Cật nhật tiến trình thi công hoàn thiện biệt thự 3 tầng hiện đại tại Đông Anh
Thi công xây dựng nhà ở là lĩnh vực được nhiều đơn vị, cá nhân quan tâm, đặc biệt cho đối tượng khách hàng đang có nhu cầu xây nhà. Bởi yếu tố quyết định chất lượng công trình đến từ nhà thầu, đơn vị xây dựng. Chính vì vậy, lựa chọn đơn vị thi công nhà ở đòi hỏi sự uy tín, chất lượng, kinh nghiệm, giá thành, công trình thực tế đã thực hiện, đánh giá của khách hàng. Tất cả các tiêu chí trên đều được Kiến Phú Mỹ đáp ứng đầy đủ. Đó cũng chính là lý do mà chị Hà – Đông Anh – Hà nội đã lựa chọn chúng tôi làm đơn vị thiết kế và thi công hoàn thiện ngôi biệt thự 3 tầng hiện đại cho gia đình.
Thi công móng băng biệt thự đẹp 3 tầng hiện đại
Khi bước vào quá trình xây dựng một ngôi nhà 3 tầng, việc lựa chọn và thiết kế móng công trình là một trong những bước quan trọng nhất quyết định đến sự an toàn và vững chãi của toàn bộ công trình. Trong số các loại móng, “móng băng” nổi bật lên như một lựa chọn thông minh và phổ biến, đặc biệt phù hợp với cấu trúc của nhà 3 tầng.
Để đảm bảo an toàn và chất lượng cho kết cấu móng băng nhà 3 tầng thì cần tuân thủ đúng quy trình cũng như đảm bảo đúng chuẩn thiết kế về tải trọng, độ sâu móng, vật liệu xây dựng…Tải trọng là yếu tố quan trọng cần quan tâm trước khi quyết định xây dựng móng băng cho nhà 3 tầng. Việc tính toán tải trọng của nhà sẽ giúp đưa ra quyết định chọn loại móng băng phù hợp.
Thông thường móng băng cho nhà 3 tầng có độ lún đều sẽ rộng dưới 1,5m. Công tác thi công cũng khá đơn giản, không yêu cầu quá cao mà lại giúp tiết kiệm chi phí.
Trong quá trình xây dựng móng băng cần chuẩn bị các vật liệu như thép, cát, xi măng, đá, cừ tràm. Tùy theo diện tích mà sẽ đưa ra số liệu cụ thể vừa đủ để tránh thiếu hoặc thừa gây lãng phí cho gia chủ.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý loại thép sử dụng làm móng băng cần phải chọn loại chống gỉ cao nhất. Vì nó nằm trong hệ thống phải chịu lực từ bên ngoài cũng như lực toàn bộ của ngôi nhà tác động xuống. Vậy nên cần đảm bảo đúng số lượng, chất lượng theo bản vẽ để đảm bảo hiệu quả công trình.
Ngoài ra, các tiêu chuẩn về kích thước móng, cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng cũng cần được tuân thủ đúng. Các thông số kỹ thuật về nguyên liệu vật liệu cũng cần đảm bảo độ chính xác cao để giúp quá trình thi công móng băng đạt hiệu quả tối ưu.
Quá trình xây dựng móng cần được sắp xếp theo các bước rõ ràng, đúng thời gian, đúng quy trình. Từ bước chuẩn bị làm mặt bằng, làm cốt thép, cốp pha đến đổ bê tông… đều cần có sự tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng công trình đạt chuẩn, độ bền cao, tránh nứt vỡ hay sai thông số.
Thi công đan sắt thép sàn tầng 2 biệt thự hiện đại đẹp
Thép sàn cùng với bê tông sàn tạo thành khối vững chắc, việc thi công thép sàn giúp cho sàn nhà đảm bảo khả năng chịu lực.
Với khả năng liên kết tốt với bê tông, thép cũng được tạo hình để góp mặt trong “bộ xương” của công trình đó.
Cách lắp dựng thép sàn để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nhanh chóng
Đầu tiên, chúng ta cần biết thép sàn có 2 loại chính đó là: Thép momen âm và thép momen dương. Chúng ta có thể phân biệt 2 loại này như sau:
• Cốt thép chịu momen âm được bố trí phía trên của bản.
• Cốt thép chịu momen dương được bố trí phía dưới của bản.
Đối với những bản sàn (ví dụ sàn dày 100) đường kính lớn nhất của thép trong sàn là 1/10 của bản sàn. Như vậy đối với những loại sàn dày tới 150 thì đường kính lớn nhất cho phép là 15 thì nên sử dụng những cây thép 12 là đạt yêu cầu chống nứt.
