Lưu ý quan trọng về lối thoát hiểm nhà ống và 15 mẫu nhà lô phố đẹp nhất

Lối thoát hiểm cho nhà ống luôn là vấn đề nan giải tại các đô thị lớn hiện nay, đặc biệt sau nhiều vụ hỏa hoạn cướp đi mạng người tại Hà Nội và TP.HCM mới đây. Vậy để giảm thiểu thiệt hại về tài sản và đảm bảo an toàn tính mạng khi sự cố cháy nổ xảy ra, nên bố trí cửa thoát hiểm ở đâu, thiết kế như thế nào cho hiệu quả?

Hiện nay, lối thoát hiểm cho chung cư, nhà ở cao tầng nói chung và lối thoát hiểm nhà ống nói riêng được nhìn nhận cực kỳ nghiêm túc dưới góc độ thiết kế kiến trúc. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa, đất chật người đông, quỹ đất ở tại các thành phố ngày càng hạn hẹp, việc thiết kế lối thoát hiểm cho công trình nhà ở không được chú trọng thích đáng, thậm chí nhiều trường hợp còn lãng quên hạng mục thiết yếu này.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng KPM tìm hiểu tổng quan về lối thoát hiểm cho nhà ống và những giải pháp bố trí, thiết kế lối thoát hiểm hữu hiệu có thể áp dụng đối với hầu hết mọi trường hợp.

Lối thoát hiểm là gì?

Hiểu một cách nôm na thì lối thoát hiểm chính là đường thoát nạn, được sử dụng để thoát người ra khỏi công trình đang có sự cố (hỏa hoạn) xảy ra. Các công trình nhà cao tầng cần ít nhất 2 lối thoát hiểm và bố trí phân tán trong cùng một mặt bằng nhằm đảm bảo an toàn cho người thoát nạn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng chữa cháy dễ dàng tiếp cận, xử lý.

Đối với nhà cao tầng có diện tích lớn hơn 300m2 mỗi tàng, lối đi hoặc hành lang chung cần có tối thiểu 2 lối thoát ra 2 cầu thang thoát nạn. Nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2 thì thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, phía kia bố trí ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài. Tuy nhiên, ban công nối thang thoát nạn bên ngoài phải chứa đủ số người trên tầng đó.

loi-thoat-hiem-cho-nha-ong

Nhà ống tại các đô thị lớn được xây dựng san sát nhau, khó bố trí lối thoát hiểm

Một số quy định về lối thoát hiểm

Thiết kế lối thoát hiểm cho chung cư, nhà ở cao tầng cần tuân thủ một số quy định, tiêu chuẩn như sau:

Vị trí cửa thoát hiểm

– Lối thoát hiểm từ phòng tầng 1 phải trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh để ra ngoài nhà.

– Lối thoát hiểm từ bất kỳ phòng của tầng nào tới cầu thang đều phải có lối qua tiền sảnh ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà.

– Lối thoát hiểm từ các phòng tới lối đi qua hành lang phải có lối vào cầu thang đi ra ngoài/lối trực tiếp ra ngoài nhà.

– Lối thoát hiểm cần phải dẫn tới những khu vực an toàn, không bị che phủ bởi khói bụi trong thời gian nhất định.

– Ưu tiên dùng lối thoát hiểm đi qua hành lang, tiền sảnh và cầu thang bộ.

Quy định về thiết kế, xây dựng lối thoát hiểm

Trong cùng một tầng, lối thoát nạn từ các phòng vào phòng bên cạnh phải có khả năng chịu lửa từ cấp 3 trở lên. Lối thoát cần có đường trực tiếp ra ngoài hoặc vào cầu thang có lối thoát ra ngoài. Lối thoát hiểm tránh kết nối với những phòng chứa các ngành sản xuất có tính nguy hiểm hạng A, B, C.

Mặt khác, lối thoát hiểm phải được thiết kế sao cho có thể dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào (không tính tầng 1) tới hành lang dẫn đến cầu thang. Cầu thang phải qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có lối đi/cửa đi dẫn trực tiếp ra bên ngoài.

Nên thiết kế các lối thoát hiểm giữa hai cầu thang chung 1 tiền sảnh và một trong 2 cầu thang cần có lối trực tiếp ra ngoài tiền sảnh. Thang máy băng chuyền không phải là lối thoát hiểm bởi hạng mục này không thể hoạt động khi xảy ra cháy nổ.

