Giám sát thi công biệt thự 2 tầng tân cổ điển đẹp tại Đông Anh
Ngôi nhà luôn là biểu tượng của sự ấm cúng hạnh phúc và sum vầy của các thành viên trong gia đình. Để có được ngôi nhà đẹp có khi phải trải qua quá nửa đời người, và thật may mắn, KPM luôn được tin tưởng là nơi thực hiện hóa ước mơ về ngôi nhà đẹp của các gia chủ. Tuy nhiên, khá nhiều gia chủ băn khoăn không biết thực tế thi công ngôi nhà có đẹp như bản vẽ thiết kế hay không? Vì vậy KPM luôn cập nhật quá trình thi công từng hạng mục cho tới khi hoàn thiện ngôi nhà để quý Khách hàng có thể tham khảo.
Trong bài viết này chúng tôi gửi tới quý vị tiến độ thi công hoàn thiện biệt thự 2 tầng mái nhật tân cổ của gia đình anh Tuấn – Đông Anh – Hà Nội. Mời quý vị theo dõi thông tin ngay phía dưới đây!
Trong quá trình thi công xây dựng, KPM luôn hỗ trợ giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc về mặt kỹ thuật của cả chủ nhà và thợ thi công. Chúng tôi thường xuyên cập nhật hình ảnh ngôi nhà thi công qua điện thoại zalo, giám sát hình ảnh công trình nên gia chủ hoàn toàn yên tâm trong khi xây dựng.
Thi công móng ép cọc biệt thự tân cổ 2 tầng đẹp
Công trình biệt thự 2 tầng gia chủ ông Tuấn – Đông Anh – HN được xây dựng trên đất nền khá yếu, sau khi khảo sát khu đất và trao đổi với gia chủ, KTS KPM tư vấn lựa chọn loại móng ép cọc – loại móng được dùng phổ biến trên nền đất yếu. Móng cọc bao gồm có đài và cọc, có nhiệm vụ chính là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm dưới sau và xung quanh nó.
Thông thường, khoảng các giữa các vị trí tim cọc theo bản vẽ kỹ thuật đối với các công trình nhà dân dụng là từ 3d. (Với d là đường kính hoặc thiết diện cọc ép)
Tuy nhiên, khi thi công các công trình nhà dân dụng có những trường hợp bắt buộc phải xê dịch vị trí tim cọc theo điều kiện thi công thực tế.
khoảng cách từ vị trí tim cọc ép đến mép tường theo bản vẽ kỹ thuật đối với nhà dân dụng là 40cm (đối với phương pháp ép Neo) và 70cm (đối với phương pháp ép Tải Sắt). Tính vuông góc từ tường đến vị trí tim cọc ép.
Tuy nhiên, trong điều kiện thi công thực tế thì có những trường hợp bắt buộc phải xê dịch vị trí này xa hơn. Để tránh vật cản (giẳng móng, đài móng cũ, đá tảng phía dưới lòng đất,…) hoặc để đảm bảo an toàn cho nhà bên cạnh khi thi công cạnh những căn nhà lâu năm xuống cấp.
Lớp bê tông lót là một chi tiết nhỏ nhưng khá quan trọng khi thi công đổ bê tông giằng móng và đài móng.
Lớp bê tông lót quyết định một phần chất lượng của bê tông đài và giằng móng. Giúp bảo vệ lớp bê tông đài và giằng móng và chống mất nước khi đổ bê tông.
Thông thường, lớp bê tông lót có độ dày khoảng 10cm.
Với các công trình nhà dân dụng, nhà phố sau khi ép cọc và đào hố móng chúng ta cần cắt đầu cọc ép bê tông. Đập đầu cọc và chừa thép ngàm vào đài móng.
Vị trí cắt đầu cọc ép là từ 10cm tính từ lớp bê tông lót, hoặc 20cm tính từ mặt đất.
Chiều dài thép cọc ngàm vào đài móng thông thường từ 30d – 40d tính từ vị trí cắt đầu cọc. Với d là đường kính thép. Tuy nhiên, với các công trình nhà dân dụng thì thường để khoảng 40cm – 50cm.