Lắp dựng cốt thép cần chọn đúng chủng loại thép và lắp đặt theo đúng như bản vẽ đã có. Các vị trí nối thép cần bố trí theo đúng tiêu chuẩn từ 30D – 45D tùy vào vị trí chịu lực. Thép sau khi lắp dựng cần được bô thép ly một cách chắc chắn nhằm hạn chế việc bị bỏ qua nhiều vị trí không bô thép.
Khi đó sẽ ảnh hướng đến vấn đề chịu lực của toàn bộ kết cấu thi công do thép bị xô khỏi vị trí ban đầu. Lưu ý, chúng ta nên thí nghiệm khả năng chịu kéo của thép có theo đúng tiêu chuẩn hay không trước khi nhập về và gia công lắp đặt.
Sau khi lắp dựng xong cốt pha và cốt thép. Tiếp theo, cần tiến hành lắp đặt ống gen chờ sẵn và hệ thống điện nước âm trong dầm sàn bê tông. Cần chú ý cần lắp hệ thống điện nước âm cố định chắc chắn để tránh xê dịch trong quá trình đổ bê tông.
Thi công sắt mái tầng 2 biệt thự hiện đại đẹp
Bê tông tươi có khả năng chịu lực và chịu nén tốt, nhưng khả năng chịu kéo lại hạn chế. Do đó, khi đổ mái, cần phải thêm lớp sắt thép để tăng khả năng chịu kéo, đảm bảo tính ổn định cho kết cấu.
Trong các công trình dân dụng thấp tầng, thường sử dụng sắt thép 1 lớp. Tuy nhiên, khi cần khả năng chịu lực, chịu nén cao hơn, cần thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp để đảm bảo an toàn.
Kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp làm tăng độ cứng của bê tông, ngăn chặn nứt gãy và sập mái. Đồng thời, cũng tăng độ bền cho công trình, chịu nhiệt và lực ổn định.
Lớp thép trên
Lớp thép trên đóng vai trò chịu lực xoắn âm, được đặt ở vị trí vuông góc và nằm dưới lớp thép mũ. Thép mũ chịu lực xoắn âm, được cắt tại cạnh ngắn 1/4L. Cách bố trí này phù hợp cho các công trình nhỏ và có nguồn kinh phí hạn chế.
Lớp thép dưới
Lớp thép dưới chịu momen dương, là khung thép chịu lực được bố trí theo phương ngang của cạnh ngắn, vuông góc với phương dọc của cạnh dài. Sau khi hoàn thiện lớp thép bên dưới, người ta sử dụng con kê bê tông nhằm tạo ra khoảng cách lý tưởng giữa nền bê tông và lớp thép. Đến lớp thép thứ hai, người ta sử dụng sắt kê mũ (chân chó) để tạo chiều cao giữa 2 lớp thép và lớp thép thứ 2 với bề mặt sàn.
Việc thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp cần sự tư vấn từ các kỹ sư có kinh nghiệm. Vì mỗi công trình sẽ có yêu cầu về khả năng chịu lực, chịu kéo khác nhau.
Hiện nay, có 2 cách phổ biến để bố trí sàn thép:…
Bố trí theo 1 phương: Thông thường, sàn thép được uốn theo 1 phương. Trường hợp đặc biệt là khi thép được bố trí theo 2 phương. Liên kết dầm nhỏ hơn 2 cạnh đối diện.
Bố trí theo 2 phương: Độ uốn của 2 phương gần như nhau tạo nên hình dáng so le. Liên kết dầm lớn hơn 2 cạnh đối diện.
Dù thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp theo 1 phương hoặc 2 phương, việc tuân thủ các nguyên tắc sau là cần thiết:
- Tuân thủ chặt chẽ theo thiết kế đã được phê duyệt, quá trình bố trí thép cần được giám sát bởi kỹ sư có trình độ cao.
- Khoảng cách giữa các thanh thép cần đều nhau trong mỗi lớp để đảm bảo độ cứng và khả năng chịu lực.
- Thép cần được duỗi thẳng, đặt thẳng, không cong vênh.
- Sử dụng dây thép buộc chặt các thanh thép với nhau để tránh sự xô lệch trong quá trình đổ bê tông tươi.