Thiết bị cài đặt ở lối thoát hiểm

Để có thể dễ dàng nhận biết khi xảy ra hỏa hoạn, lối thoát hiểm cần được trang bị đèn phản quang. Cùng với đó, đường dẫn lối cần có ký hiệu hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Nên tránh lắp gương gần lối thoát hiểm bởi nếu chạm phải sẽ gây bỏng nhiệt.

Tầm quan trọng của lối thoát hiểm đối với nhà ống

Tại các thành phố, đô thị lớn hiện nay, nhà ống thường nhỏ – hẹp – sâu và bị bao bọc bởi nhiều nhà cao tầng xung quanh. Do đó, ngoài chú trọng thiết kế nội – ngoại thất đảm bảo các tiện ích sinh hoạt, cần quan tâm thích đáng tới phương án thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là sự cố hỏa hoạn.

Kiến trúc sư luôn khuyến nghị gia chủ thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống như ban công, giếng trời, cửa sổ, cửa hậu, lối trổ lên mái…, phòng sự cố xảy ra có thể thoát thân nhanh chóng, đảm bảo an toàn tính mạng cho các thành viên gia đình.

loi-thoat-hiem-cho-nha-ong

Hình ảnh mặt bên nhà ống với các ô khoanh tròn màu đỏ thể hiện lối thoát hiểm

Tuy nhiên, trên thực tế, để đảm bảo an toàn, chống trộm cắp, nhà ống thường được thiết kế và xây dựng kiểu “kín cổng cao tường” với nhiều lớp cửa, lồng sắt, lam che, lưới an toàn… Do đó, khi xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn sẽ khó có đường thoát ra ngoài một cách nhanh chóng, an toàn. Lực lượng cứu hộ cứu nạn cũng rất khó tiếp cận nhà ống trong ngõ sâu chật hẹp.

Hơn nữa, do tính đặc thù của nhà ống nên việc thiết kế phòng cháy và lắp đặt các thiết bị báo cháy, chữa cháy theo tiêu chuẩn thông thường cũng không hề đơn giản, khó khăn hơn so với các công trình lớn như chung cư cao tầng, nhà xưởng…

Do không có lối thoát hiểm nên khi đám cháy trong nhà ống bùng phát, các thành viên không thể thoát ra ngoài nhanh chóng dẫn đến ngạt khí, thiệt mạng. Thế nên, việc thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống là cấp thiết, cần được nhìn nhận nghiêm túc.

Bố trí lối thoát hiểm cho nhà ống như thế nào?

Ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế nhà ống, gia chủ và kiến trúc sư thống nhất với nhau về phương án bố trí lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm. Nhà ống đơn thuần hay nhà phố kết hợp kinh doanh đều có hai dạng khoảng trống thông phòng là cửa đi, cửa sổ + ô thoáng. Theo đó, kiến trúc sư sẽ thiết kế lối thoát hiểm chính và lối thoát hiểm dự phòng.

Trong đó, lối thoát chính gồm cửa chính, cửa phụ (cửa hậu hoặc cửa mặt bên nhà), cửa ra ban công, cửa lên tầng tum… Lối thoát dự phòng gồm giếng trời, ô thoáng và cửa sổ – cửa sổ mặt tiền, cửa sổ mặt bên hoặc cửa sổ sau nhà ống.

Mỗi tầng nhà ống nên có 2 lối thoát hiểm

Khi thiết kế và xây dựng nhà ống, bạn cần đảm bảo mỗi tầng có ít nhất 2 lối thoát hiểm: Một lối thoát ra cầu thang lên hoặc xuống, lối còn lại có thể là ban công, lô gia hoặc cửa sổ. Tương tự, mỗi phòng trong nhà nên có 2 lối thoát hiểm: cửa phòng dẫn ra cầu thang, tiền sảnh; lối thoát từ cửa sổ, ban công, lô gia.

Lưu ý, tùy quy mô từng loại công trình là nhà phố hay nhà chung cư, lối thoát hiểm xa nhất không quá 25m.

Thiết kế nhà ống có ban công, lô gia

Ban công, lô gia được đánh giá là lối thoát hiểm quan trọng, hữu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổi. Không chỉ giúp che mưa, chắn nắng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, ban công còn là khu vực thông thoáng để bạn tránh bị ngạt khói, duy trì sự sống trong khi chờ lực lượng cứu hỏa tới giải cứu.

loi-thoat-hiem-cho-nha-ong
Ban công, lô gia nhà ống là lối thoát hiểm hữu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn.

