, uốn lượn. Ngoài ra, ta có thể buộc với 50% mối nối. Nhưng vẫn cần đảm bảo không bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông.
Nếu thép sàn cần phải nối thì chúng phải tuân theo những tiêu chuẩn:
- Không được nối tại vị trí chịu lực lớn và bị uốn cong. Thép ở lớp dưới không nên nối ở vị trí giữa nhịp ô sàn . Thép lớp trên không nên nối tại vị trí gối.
- Không nối quá 50% chỉ số diện tích cốt thép trên một mặt cắt và phải được nối so le.
4. 3D ngoại thất công trình nhà 3 tầng mặt tiền 7m x 10m tại Hà Nội
xem đầy đủ hồ sơ kỹ thuật thi công công trình tại đây
Thi công lắp dựng cốt thép đòi hỏi sự am hiểu vững chắc về kỹ thuật xây dựng, kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của các nhà thầu và công nhân để đảm bảo thành công và chất lượng cao cho mỗi dự án xây dựng. Nếu bạn cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thì hãy liên hệ với Kiến Phú Mỹ là công ty thiết kế kiến trúc, xây dựng nhà phố, biệt thự, tòa nhà uy tín và tận tâm nhất.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