Việc lựa chọn phương pháp ép cọc đúng và phù hợp là rất quan trọng khi thi công móng cọc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc móng nhà có đạt đủ tải trọng yêu cầu và đảm bảo an toàn hay không.
Khi tính toán, thiết kế móng cọc cho công trình thì tính khả thi của phương pháp ép cọc đưa ra và tình hình thi công thực tế là rất quan trọng.
Thi công móng cọc là một trong những giai đoạn quan trọng và cơ bản nhất trong quá trình xây dựng một công trình, đóng vai trò quyết định đến sự ổn định và bền vững của toàn bộ kết cấu. Móng cọc không chỉ giúp truyền tải trọng lực của công trình xuống các tầng đất chịu lực mà còn chống lại các tác động của môi trường, đảm bảo công trình có thể đứng vững trong thời gian dài.
Khi nào thì dừng ép cọc?
Mũi cọc đạt độ sâu thiết kế và lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin
- Nếu chiều sâu đã đạt Lmin mà lực ép chưa đạt Pmin, tăng lực ép đến Pmin thì dừng.
- Nếu lực ép đã đạt Pmin mà chưa đạt chiều sâu Lmin, tăng lực ép đến khi đạt Lmin thì dừng.
- Nếu lực ép đã tăng đến Pmax mà chưa đạt chiều sâu Lmin. Buộc phải dừng và hỏi ý kiến công ty tư vấn thiết kế.
Cọc nghiêng lớn hơn 1%, khi ép cọc gặp dị vật bất thường, cọc bị vỡ,… cần nhổ cọc lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới.
Khi lực ép đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tăng vượt (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.
Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế: chiều sâu xuyên lớn hơn 3 lần được kính hoặc cạnh cọc, tốc độ xuyên không quá 1cm/sec.
Những lưu ý khi thi công cọc bê tông
Chọn cọc bê tông phải đảm bảo đúng kích thước và đạt cường độ theo bản thiết kế.
Đánh dấu chuẩn xác vị trí đóng cọc đã được tính toán trên bản thiết kế.
Cần kiểm tra máy móc, thiết bị thi công xem có lỗi hay bị hỏng không.
Kiểm tra các mối hàn, chiều dài và chiều cao xem đã đạt chuẩn chưa.
Đập đầu cọc cần đảm bảo 20cm trong bê tông lót, 10cm để đặt lồng thép và 40cm của thép.
Khi đóng cọc 4×6, 5×5, 6×4 cần theo dõi để tránh lệch tâm của cọc khi đã xác định được vị trí.
Khí đóng cọc thứ 3, tải mới lên cần chú ý việc đạt được tải. Có chỗ đóng tầm 13m đã vượt quá tải dẫn đến việc bị nhổ neo, ảnh hưởng đến tải thứ 2.
Cần theo dõi khi thi công để tránh quên mất tải trọng của cọc
3D ngoại thất công trình biệt thự 2 tầng tân cổ điển sang trọng
xem chi tiết đầy đủ hồ sơ tại đây…
Việc thi công móng cọc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân thủ quy trình và kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. KPM luôn đảm bảo thiết kế bản vẽ hồ sơ kỹ thuật đạt chuẩn ISO Bộ Xây Dựng, thi công trọn gói công trình hoặc hỗ trợ giám sát thi công những hạng mục quan trọng đảm bảo chất lượng công trình giúp gia chủ có công trình mãi bền đẹp với thời gian.
Mọi Thông Tin Tư Vấn - Hợp Tác Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ:
CTCP KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG KIẾN PHÚ MỸ
Văn Phòng: Lô 11 DV 09 Tây Nam Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Điện thoại/ zalo: 098 1111 838
Email: kienphumy@gmail.com
Website: https://kienphumy.vn/
Fanpage: Facebook.com/kienphumy.vn
Youtube: Kiến Trúc & Xây Dựng Kiến Phú Mỹ