Nếu ban công, lô gia nhà ống được bịt kín bằng khung sắt hoặc lam, lưới an toàn thì nên bố trí ô cửa mở bằng bản lề, có khóa mở phòng trường hợp khẩn cấp. Nên để chìa khóa ở nơi cố định, dễ dàng tìm thấy, cẩn thận hơn có thể đánh làm nhiều chìa, chia cho các thành viên gia đình cất giữ.

Thiết kế nhà ống giếng trời, sân thượng

Với nhà ống, nhà phố hiện nay, giếng trời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lấy sáng tự nhiên, đối lưu không khí và tăng tính kết nối giữa con người với thiên nhiên, giữa các thành viên gia đình với nhau. Đặc biệt, khi xảy ra hỏa hoạn, giếng trời còn giúp thoát khỏi thẳng lên trên một cách nhanh chóng, giảm lượng khói quẩn trong nhà, hạn chế tình trạng ngạt khí.

Tương tự ban công, lô gia, sân thượng cũng là khoảng trống rộng thoáng giúp thoát hiểm nhanh chóng trong những trường hợp khẩn cấp. Khi xảy ra sự cố (hỏa hoạn), các thành viên gia đình sẽ lên sân thượng chờ lực lượng cứu hộ cứu nạn tới hoặc thoát sang nhà hàng xóm kế cận.

Theo các chuyên gia, khoảng 10 hộ dân gần nhau có thể tạo thành một mặt bằng trên sân thượng, tạo khoảng trống thoát hiểm thông thoáng, dễ dàng được tiếp cận bởi lực lượng cứu hộ cứu nạn.

Vậy nên, bạn đừng tận dụng triệt để diện tích đất để tối ưu hóa công năng nhà ống, hãy chừa khoảng không phía sau khoảng 1,5-2m để đảm bảo thông thoáng và có lối thoát hiểm khi cần.

loi-thoat-hiem-cho-nha-ong

Giếng trời, khoảng thông tầng không chỉ đảm bảo sự thông thoáng cho nhà ống mà còn giúp thoát khói thẳng lên trên khi có cháy.
Nếu nhà ống không có sân thượng, ban công, lô gia thì nên gắn bản lề có khóa cho khung bảo vệ cửa sổ để mở trong những trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng loại khóa cần chìa mới mở được cửa.

Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống theo cửa chính

Cửa chính nhà ống hiện nay thường gồm hai lớp, ngoài cửa đóng mở thông thường còn có thêm cửa sắt xếp, cửa cuốn, cửa kéo bên ngoài. Xét về phòng cháy chữa cháy, thiết kế này không hiệu quả, không thuận lợi để thoát hiểm.

Các lớp cửa nếu khó mở, chốt khóa phức tạp sẽ “giam” các thành viên gia đình bên trong, gây ngạt khí, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, bạn nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản, phòng những lúc nguy cấp. Trường hợp cửa chính chỉ có 1 lớp, bạn nên thiết kế cửa mở quay ra ngoài để thoát nạn dễ hơn.

Tốt nhất, bạn nên làm cửa thoát hiểm có cánh đóng mở dễ dàng. Đối với cửa thoát hiểm làm bằng kính cường lực, bạn nên bố trí chốt mở thuận tiện, đồng thời sắm thêm dao cắt kính hoặc búa để đập bỏ thoát nạn khi cần.

Thiết kế cửa thoát hiểm bên hông hoặc phía sau nhà

Với nhà ống có 2-3 mặt thoáng, gia chủ nên bố trí thêm cửa thoát hiểm ở bên hông nhà hoặc phía sau nhà. Đây là hệ thống cửa phụ để thoát nạn khi hỏa hoạn xảy ra mà không thể thoát qua cửa chính.

Tương tự như cửa chính, hệ thống chốt khóa của cửa bên hông và cửa phía sau nhà nên đơn giản, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn cho gia chủ. Độ trơn nhạy của khóa cửa nên được kiểm tra thường xuyên. Nếu sử dụng kiểu khóa dùng chìa để mở, bạn nên để chìa ở nơi cố định, dễ tìm thấy trong điều kiện thiếu sáng.

