Nhật ký thi công hoàn thiện biệt thự chữ L 2 tầng mái Nhật đẹp
Biệt thự chữ L 2 tầng là loại biệt thự tiết kiệm được diện tích, chi phí nhưng vẫn đảm bảo công năng sử dụng tối đa, phù hợp với nhu cầu cũng như nếp sống truyền thống của người Việt từ xưa đến nay. Biệt thự 2 tầng chữ L vừa đạt được tính thẩm mỹ tuyệt đối vừa phù hợp phong thủy.
3D biệt thự chữ L 2 tầng mái nhật đẹp:
Xem chi tiết hồ sơ tại đây
Thiết kế biệt thự chữ L 2 tầng tân cổ điển khá được yêu chuộng ở Việt Nam khi kiểu nhà này sở hữu nhiều ưu điểm như phù hợp với nhiều hình dạng lô đất, bố trí công năng dễ dàng cũng như đảm bảo sự thông thoáng với tính thẩm mỹ cao. Hôm nay Kiến Phú Mỹ xin giới thiệu tới một mẫu biệt thự 2 tầng chữ L phong cách tân cổ điển đẹp đang được đánh giá cực cao tại Hưng Yên để các gia chủ có thể tham khảo nhé!
Nhật ký quá trình thi công biệt thự 2 tầng đẹp
Giác móng nhà là thuật ngữ chỉ những hành động xác định các góc vuông của ngôi nhà sao cho phù hợp và đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, đảm bảo độ vuông vắn cho móng nhà, góp phần nâng cao chất lượng móng cho công trình xây dựng.
Quy trình thực hiện giác móng nhà bằng kỹ thuật sẽ thực hiện như sau:
+ Thực hiện đo đạc kích thước thông qua mốc chuyền và mốc thứ cấp.
+ Sử dụng các máy chuyền để thực hiện định vị trục chính xác hơn, thông thường khoảng cách tối thiểu giữa các điểm với trục khoảng 5 đến 10m để không bị ảnh hưởng trong quá trình đào đất hoặc tập kết vật liệu.
+ Khi tiến hành đào đất chỉ nên thực hiện giác móng sơ bộ bằng vôi để sau khi đổ bê tông thì bạn mới cần dùng máy để định vị lại cho chắc chắn.
Khi giác móng cần lưu ý
- Kiểm tra kỹ hồ sơ ( có nhiều sai sót do hồ sơ lập không sát thực tế )
- Phải đảm bảo việc đo, xác định kích thước, khoảng cách trên mặt phẳng nằm ngang, vì thường bị đo chếch xuông sẽ dẫn đến sai số
- Các cọc mốc cần đóng chắc và bảo vệ tốt.
- Khi không vạch trực tiếp các đường thẳng lên mặt đất thì căng dây.
- Khi vạch đường tròn hay cung tròn thì dùng sợi dây ( hay thanh gỗ mỏng ) và 2 đinh : một đinh buộc buộc vào đầu dây và đóng ở tâm tròn, một đinh buộc ở đầu dây còn lại với khoảng cách từ đinh đến đinh tâm bằng bán kính đường tròn và vạch.
- Muốn xác định kiểm tra góc vuông ta dùng ê ke hoặc sợi dây thắt nút có ba đoạn dài : đoạn dài là cạnh huyền, 2 đoạn còn lại là cạnh góc vuông ( Áp dụng pitago dành cho 3 đoạn ).
- Muốn kiểm tra hình vuông, chữ nhật , cần đo 2 đường chéo bằng nhau.
- Để làm mốc xác định cao độ, thường xác định một đường cao độ ngang.
Khi tiến hành xác định góc cần thực hiện luôn khâu kiểm tra tỉ mỉ luôn các góc. Sau khi hoàn tất việc xác định trục thì nên kiểm tra tổng thể công trình. Kích thước của 2 trục được xác định ở trong bản vẽ sẽ chính là kích thước 2 đường chéo phải bằng nhau. Như vậy sẽ đảm bảo được chính xác nhất độ vuông vắn của ngôi nhà.