Thi công đan sắt mái tầng 3 biệt thự đẹp
Trong trường hợp xây nhà cấp 4 thông thường, việc đổ mái 1 lớp sắt thép đã đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên, khi công trình yêu cầu khả năng chịu lực, chịu nén cao, buộc phải áp dụng kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp. Ví dụ như:
Công trình có tải trọng lớn: tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, trung tâm thương mại
Công trình xây trên địa hình phức tạp: Nền đất yếu, dễ sụt lún
Công trình có cấu trúc mái phức tạp: mái dốc, mái vòm, mái Thái, mái Nhật, mái châu Âu…
Công trình đặt ra yêu cầu cao về an toàn: biệt thự, chung cư, nhà cao tầng, bệnh viện, trường học
Ngay cả khi xây nhà thấp tầng, nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn nên thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp. Hoặc trong trường hợp quỹ đầu tư hiện tại không cho phép nhưng có kế hoạch xây cao tầng trong tương lai, việc đổ mái chắc chắn sẽ tiết kiệm chi phí sau này.
Việc thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp cần sự tư vấn từ các kỹ sư có kinh nghiệm. Vì mỗi công trình sẽ có yêu cầu về khả năng chịu lực, chịu kéo khác nhau.
việc tuân thủ các nguyên tắc sau là cần thiết:
- Tuân thủ chặt chẽ theo thiết kế đã được phê duyệt, quá trình bố trí thép cần được giám sát bởi kỹ sư có trình độ cao.
- Khoảng cách giữa các thanh thép cần đều nhau trong mỗi lớp để đảm bảo độ cứng và khả năng chịu lực.
- Thép cần được duỗi thẳng, đặt thẳng, không cong vênh.
- Sử dụng dây thép buộc chặt các thanh thép với nhau để tránh sự xô lệch trong quá trình đổ bê tông tươi.
Loại thép chịu lực thường được sử dụng trong kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp bao gồm thép chữ U, chữ I, chữ H, và thép tròn. Việc lựa chọn loại thép phù hợp cho công trình cần dựa trên nhiều yếu tố như tải trọng sàn, nhịp sàn, điều kiện môi trường, khí hậu, khả năng chống ăn mòn và va đập, cũng như khả năng chịu kéo và chịu lực, tính khả thi trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.
Đo, đánh dấu và tính toán chính xác vị trí cần cắt thép
Sử dụng dao cắt điện hoặc máy cắt
Đảm bảo bề mặt cắt thẳng và nhẵn
Cách đan lớp thép dưới: Dựa vào bản vẽ, thực hiện việc đo và cắt thép theo kích thước chuẩn quy định. Đặt thép nằm trực tiếp dưới sàn, các thanh thép song song và cách nhau đều. Sử dụng dây thép để cố định vị trí của các thanh thép.
Cách đan thép lớp trên: Dựa vào bản vẽ, thực hiện việc đo và cắt thép theo kích thước chuẩn quy định. Đặt thép phía trên lớp thép dưới, các thanh thép song song và cách nhau đều. Sử dụng dây thép để cố định vị trí của các thanh thép.
Thực hiện bố trí thép sàn theo yêu cầu từ bản vẽ.
Thép chịu lực:
Đặt thép chịu lực theo chiều ngắn của sàn (chiều dài sàn).
Đặt thép chịu lực theo chiều dài của sàn (chiều rộng sàn).
Kết nối thép chịu lực bằng dây thép. Trải thép phân bố theo hình chéo để đảm bảo đều trên mặt sàn.
Kết nối thép bằng dây thép. Kiểm tra lại vị trí của các thanh thép, khoảng cách và các mối nối. Sau khi kiểm tra hoàn tất, có thể tiến hành đổ bê tông.
Hoàn thiện thi công thô biệt thự hiện đại đẹp
Trong xây dựng ngôi nhà có 2 phần, đó là phần thô và phần hoàn thiện. Theo đánh giá và nhìn nhận của KTS KPM, phần thô đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định sự vững chắc và giá trị thẩm mỹ ngôi nhà. Nếu phần thô không xử lý chuẩn, xây dựng qua loa có thể công trình sẽ được xây thiếu đảm bảo về kỹ thuật về sau có thể gặp sự cố.
Phần thô là phần phức tạp bao gồm nhiều hạng mục, công đoạn với khối lượng công việc. Nếu làm qua loa chắc chắn sẽ gây nên nhiều sự cố khôn lường. Chẳng hạn như đóng các cột với số lượng sắt thép thiếu khiến cho cột có độ chống chịu lực kém; lớp vữa đắp quá dày có thể dễ bị bong ra ngoài,…
Việc chú ý làm bê tông chắc chắn, chính xác rất quan trọng tới chất lượng của ngôi nhà. Nếu như bê tông không đạt chuẩn về kích thước, chất lượng của cấu kiện, việc phải dỡ ra làm lại cực kỳ mất công sức và thời gian.