Thiết kế cầu thang thoát hiểm lên mái

Toàn bộ hoặc một phần sàn mái nhà ống được làm bằng phẳng để đặt bồn nước. Theo đó, sẽ có thang kỹ thuật lên mái và đây được xem là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu. Tuy nhiên, cầu thang kỹ thuật cần được thiết kế sao cho tiện dụng, dễ dàng thoát ra ngoài khi có sự cố.

Thang kỹ thuật thường được làm bằng thép gắn trực tiếp vào tường. Bạn cũng có thể sử dụng thang rời bằng nhôm hình dáng chữ A. Thực tế cho thấy, kiểu thang có tay vịn sẽ tiện lợi hơn khi sử dụng.

Lắp đặt thiết bị báo cháy, bình chữa cháy

Chủ nhà nên lắp đặt hệ thống cảm biến khói, báo cháy hoặc còi báo động để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố cháy nổ. Gia chủ cũng nên trang bị thêm bình chữa cháy dạng phun bọt hoặc khí CO2 để tất cả các thành viên trong nhà đều có thể chủ động hơn trong việc ứng phó với hỏa hoạn. Mua thang dây thoát hiểm cũng là gợi ý đáng để bạn tham khảo.

Ngoài ra, hãy kiểm tra thường xuyên vị trí lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm có đảm bảo vận hành tốt; hệ thống điện quá tải hay không, có tiềm ẩn nguy cơ chập cháy… để kịp thời khắc phục, xử lý.

Cuối cùng, cần nâng cao nhận thức, ý thức của con người về an toàn phòng cháy chữa cháy. Các thành viên gia đình đều phải cẩn thận trong các hoạt động sinh hoạt liên quan tới lửa như hút thuốc, đun nấu, đốt vàng mã, thắp hương… Ngoài ra, bạn có thể xây dựng một kịch bản thoát hiểm khi hỏa hoạn, đưa ra nhiều giải pháp ứng phó đối với từng trường hợp cụ thể.

Tổng hợp những mẫu nhà ống đẹp KPM

1. Mẫu nhà lô phố 3 tầng có gác lửng đẹp mặt tiền 6m tại Ninh Bình

nha-ong-tan-co-dien

Màu sắc được sử dụng chủ đạo cho mẫu thiết kế biệt thự phố sang trọng 3 tầng diện tích 150m2 là gam màu trắng sữa. Lựa chọn màu sắc này cho không gian kiến trúc đem đến vẻ đẹp hiệu quả. Màu trắng tinh tế, tạo nên được những đường nét kiến trúc phong phú và hoàn thiện cho không gian sống tổng thể của ngôi nhà. Hơn nữa, có thể dễ dàng cảm nhận được, hiệu quả của gam màu này trong tổng thể không gian kiến trúc mà bạn có thể cảm nhận được. Trắng là màu sắc bắt mắt và hấp dẫn nhất trong tất cả các màu. Nó là biểu tượng của tươi sáng, đơn giản, dễ dàng trong việc kết hợp với những gam màu khác để làm nổi bật lên được không gian kiến trúc của công trình. Màu trắng tường kết hợp với cửa gỗ tự nhiên sơn cánh rán tạo nên nét đẹp kiên cố đặc trưng của kiến trúc tân cổ quyền thế.

2. Thiết kế nhà lô phố 3 tầng 1 tum mặt tiền 5.5m đẹp tại Hà Nội

biet-thu-pho-dep

Mặt tiền của một ngôi nhà là nơi mọi ánh mặt tập trung vào, để thực sự thu hút mọi người các kiến trúc sư không chỉ tạo các đường nét độc đáo mà còn phải kết hợp với các vật liệu tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong tổng thể công trình. Mẫu nhà 3 tầng 1 tum 55m2 được Kiến Phú Mỹ lên ý tưởng dựa trên phong cách nhà phố hiện đại. Sở hữu các nét vẽ phá cách độc đáo, phi đối xứng, không theo khuôn mẫu bó buộc như các mẫu nhà phố phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển. Chính vì vậy các kiến trúc sư thiết kế nhà phố 3 tầng hiện đại đòi hỏi phải có đầu óc sáng tạo, tạo sự đột phá trong kiến trúc. Phi đối xứng, đề cao giá trị công năng, sử dụng các vật liệu hiện đại là những gì mà kiến trúc hiện đại đề cao.