Theo các Kiến Trúc Sư, sắt thép sàn được bố trí 2 lớp. Với thép lớp dưới chịu mô mem âm, thép lớp trên chịu mô mem dương. Đối với việc thiết kế sắt thép lớp dưới, thép chịu lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc với phương còn lại (cạnh dài)
Đối với thép lớp trên, thép mũ chịu mô mem âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn). Thép cấu tạo đặt vuông góc thép mũ & nằm dưới thép mũ.
Thép lớp dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê. Tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn, và ở giữa 2 lớp thép được phân cách với nhau bằng “chân chó” để bảo đảm chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.
Cũng như công tác coffa, cốt thép thì công tác đổ bê tông cũng giữ vai trò quan trọng trong thi công. Quy trình đổ bê tông cho từng loại cấu kiện phải được giám sát chặt chẽ đảm bảo đạt chất lượng đổ bê tông cao nhất. Các dụng cụ để che nắng, để tránh mất nước nhanh, che mưa, đầm bê tông phải luôn dự phòng sẵn. Bê tông phải đảm bảo không bị rỗ, không bị phân tầng khi đầm bê tông.
– Cốt thép, coffa phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông, xét đến tất cả các lực tác dụng (do máy móc phục vụ cho việc đổ bê tông gây ra như đầm dùi, ống bơm…) khi đổ bê tông vào thép và coffa phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép hay gây nở cho coffa làm cho cấu kiện bị biến dạng, sai lệch so với thiết kế đề ra.
– Trước khi đổ phải kiểm tra kỹ lưỡng, kịp thời bịt kín các khe hở giữa coffa với nhau tránh tình trạng bê tông chảy nước bằng giấy bao thấm nước, băng keo…kiểm tra các cục kê đảm bảo lớp bảo vệ bê tông.
– Vệ sinh sạch sẽ phần bên trong và bên ngoài cấu kiện đổ bê tông không để sót vật nào trong ngoài cấu kiện vì khi đổ rồi sẽ không lấy ra được.
– Vạch cốt cao độ, cốt nền của khối đổ theo yêu cầu thiết kế. Chuẩn bị mặt bằng tạo khoảng không thao tác, đường vận chuyển từ nơi trộn đến nơi đổ sao cho thuận lợi nhất, bê tông được vận chuyển tới là đổ liên tục không được gián đoạn nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ cũng như độ liên kết của bê tông với kết cấu thép.
– Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm bê tông, xẻng để xúc, xô để đựng… nếu cao phải chuẩn bị giàn dáo như khi đổ cột… trường hợp đổ vào ban đêm phải chuẩn bị hệ thống chiếu sáng phục vụ cho công tác đổ bê tông.
– Bố trí lực lượng nhân công, giám sát kỹ thuật đủ theo yêu cầu công việc.
Đảm bảo sau khi đổ bề mặt bê tông đúng cao độ thiết kế nhẵn phẳng hoặc tạo độ dốc cho bê tông. Trong quá trình đổ bê tông chú ý phải đầôm dùi thật kỹ để cho bê tông phân bố đều trong kết cấu ( sử dụng đầm dùi máy).
Việc đổ bê tông, hoàn thiện bề mặt bê tông sẽ phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật đưới sự chỉ đạo của bộ phận hướng dẫn.
– Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu xây dựng : cát, đá, xi măng, thép… theo bản vẽ thi công.
– Kiểm tra máy móc thiết bị phục vụ công đoạn thi công như máy đầm bê tông, máy trộn bê tông, máy bơm bê tông, máy mài sàn bê tông, máy xoa nền phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Nên sử dụng máy đầm bàn khi đổ bê tông sàn mỏng hơn 30cm hoặc dầm sàn.
– Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc chạy điện đối với sàn có chiều dày lớn hơn 30cm, các chi tiết bê tông như cột , tường vách.
– Kiểm tra sàn đổ bê tông phải đạt tiêu chuẩn nhẵn, không ngập nước.
Khi đổ bê tông
– Nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật là phải đổ liên tục, không được ngừng tùy tiện giữa chừng, nếu ngừng phải chọn những vị trí chịu lực mô men uốn nhỏ.
– Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.
– Đối với các chi tiết cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì cần đổ liên tục.
– Đổ liên tục từng đoạn 1,5m đối với các chi tiết cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, 40cm, tường có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo.
– Đảm bảo cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý cho cột và tường.
– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.
– Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
Sau khi đổ bê tông
– Kiểm tra chất lượng công trình về mặt hình thức đảm bảo bề mặt bê tông phải được hoàn thiện thỏa mãn yêu cầu về chất lượng, độ phẳng và đồng đều về màu sắc theo quy định của thiết kế.
Sàn bê tông là một ứng dụng đang được áp dụng nhiều trong các công trình xây dựng như nhà dân cư, biệt thự sân vườn, nhà xưởng, khu triển lãm hay các trung tâm thương mại. Cùng với những ưu điểm về độ bền và độ nhẵn bóng chống ẩm ướt và trơn trượt.
Trong xây dựng phần sàn là vô cùng quan trọng vì chúng giúp cho công trình đó chịu được trọng tải đè ép lên nó. Nhưng phải đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Chiều dày của sàn bê tông được coi là tiêu chí để đánh giá được sự bền vững, chắc chắn của một dự án xây dựng.
Để có được một công thức tính toán chính xác nhất đổ sàn bê tông dày bao nhiêu. Chúng ta cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng lên mặt sàn.
Công thức tổng quan áp dụng tính chiều dày sàn nhà cao tầng
h = (D/m)Lng (1)
Trong đó:
h được coi là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng, công nghiệp hay thương mại.
Lng là chiều dài canh ngắn.
D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ giao động trong khoảng 0,8 1,4.
m là loại dầm giao động trong khoảng 30 35.
Công thức này có giá trị số D và m dao động trong khoảng khá lớn nên chưa được tiện lợi cho người sử dụng.
Chiều dày tối thiểu AIC.
Đổ sàn bê tông đang là xu hướng được các gia đình ưa chuộng hiện nay
Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép:
Khi 0,2<a<2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn.
h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in. (2)
Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn.
h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in. (3)
Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ
Yêu cầu kỹ thuật khi thi công đổ bề tông sàn
- Mặt sàn phải đảm bảo có sức chịu lực tốt: phải đủ khô là khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước.
- Hơn nữa toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ.
- Ngoài ra sàn phải đủ độ mịn và độ xốp để tạo ra một mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
- Cần chú ý xem khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại. Lưu ý không nên thêm nước vào. Vì vưa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm.
Sàn bê tông cũng có cấu tạo như dầm. Tuy nhiên sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn nên không cần dùng đến cốt thép khung và đai. Vậy đổ sàn bê tông dày bao nhiêu? Chiều dày sàn nhà ở thường từ 8 đến 10cm.
Mặc dù bê tông sàn không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái nhưng khi đổ sàn bê tông cũng cần phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt. Người thi công phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp. Lưu ý tránh hiện tượng phân tầng của sàn bê tông.
Đổ bê tông như thế nào:
Mặt sàn khi đổ bê tông thường chia thành từng dải với diện tích mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Lưu ý ta phải đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính.
Ta đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì ta lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Xin lưu ý một chút là khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí ở khâu này. Sau đó dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.
Một lưu ý nữa là khối bê tông cần đổ phải ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới. Khi đổ bê tông chúng ta bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Khi thi công tránh để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Và tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành theo hình thức nhanh, liên tục.
Giám sát kỹ thuật sau khi đổ sàn
Với 2 công thức trên thì chắc hẳn các bạn đã tự tính toán và trả lời được câu hỏiđổ sàn bê tông dày bao nhiêu là phù hợp rồi nhỉ. Chúc quý vị và các bạn sẽ có được một ngôi nhà hoàn toàn ưng ý.
Điều đầu tiên mà hầu như chủ đầu tư nào cũng làm trước khi đổ bê tông đó là xem thầy phong thủy. Bước tiếp theo cần tiến hành đó là phải xem dự báo thời tiết. Xem dự báo thời tiết để nắm bắt được tình hình thời tiết ngày hôm đó.
Nếu nắng thì không vấn đề gì nhưng nếu đổ bê tông vào mùa mưa, những cơn mưa kéo dài thì gia đình bạn phải có những công tác chuẩn bị riêng cho ngày thi công hôm đó. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nhiều vấn đề rủi ro trong khi đổ.
Xử lý khi đang đổ bê tông gặp trời mưa
Chúng ta có thể đánh giá lượng mưa, từ đó sẽ đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến bê tông. Ở đây có 2 trường hợp xảy ra đó là:
Lượng mưa nhỏ: Độ ảnh hưởng thấp, có thể tiếp tục thi công bình thường.
