Quá trình thi công mẫu biệt thự 2 tầng kiểu Pháp tại Hà Nam
Thi công xây dựng nhà biệt thự 2 tầng đẹp vững bền cùng thời gian thì khâu quan trọng nhất chính là thiết kế. Đây là việc giữa kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng đưa ra quy trình thi công nhà dân dụng sẽ thiết kế bản vẽ cấu tạo, chi tiết cố thép gia cường cho các cấu kiện dầm, sàn, cột, móng của căn nhà,… và toàn bộ các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thi công, nhằm đảm bảo khả năng chịu lực của ngôi nhà.
Có một sự thật rằng, kết cấu ngôi nhà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, độ bền của câu trình. Bên cạnh đó, bạn cần biết chắc tải trọng và chiều cao tầng để bố trí sắt thép hoặc dầm cho đủ độ an toàn (khi chạy nhảy sàn nhà sẽ không bị rung). Do vậy bản vẽ thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thẩm mỹ ngoại thất cũng như công năng và kết cấu của ngôi nhà.
Trong bài viết này, cùng Kiến Phú Mỹ đi khảo sát quá trình đổ bê tông móng và mái ngôi nhà biệt thự 2 tầng tại Lý Nhân – Hà Nam dưới đây nhé!
3D ngoại thất công trình biệt thự 2 tầng đẹp
xem thông tin chi tiết tại đây….
Biệt thự 2 tầng kiểu tân cổ Châu Âu hơi hướng hiện đại không quá cầu kỳ hay hoa mĩ trong đường nét kiến trúc, không quá nhồi nhét những chi tiết hoa văn hay phù điêu ở mặt tiền nên ngôi nhà mang đến cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu cho người nhìn. Vẻ đẹp của nó đến từ sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố. Trong đó nổi bật là việc sử dụng có chọn lọc các chi tiết cột khỏe, giảm lược tối đa các hoa văn không cần thiết, sử dụng đan xem khéo léo các rãnh xẻ, đường gờ thanh mảnh ở các phần tường ngoại thất, hệ cột trụ vuông kiên cố, cột tròn trơn láng, đơn giản.
I. Giám sát đổ bê tông móng
Kỹ thuật đổ bê tông móng và cột nhà phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy phạm, rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất, rác có trong cát làm kết cấu bê tông được tốt hơn. Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy định tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Kết cấu mối công trình một khác, nếu coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu.
Móng cột thường ở dưới các hố độc lập có nguy cơ dễ phạm phải là móng hay bị rỗ ở sát chân bậc thang của móng. Nên đắp một ít bê tông dẻo vào cạnh của cốp pha để nước xi măng không chảy mất và không đổ bê tông ở mặt của bậc thang dưới ngay từ đầu vì khi đổ bậc trên, bê tông sẽ chảy xuống bậc dưới. Sau khi đổ xong cần sửa sang lại các bậc, dùng bàn xoa gỗ đập và xoa phẳng mặt bê tông.
Sắt thép sàn được phân bổ 2 lớp, lớp dưới chịu momen âm, lớp trên chịu momen dương. Đối với việc đan sắt lớp dưới, sắt chịu lực được bố trí theo phương cạnh ngắn. Sắt phân bố được bố trí vuông góc với sắt chịu lực dọc theo phương còn lại.
Sắt lớp trên hay còn gọi là sắt mũ chịu momen âm cắt tại 1/4 cạnh ngắn. Cấu tạo được đặt vuông góc sắt mũ và nằm dưới sắt mũ. Lớp sắt dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê, tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn. Ở giữa 2 lớp sắt được phân cách với nhau bằng “chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.
Cách đan sắt móng nhà trên thường áp dụng với những công trình nhỏ, nhà ở hay công trình eo hẹp về kinh tế. Vì vậy phải cắt sắt khiến cho việc thi công gặp khó khăn và khó triển khi thi công. Thông thường, người ta sẽ bố trí 2 lớp sắt thép sàn chạy song song, dễ thi công, không phải cắt nhiều lần, dễ kiểm soát khối lượng và thi công.
Đổ bê tông móng băng:
– Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành.
– Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công.
– Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy và nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra.
– Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau.
– Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí.
Móng phải thật chắc chắn thì công trình xây dựng mới an toàn và chất lượng. Vì vậy, đây là khâu đặc biệt quan trọng.
Đầu tiên, đặt lưới thép móng vào đúng vị trí theo quy định. Bạn cần phải đặt lưới thép đúng phương theo bản vẽ cốt thép móng quy định để không làm giảm tính an toàn của công trình.
Khi bê tông đã được chuyển đến, tại vị trí móng sẽ đổ hoặc bơm bê tông vào. Bê tông sau khi đổ cần phải đảm bảo có mặt phẳng nhẵn và tạo được đổ dốc cho bê tông. Kỹ thuật đổ bê tông móng là xa trước gần sau và sử dụng gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra.
Trong lúc thi công cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Đầm dùi thật kỹ và trộn đều các thành phần để bê tông được phân bố đều hết trong toàn bộ kết cấu.
– Không đứng trực tiếp lên thành cốp pha để tránh tình trạng sai lệch vị trí cốt pha hoặc cốt thép.
– Không để hố móng ngập trong nước tránh làm giảm chất lượng của xi măng khối bê tông sẽ bị suy giảm.