3, Mẫu nhà phố 6 tầng 85m2/sàn có bán hầm gara rộng 3.2 tỷ tại Hà Nội

mat-tien-5m7-nha-pho-dep

Phong cách hiện đại được khắc họa rõ nét qua các hình khối, đường nét ở phần ngoại thất. Có thể thấy, khối hình học trải dài được sắp xếp phi đối xứng mang đến diện mạo vô cùng cuốn hút. Các góc cạnh vuông vức và thanh thoát tạo nên sự khỏe khoắn, tươi mới. Nếu khối hình học phụ được liên kết từ tầng 2 đến tầng 6 của ngôi biệt thự được tạo nên từ vật liệu gạch hoa gió thoáng mát gam trắng nổi bật thì phân khu khối chính với vật liệu kính cường lực to bản rộng giúp ngoại thất thêm hiện đại, sang trọng hơn.  Đặc biệt, với cách thiết kế này thì từ mọi góc trong nhà mọi người đều có thể ngắm trọn vẻ đẹp của đường phố lung linh, nhộn nhịp bên ngoài. Tường kính trong suốt tạo cảm giác không gian trong nhà như dài vô tận và mang đến tầm nhìn thoáng đãng.

4. Mẫu thiết kế nhà phố mặt tiền 6.3m ốp lam gỗ độc đáo tại Hà Nam

biet-thu-mai-bang

Màu sơn tường đặc trưng mà gia chủ chọn cho công trình là sơn màu trắng, trên nền trắng ấy màu sắc của lam gỗ, cây xanh, đèn tường càng trở nên nổi bật và bắt mắt hơn. Khối lam gỗ trên tầng 2 được thiết kế khá độc đáo, vừa đảm nhận vai trò đón sáng với những khoảng kính hứng nắng vừa đủ, vừa giúp cân chỉnh hình khối chung của toàn bộ không gian thiết kế. Mặt tiền các khối tường được ốp lam nhựa giả gỗ, hệ thống đèn led âm trần cùng với những lam nhôm thiết kế chạy dọc trước mặt tiền công trình, một sức sống tràn trề và tràn ngập hương sắc.

 5. Thiết kế biệt thự phố mặt tiền 5.7m đẹp tại Hưng Yên

nha-pho-dep

Vẻ đẹp của dòng kiến trúc Pháp sang trọng và tinh tế được các KTS Kiến Phú Mỹ khéo léo tái hiện một cách chân thực nhất tại kiến trúc 2 mặt tiền 5.7m x 15.5m của nhà phố 3 tầng mà gia đình anh Hưng sở hữu. Gam màu trắng trang nhã thoát kết hợp tinh tế với gam màu xanh than quyền lực, cổ điển hoàng gia điển hình của phong cách Pháp dường như là sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo để tô điểm cho kiến trúc ngoại thất công trình.

6. Mẫu thiết kế nhà ống mặt tiền 6m đẹp 3 tầng tại Ninh Bình

mat-tien-nha-pho-dep-hien-dai

Hình khối kiến trúc hiện đại, ánh sáng, vật liệu, màu sắc kiến trúc…. phối hợp với nhau mang đến cho công trình sự thoải mái, tinh tế, ấn tượng hút mắt ngắm.

Những loại vật liệu được sử dụng để hoàn thiện cho không gian ngoại thất này đều là những loại vật liệu hiện đại với độ bền cao như gạch thẻ, gỗ chống ẩm, kính cường lực…. Khu vực ban công bằng kính hiện đại được đua ra mang đến cho kiến trúc công trình sự mới mẻ và tinh tế vô cùng. Khu vực ban công, lô gia có tác dụng hiệu quả trong việc lấy sáng và tạo nên khoảng không gian kiến trúc thú vị, tinh tế cho kiến trúc.

7. Mẫu nhà lô phố hiện đại mặt tiền 5m 70m2/sàn 3 tầng đẹp tại Bắc Giang

thiet-ke-nha-lo-pho-3-tang-mat-tien-5m-hien-dai

Căn nhà phố sử dụng tone màu nâu trầm làm chủ đạo, kết hợp thêm những mảng xanh của cây hoa giúp mặt tiền 5m của ngôi nhà trở lên sinh động và gần gũi với thiên nhiên hơn. Tầng 1 là cửa chính bằng nhôm hệ singfa màu cafe vừa chắc chắn, vừa có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên vào phòng khách.