Lượng mưa lớn, thời gian mưa lâu thì nên che bạt để che chắn phần bê tông vừa mới thi công và tạm dừng thi công.
Xử lý sau khi tạnh mưa
Sau khi tạm dừng đổ bể tông vì trời mưa mà muốn thi công tiếp thì phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2. Coi điểm ngừng do mưa là mạch ngừng thi công và sẽ phải xử lý mạch ngừng đó.
Mạch ngừng như đã nói ở trên chính là chỗ gián đoạn trong thi công bê tông được bố trí ở những nơi nhất định. Khi tạm dừng thi công thì phải tạo được mạch ngừng phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. Mạch ngừng phải được xử lý thật kĩ để lớp bê tông cũ và mới bám dính vào nhau. Ở trường hợp này chúng ta nên xử lý như sau:
- Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới
- Đánh sờn bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.
- Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng
- Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước.
Hoàn thiện nhà biệt thự vườn chữ L mái Nhật đẹp
Hoa văn phào chỉ và kích thước chuẩn theo bản thiết kế giúp ngôi biệt thự trở nên đẹp, sang trọng, ấn tượng hút mắt người ngắm khi thi công hoàn thiện.
Viền mái được bo lại tạo sự dày dặn và kiên cố cho mái, từ sô liệu kĩ thuật rõ ràng trên bản vẽ thì tỉ lệ mái rất cân đối. Trọng lực mái được trải đều ra từ giữa mái ra đến phần rìa. Do mái dày dặn và sẽ có tải trọng lớn nên rất cần phần nâng đỡ mái phải thực sự kiên cố và chắc chắn.
Vật liệu lựa chọn cho từng phân đoạn đều được KTS tư vấn kỹ lưỡng dựa theo dự trù kinh phí của gia đình để vừa đảm bảo chất lượng công trình bền đẹp, vừa giúp tối ưu chi phí cho gia đình. Những phần không gian quan trọng, tiếp xúc thời tiết khí hậu nhiều và những phần phải đảm bảo kết cấu, công năng…thì phải lựa chọn loại vật liệu nào, những phần nào có thể cắt giảm hơn mức độ vật liệu…đều được tính toán vô cùng kỹ lưỡng.
Hồ sơ thiết kế sau khi được hoàn thiện và đảm bảo đem đến cho chủ đầu tư sự trọn vẹn và tinh tế nhất. Hình ảnh phối cảnh đầy đủ đem đến cho không gian kiến trúc sự mới mẻ và khác biệt vô cùng. Hồ sơ chất lượng được kiểm tra kỹ lưỡng khi giao khách giúp hoàn thiện ngoại thất đẹp đẳng cấp khi thi công hoàn thiện.
Sau khi bàn giao, gia đình anh Khánh đã vô cùng hài lòng, liên tục cảm ơn Kiến Phú Mỹ. Anh cảm thấy thật chính xác khi lựa chọn KPM là đơn vị thiết kế, thi công cho ngôi nhà, tổ ấm của mình.
Trần gỗ với từng chi tiết hoa văn đều được đục đẽo hoàn chỉnh, tỉ lệ cân đối đẹp mắt nâng tầng không gian nội thất ngôi nhà.
Hy vọng những hình ảnh xây nhà phần thô, trát tường và đắp vẽ hoa văn biệt thự chữ L 2 tầng này đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi cho chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các vấn đề liên quan đến xây dựng và hoàn thiện nhà ở.
Công ty KPM với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, không ngừng học hỏi, sáng tạo trong mỗi sản phẩm của mình. Từ đó mang lại sự hài lòng nhất cho mỗi khách hàng. Do đó, nếu muốn tư vấn hoặc thực hiện mẫu nhà chữ L 2 tầng đẹp như trên, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
-Mẫu thiết kế nhà biệt thự 2 tầng mái thái đẹp 1.8 tỷ
– Biệt thự cổ điển Pháp 2 tầng 80m2/sàn thiết kế đơn giản, tinh tế tại Quảng Ninh.
– Mẫu biệt thự 2 tầng cho gia đình có nhiều thế hệ sinh sống tại Bắc Ninh.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