II. Giám sát sắt thép mái
Kết cấu sắt thép sàn 2 lớp đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng các công trình. Nó quyết định đến khả năng chịu lực trực tiếp của công trình, do đó mà ảnh hưởng chính đến tính ổn định chung của cả công trình. Hệ thống sàn thông thường được chúng ta làm bằng bê tông, bê tông thì có tính chịu nén tốt nhưng lại chịu kéo rất kém. Bởi vậy, sắt thép sàn hai lớp được đặt nằm trong lớp bê tông củng cố độ cứng của sàn sẽ giúp sàn tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập gây nguy hiểm cho người sử dụng công trình.
Cách bố trí sắt thép sàn 2 lớp
Giống với câu tạo của sàn sắt thép 2 lớp. Với kinh nghiệm nhiều năm của KPM thì thép sàn được bố trí 2 lớp đó là lớp dưới chịu mô men âm và lớp trên chịu mô men dương.
Đối với lớp thép bên dưới, thép chịu lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố sắp xếp sao cho vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài.
Thép dưới sau khi buộc xong thì thực hiện kê con kê và setup một lớp bê tông để bảo vệ cho sàn. Cần chú ý đó là giữa 2 lớp sàn được phân cách nhau bằng “ chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo như dự tính.
Chọn loại thép cho bản vẽ
Để tiết kiệm chi phí và để công trình có độ bền dài hạn thì khâu chọn thép không thể thiếu vì chất lượng của từng thanh thép, lớp thép ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nền nhà.
Trong trường hợp bạn là người có điều kiện thì nên đầu tư những loại sắt thép tốt nhất, nhưng ngược lại thì chúng ta có thể xem xét lại và đưa ra một mức chuẩn về sắt thép cho phù hợp.
Lên kế hoạch bố trí kết cấu phù hợp
Tùy thuộc vào địa hình, nơi xây dựng công trình mà chúng ta có một kết cấu bố trí sắt thép sao cho phù hợp. Hai kiểu bố trí thường thấy đó chính là kiểu 1 phương hoặc 2 phương. Để chọn được phương án phù hợp thì cũng phải cần đến những chuyên gia dày dặn.
Tiến hành bố trí sắt thép sàn 2 lớp
Cần tiến hành theo đúng tiến độ và tiêu chuẩn đã đề ra trong bản thiết kế mới có thể đảm bảo chất lượng công trình đạt ở mức cao nhất.
Kiểm soát chất lượng công trình
Mọi công trình muốn có kết quả như mong đợi phải đều gắt gao từ các bước đầu trước khi thực cho đến trong quá trình thực hiện. Chính vì thế kiểm soát không thể thiếu trong thực thi công trình, việc kiểm soát từ chất lượng thép, quá trình thực hiện của công nhân phải được tiến hành xuyên suốt.
III. Quá trình thi công phần thô biệt thự đẹp
Trong giai đoạn trát tường, láng sàn cần chú ý trộn vữa (hồ) theo đúng tỷ lệ trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Sau khi trát xong phải kiểm tra độ phẳng và chất lượng của vữa trát trước khi bắt đầu các công tác khác với tường. Thông thường đối với công trình nhà dân dụng thì mác 5 (tra cứu theo bảng mác vữa sẽ biết được tỉ lệ xi măng, cát như thế nào), đối với những công trình nhà cao tầng thì dùng mác 75. Đối với tường, trần, sàn nhà tiếp xúc với không khí ẩm calo thì phải trộn thêm hỗn hợp chống thấm cho vữa. Với công việc láng sàn cần dùng vữa và xi măng cán phẳng trước khi ốp lát gạch.
Nên dành đủ thời gian cho bề mặt tường mới xây khô hoàn toàn, còn nếu tường quá khô thì dùng nước sạch để làm ẩm.
– Tạo độ phẳng cho bề mặt tường với đá mài, loại bỏ tạp chất sẽ ảnh hưởng tới độ bám dính của sơn bả.
– Ráp lại bề mặt tường bằng giấy nhám, sử dụng khăn sạch hoặc máy nén khí làm sạch bụi bẩn bám trên tường.
– Kiểm tra chất lượng vữa đã đảm bảo chưa trước khi trát. Khi trát phải láng mịn, không để xuất hiện những vết nứt nhỏ.
– Khi nền láng chưa khô hẳn (vừa se) thì nên láng sàn ngay.
– Trường hợp nền láng là bê tông quá khô thì nên băm mặt bê tông, sau đó chải và rửa sạch trước khi láng.
– Mặt láng phải bằng phẳng, láng mịn.
– Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ, cần thực hiện lắp đặt đúng theo chỉ dẫn trong bản vẽ kỹ thuật cũng như hướng dẫn từ nhà sản xuất.
– Hệ thống điện, cấp thoát nước nên được thiết kế âm tường, kiểm tra kỹ các mối nối trước khi lắp đặt.
– Cần chú trọng độ an toàn và bền vững của hệ thống.
– Chọn các sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.
– Không nên bố trí quá nhiều ổ cắm điện vì sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của căn phòng.
Trên đây là một số hình ảnh thực tế về kĩ thuật đan sắt đổ mái và móng biệt thự 2 tầng bởi KTS Kiến Phú Mỹ. Mọi thao tác được đội ngũ nhân công KPM thực hiện đảm bảo tuân thủ tuyệt đối bản vẽ kiến trúc và có sự giám sát của kỹ sư trưởng trực tiếp chỉ đạo tại công trường. Vì vậy đảm bảo được tính bền vững của kết cấu nhà, tính thẩm mỹ và tiến độ thực hiện.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