8. Mẫu nhà lô phố hiện đại 4 tầng rộng 4.5m tại Hải Dương

nha-lo-pho-4-tang-mat-tien-4.5m-dep-an-tuong

Thiết kế mặt tiền 4.5m của căn nhà lô phố 4 tầng nổi bật với hệ cửa nhôm hệ cao cấp màu nâu caffee và gạch ốp trang trí inax cao cấp cùng tone. Để tạo điểm nhấn và ấn tượng cho người nhìn, KTS đã tạo một sự liên kết liền khối cho hệ ban công tầng 3 và tầng 4. Sự liên kết này tạo thành 1 khối hình chữ nhật lớn vươn ra khỏi mặt tiền của căn nhà. Hình khối này tuy lớn nhưng có tỷ lệ rất cân đối khi chiếm khoảng 2/3 chiều rộng mặt tiền của căn nhà lô phố 4 tầng có chiều rộng 4.5m.

9.Thiết kế kiến trúc nhà lô phố 3 tầng 1 tum mặt tiền rộng 5m hướng Tây

mau-nha-lo-pho-3-tang-1-tum-hien-dai-mat-tien-5m

Hiện nay, có một số phương án để chống nắng cho mặt tiền nhà phố như sử dụng lam chống nắng bằng nhôm, nhựa, gỗ,… sử dụng cây xanh, sử dụng gạch hoa gió,…Trong căn nhà lô phố 3 tầng 1 tum của gia đình ông Long, KTS đã khéo léo kết hợp cây xanh và gạch hoa gió với giam màu nâu trắng. Tạo nên một thiết kế mặt tiền rất đẹp, bắt mắt người nhìn

10. Thiết kế nhà phố 2 mặt tiền 3 tầng phong cách cổ điển 5m x 15m bề thế

mau-nha-ong-3-tang-2-mat-tien-kieu-phap-sang-trong

Căn nhà phố cổ điển 3 tầng 1 tum của gia đình anh Tiến được thiết kế – xây dựng trong khu đô thị mới tại thành phố Hải Dương. Mảnh đất nằm ở góc đường tiếp giáp với 2 đường lớn, với lợi thế 2 mặt tiền thoáng anh Tiến đã chọn phong cách tân cổ điển cho ngôi nhà tương lai của mình. Vốn là người đơn giản, mộc mạc nên anh cũng có yêu cầu với KTS khi thiết kế căn nhà ống rộng 6m của mình cần hạn chế các chi tiết hoa văn đắp vẽ, sử dụng hệ cột và phào chỉ là chính để tôn lên sự bề thế, sang trọng cho ngôi nhà.

11. Kiến trúc tân cổ mái thái mẫu nhà lô phố 3 tầng mặt tiền 5m kiểu Pháp

mau-nha-pho-tan-co-dien-3-tang-mat-tien-5m-dep

Được thiết kế và xây dựng tại thành phố Hải Dương đông đúc, ngôi nhà phố của ông Tuấn sở hữu chiều rộng mặt tiền 5m, chiều sâu 16,8m, đây là kích thước đất phân lô khá phổ biến. Với mong muốn có một ngôi nhà phố sang trọng, bề thế, gia chủ đã lựa chọn phong cách kiến trúc Pháp cho ngôi nhà của mình.

Toàn bộ mặt tiền 5m của ngôi nhà lô phố 3 tầng được trang trí bằng 2 trụ cột giả to lớn, vững chắc nâng đỡ hệ mái dốc chữ A lớn trải rộng toàn bộ mặt tiền ngôi nhà. Mặt tiền 5m của ngôi nhà được trổ cửa sổ và cửa ra ban công với kích thước tối đa để lấy sáng cho không gian bên trong, xen kẽ giữa cửa đi và cửa sổ là hệ thống phào khung cửa trang trí, đắp nổi tỉ mỉ mang đậm phong cách kiến trúc Pháp.

12. Mẫu nhà lô phố hiện đại 3 tầng mặt tiền 5m ấn tượng tại Hải Dương

mau-nha-pho-3-tang-mat-tien-5m-dep

Thiết kế mặt tiền rất ấn tượng của căn nhà lô 3 tầng với các mảng khối lớn đua ra, kết hợp các ô cửa rộng thoáng. Ban công của căn nhà được tận dụng tối đa cho việc đặt các chậu cây xanh, tạo sự tươi mát và điểm nhấn đẹp cho mặt tiền 5m của căn nhà. Màu trắng là màu chủ đạo của mặt tiền căn nhà. Đan xen, kết hợp là màu sơn nâu kẻ chỉ và màu vàng chanh của gạch thẻ trang trí. Hệ ban công sử dụng lan can sắt sơn đen. Các lan sắt mảnh, vuông vắn, hiện đại rất phù hợp với thiết kế kiến trúc chung của mặt tiền căn nhà.