Phần thô khi thi công vốn đã chiếm nhiều thời gian cho nên có sai sót khắc phục càng kéo dài. Điều này đối với chủ nhà đều là không có lợi nên phải chú ý quản lý tốt công tác làm phần thô này từng hạng mục nhỏ.
Bàn giao hồ sơ kỹ thuật thi công nội thất
Hồ sơ thiết kế nội thất gồm: BẢN VẼ 3D
- Phối cảnh 3D không gian các phòng.
- Thể hiện cụ thể từng chủng loại vật liệu, màu sắc, ánh sáng.
BẢN VẼ 2D gồm:
- Mặt bằng bố trí đồ nội thất chi tiết các tầng
- Mặt đứng chi tiết các diện tường
- Mặt cắt , mặt bằng, chi tiết cầu thang ( nếu có)
- Mặt bằng, mặt cắt , chi tiết các khu vực vệ sinh
- Mặt bằng, mặt cắt các hộp kỹ thuật ( nếu có)
- Mặt bằng chi tiết lát gạch từng phòng, ban công, sân thượng.
- Chi tiết kiến trúc các cửa ( Cửa đi, cửa sổ, vệ sinh).
Hồ sơ kỹ thuật phần thiết bị , vật dụng nội thất
- Mặt bằng định vị đồ nội thất
- Bản vẽ kỹ thuật chi tiết đồ nội thất
- Bản vẽ thống kê đồ nội thất
- Danh mục bản vẽ 2D
Hồ sơ kỹ thuật chi tiết của bản vẽ nội thất
Chi tiết Sàn
- Khai triển chi tiết ốp sàn từng phòng
- Vật liệu sử dụng cho ốp lát : Gạch , đá , gỗ ( công nghiệp hay tự nhiên), thảm sàn.
- Thể hiện chủng loại vật liệu, kích thước, nhà cung cấp.
- Đính kèm hình ảnh mẫu vật liệu thực tế sẽ sử dụng cho từng sàn.
Chi tiết Trần
- Khai triển chi tiết vách trang trí theo bản vẽ 3D
- Mặt cắt chi tiết trần
- Thể hiện chi tiết vật liệu để ốp trần trang trí
- Mặt cắt chi tiết viền trần nếu có
- Chi tiết bố trí đèn thắp sáng, đèn downlight, đèn hắt trần
- Màu sắc đèn sử dụng.
Chi tiết vách
- Khai triển các chi tiết vách trang trí theo bản vẽ thiết kế 3D
- Chỉ định các loại vật liệu dùng để trang trí: ốp gỗ, dán giấy, bọc da, ốp gạch.
- Chi tiết loại vật liếu sử dụng để trang trí : màu sắc, chủng loại, kích thước, xuất xứ, nhà cung cấp.
- Đính kèm mẫu vật liệu thực tế sẽ sử dụng cho từng vách
Phần điện
- Sơ đồ hệ thống điện
- Mặt bằng bố trí điện các tầng.
- Mặt bằng bố trí điện trang trí các vách và cầu thang
- Hệ thống báo cháy, camera ( nếu có yêu cầu)
- Vị trí đèn chiếu sáng, đèn trang trí.
- Vị trí lắp công tắc phù hợp công năng sủ dụng, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Thể hiện chủng loại đèn sẽ sử dụng cho từng khu vực.
Phần nước
- Sơ đồ hệ thống nước
- Mặt bằng cấp thoát nước các tầng
- Chi tiết thoát nước các phòng vệ sinh, sân vườn ( nếu có )
- Vị trí lắp đặt các thiết bị vệ sinh, vòi sen, bồn cầu, lavabo, bồn tắm
Anten, điện thoại, internet
- Hệ thống điện thoại các tầng
- Hệ thống internet các tầng
- Hệ thống lắp đặt máy lạnh , máy hút.
- Hệ thống kỹ thuật khác nếu có.
3D ngoại thất mẫu biệt thự 3 tầng hiện đại đẹp
xem chi tiết đầy đủ hồ sơ tại đây…
Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị uy tín để biệt thự đẹp, hãy liên hệ ngay tới Kiến Phú Mỹ. Với phương châm đề cao chất lượng công trình đi đôi thời gian hoàn thành và độ thẩm mỹ. Chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách hàng sự hài lòng tối đa nhất!
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