13. Mẫu nhà phố Pháp 4 tầng với mặt tiền rộng 5m tại Hải Dương

nha-pho-tan-co-dien-3-tang-mat-tien-5m-dep-tai-hai-duong

Với đặc trưng cổng và cửa chính là một của các ngôi nhà phố mặt đường, phương án sử dụng toàn bộ tầng một làm không gian bếp, ăn và garage để xe, chủ nhân của ngôi nhà phố còn cẩn thận thêm một lớp cửa vừa để tăng vấn đề an ninh, vừa làm một không gian đệm trước khi chính thức bước vào nhà. Điểm nhấn chính của mặt tiền nhà phố Pháp là hệ thống hoa văn đắp vẽ của ban công tầng 2, các chi tiết khỏe mạnh, tinh tế tạo cảm giác sang trọng bề thế hơn cho ngôi nhà.

Hệ thống trụ cột, phào chỉ chạy dọc mặt tiền của căn nhà phố đã được kts của KPM lựa chọn kĩ lưỡng làm sao tạo được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát mà vẫn có cảm giác bề thế, bền vững cho ngôi nhà mặt tiền 5m.

14. Mẫu nhà phố Pháp cổ 4 tầng mặt tiền rộng 7m tại Hà Nội

MAU-NHA-PHO-TAN-CO-DIEN-MAT-TIEN-7M-DEP_

Với gia chủ là người thích hoa văn, phào chỉ sang trọng của kiến trúc Pháp, ngôi nhà phố mặt tiền 7m được lọc lựa kỹ lưỡng hoa văn phào chỉ đưa vào để tạo nét sang trọng, vững chắc  nhưng không tạo cảm giác nặng nề, rối mắt người nhìn. Thiết kế nhà phố kiểu Pháp luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chủ đầu tư trong những năm gần đây bởi vẻ đẹp của lối kiến trúc này luôn trường tồn với thời gian.

15. Mẫu thiết kế nhà phố 3 tầng mái thái kiểu Pháp đẹp mặt tiền 4.6m

Mau-nha-pho-kieu-phap

Với những thông tin hữu ích mà KPM chia sẻ trên đây, bạn đọc hẳn sẽ thấy rõ hơn tầm quan trọng của lối thoát hiểm đối với nhà phố hiện nay. Gia chủ đặc biệt lưu ý vấn đề này khi thiết kế nhà ở nói chung và nhà ống nói riêng.

Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:

CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ

Văn Phòng: Tầng 6 - Lô 12 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

Điện thoại/ zalo: 098 1111 838

Email: kienphumy@gmail.com

Website: https://kienphumy.vn/

Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn

Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ

 

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments
Xem Tuổi Làm Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà
Xem Hướng Nhà
Tra cứu phong thủy theo năm sinh, giới tính và hướng nhà

Khái Toán

KIẾN TRÚC
Chọn số tầng
KẾT CẤU
SƠ ĐỒ MẶT CẮT
QUY MÔ DIỆN TÍCH
Hạng mục Diện tích (m2) HS tính toán DT tính toán (m2)
Tầng 1 (Sàn trệt) 0
Mái 0
DT quy đổi phần móng 0.3
DT quy đổi sân vườn tầng trệt 0.2
Tổng diện tích sàn sử dụng: 0 m2
Tổng diện tích sàn tính toán chi phí xây dựng: 0 m2
KHÁI TOÁN CHI PHÍ
Tổng diện tích(m2): 0
Hạng mục Đơn giá cơ bản (đồng/m2) HS độ hoàn thiện HS vị trí xây dựng Thành tiền (đồng)
Phần thô và nhân công hoàn thiện
Phần vật tư hoàn thiện
Chi phí đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ bản: ... (đồng)

Dự Án Cùng Nhóm

noi-that-phong-khach-nha-dep
nha-co-be-boi-san-thuong
noi-that-biet-thu-4-tang-dep2
thi-cong-noi-that-biet-thu-dep